Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Đạo quán đỉnh

Đạo quán đỉnh có bốn loại: Bình quán, Mật quán, Huệ quán và Đệ tứ quán.

Mục 1 – Bình quán

Người muốn thực hiện Đạo quán đỉnh, trước hết phải tu thân đàn thành: “Người tu thân đàn thành, trước hết phải viên tu Tịnh lự chi: Quán chữ chủng tử giữa tâm mình phóng quang, nghênh thỉnh Kim Cương hắc-lỗ-ca (Phẫn Nộ tôn) đến chỗ hư không trước mặt, không khác biệt với tướng của Thượng sư, hiến các loại cúng dường ngoại, nội, Mật (chi tiết về Mật cúng xem Hoài pháp ở Chương 13), Thực tướng (chi tiết về Thực tướng cúng xem Hoài pháp ở Chương 13) cho vị ấy, rồi kính lễ nhiệt tình, rồi hòa nhập vào thân mình, như đốt đèn phá màn đen tối, thân đàn thành đã thành lập rõ ràng, cái Sở y (chỗ dựa) cũng đã hình thành rõ ràng”. (61-200)

Sau khi quán tưởng như thế xong, tiếp đến tu Thủ hộ luân: “Quán đỉnh môn của mình có các loại chùy Kim Cương, nền móng Túc Kim Cương, tường vây Lặc Cốt Kim Cương, màn chướng Kim Cương bằng da, và hoa, lông, tên, lưới, móng tay bốc cháy như lửa, ở trong cung Việt Lượng, gió dưới chân của thân sở y, lửa chỗ Tam xoa, nước trong bụng, đất giữa tâm, cột sống núi Tu Di, thân đàn thành các bên bốn phương bốn cõi, tâm tứ mạch tứ môn, tám chi tiết làm tám trụ, mắt ngũ sắc, mũi gạch ngói bảo thạch, răng nửa anh lạc, môi lưỡi tác dụng dục lạc, tai phường bài, đàn thành sở y đã rõ ràng trong sáng hiển hiện”. (61-200)

Tu đạo như thế, có thể đắc ba loại thể tính kiến:

“Ba thể tính kiến có được từ thực tu đạo là: Hiện loại thể tính kiến, Không loại thể tính kiến, Song vận thể tính kiến…Hành pháp thực tu bản thân nó là: thân đàn thành Năng y và Sở y quang minh mà lập, lần lượt đắc đàn thành dung nhan Bản tôn của cung điện Ý Kim Cương ở giữa tâm, hoặc quán thấy mắt trí tuệ thứ ba màu đỏ từ từ chuyển động, chuyên chú quan sát trên nó, lúc rõ lúc mờ, cả hai đều đoạn hết, sau đó tu như đã thuật ở trên. Khi từ chuyên nhất giác minh nhiếp ý ở chỗ trí nhãn, chuyển khiển Vô minh bằng trí nhãn, khi trì bằng giác minh rõ ràng, là “hữu pháp mà tướng Vô minh điên đảo”. Vào lúc đó, hai loại phân biệt đều không nhập, không chỉ huệ nhãn quang minh, mà cả Bản tôn và đàn thành nữa. Cái Luân Niết già khiển của nó tất cả đều phân biệt, gọi là “Tính tướng lìa Biến kế chấp ý”, cái đó không phải là pháp tính bất sinh như kiểu trạch định ly nhất, cũng không phải pháp tính Tự tính thanh tịnh của Bản tịnh, mà là “pháp tính thức minh thăng hiện trong giác thụ vô phân biệt của Du già sĩ”. Đó là tướng Vô minh và hai loại phân biệt Biến kế chấp ý phá hủy bằng già khiển, từ đoạn trị môn mà an lập hữu pháp và pháp tính. Lại nữa, cái gọi là “Chấp trì giác minh hữu pháp, sinh pháp tính vô phân biệt” cũng an lập từ cửa Năng lập và Sở lập. Lại nữa, duy chỉ sinh vô phân biệt bằng chấp trì minh giác, duy chỉ sinh vô phân biệt hiện tiền là minh giác, gọi là “Thể tính là một”. Cho đến cái gọi là “dĩ kỳ dụng tương dị”, từ chấp minh giác môn mà lập hữu pháp, nếu vào lúc đó, dùng các phân biệt khác tầm tư mà đạt Không, là do sinh cửa vô phân biệt mà lập pháp tính. Do (Hiện loại thể tính kiến) nó dễ dàng có thể trì được, lần lượt sinh đàn thành Bản tôn Năng y và Sở y trong ngoài đến vô dư, hoặc tập nhiếp trong tất cả thực hữu hiện ra của tình khí thế gian, người có thể hoàn toàn sinh khởi trí tuệ Kiến địa đã thuật tại phần trước, gọi là “Hiện loại thể tính kiến”. Về Không loại thể tính kiến: Trên tất cả mọi đối cảnh như ở mắt…tất thảy đều không mê, chỉ có sự giác thụ của Không là sáng láng chiếu rọi, đó gọi là chấp trì pháp tính bằng giác minh Không loại, đều giống với phần trước. Song vận thể tính kiến: khi Tâm trụ ở nhãn…, cảnh tu cũng không sinh, giác thụ Không cũng không đến, khi giác thụ có khói, dương diệm, Như Lai bay lên trước mắt, gọi là “Song vận”, để nó không hình thành ở ngoại cảnh, cũng không thể hình thành ở dục tưởng, cho nên không thực. Thế nhưng cái tướng cảm giác bay lên của nó cũng không phải là hư, cho nên gọi là phi thực phi hư. Đối cảnh song vận với cái mà nó duyên vào, người hiểu rõ cái sở duyên của nó, gọi là “Song vận thể tính”…” (61-204~206)

Hiện loại thể tính kiến như thế là cho rằng khi Tâm giác tri tu quán, tâm không có vọng tưởng tạp niệm, trụ ở trong cảnh giới giác minh, cái tâm thể chấp trì minh giác này có thể sinh ra cảnh minh giác, lại không sinh khởi sự phân biệt đối với chư pháp, Tâm giác tri lúc đó và cảnh minh giác là một, thể tính không hai, cho nên gọi là chứng được Hiện loại thể tính kiến, như thế gọi là đã phát khởi “Kiến địa”. Theo đạo của Mật tông, người phát khởi “Kiến địa” tức đã là “Bồ Tát ở Sơ địa”. Thế nhưng, Bồ Tát như thế kỳ thực lại hoàn toàn không biết Kiến địa là cái gì? Cái Kiến địa ở Sơ địa ở đây là chỉ trí tuệ Chủng trí Thức thứ tám Như Lai Tạng. Trí tuệ này phải từ việc chứng đắc Thức thứ tám ở Thất trụ vị để có được Tổng tướng trí, sau đó huân tu các kinh hệ Bát Nhã mà sinh khởi Biệt tướng trí, hoặc theo bậc Chân thiện tri thức để huân tu Biệt tướng trí của Bát Nhã. Sau khi viên thành Bát Nhã trí ở Hiền vị, lại theo Thiện tri thức tiến tu Nhất thiết Chủng trí – tức là Bát thức Tâm vương pháp, bảy loại Đệ nhất nghĩa, bảy Chủng tính Tự tính, Ngũ pháp, Tam tự tính, hai loại pháp Vô ngã được nói trong kinh Lăng Già. Sau khi tu đầy đủ những pháp này, thì chứng đắc Kiến địa ở Thông đạt vị. Nay xem trí tuệ mà “Hiện loại thể tính kiến” của Mật tông chứng được, hoàn toàn không biết không hiểu gì về tính Thức thứ tám, hoàn toàn chưa từng xúc chứng thể Thức thứ tám, thế mà nói từ “Hiện loại thể tính kiến” này có thể chứng được Kiến địa, tuyệt đối không có chuyện đó!

Lại nữa, cái mà Không loại thể tính kiến nói đến chỉ là Tâm ý thức giác tri không mê trước cảnh, chỉ là trụ ở trong giác thụ “Không” của Tâm giác tri, duy trì cảnh giới Không Minh sáng láng độc chiếu của nó, sự “tu chứng” thực tế của anh ta vẫn chưa từng xúc chứng Tâm Thức thứ tám – Không tính, vẫn không thể nói rằng anh ta đã có đủ công đức Kiến đạo của Đại thừa. Hơn nữa vẫn chưa từng đoạn trừ được cái Ngã kiến (cho rằng) “Tâm giác tri thường trụ bất hoại”, cũng tức là chưa đắc công đức Kiến đạo của pháp Thanh Văn.

Còn cái “phi thực phi hư” mà “Song vận thể tính kiến” nói đến vẫn chỉ là hiểu sai về Phật pháp. Tâm giác tri vẫn luôn luôn là Tâm ý thức, mà Tâm ý thức vốn dĩ là pháp hư vọng. Trong các kinh Tứ A Hàm, Phật nói Tâm này là “thường bất hoại Ngã” của thường kiến ngoại đạo, còn các kinh hệ Bát Nhã thì nói nó là pháp hư vọng hữu tướng, trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân thì Phật nói nó là “Tâm y tha khởi tính”, vẫn chỉ là pháp hư vọng. Thế mà Mật tông lại gọi cái thể của Tâm ý thức không có hình sắc này là Tâm Không tính, song vận bằng Tâm ý thức này trong cảnh giới minh giác, gọi đó là chứng được Song vận thể tính kiến, nói như thế là đã giành được quả chứng từ Sơ địa cho đến Lục địa, đồng thời đã đạt được quả báo Hóa thân từ Sơ địa đến Lục địa (chi tiết xem 61-523~535), kỳ thực không đúng, không khớp với Phật pháp. Làm gì có người nào chưa chứng được Tổng tướng trí Bát Nhã của tính Thức thứ tám ở Thất trụ vị mà lại có thể chứng được trí tuệ từ Sơ địa cho đến Lục địa ở cảnh giới cao hơn? Tuyệt không có cái lý ấy! Cho nên, ở đây nói Đạo quán đỉnh có thể đạt được công đức tu chứng Phật pháp, thực tế là những lời nói suông.

Mật tông còn nói từ Hiện loại thể tính kiến, Không loại thể tính kiến, Song vận thể tính kiến mà Đạo quán đỉnh đạt được này có thể khiến cho hành giả Mật tông chứng được Luân Niết vô biệt kiến ở Lục địa, đó cũng là hư vọng tưởng: “Tông thú (của Đạo quán đỉnh): là Luân Niết vô biệt kiến ở Lục địa Bình quán trong đạo xuất thế gian: Tam thiên thế giới của nó nạp một hạt cải mà không có lớn nhỏ, có thể xuyên tường thấu vách mà không chướng ngại, khiến dòng sông chảy ngược, định chấp nhật nguyệt, có thể một biến thành nhiều, cũng có thể biến nhiều thành một vân vân” (61-207)

Điều này không đúng sự thật, vì những người đã từng thụ Đạo quán đỉnh như các thày Mật tông nhiều như lông bò, nhưng vẫn không có người nào có thể thực hiện các loại thần biến như đoạn văn này nói, cho nên những gì họ nói đều hư vọng không thật. Nếu chỉ là người có thể thực hiện thần biến như thế trong Tâm giác tri thì chỉ là sự tưởng tươngh, không có thực chất, thuần là Nội tướng phần mà thôi, cũng hoàn toàn vô ích trong tu chứng ở Phật đạo, tu nó có tác dụng gì? Lại nữa, cái gọi là Luân hồi và Niết Bàn vô nhị, là chỉ cảnh giới mà Thức thứ tám Như Lai Tạng trụ vào, không phải là chỗ trụ của Tâm giác tri. Ở đây là nói Tâm Thức thứ tám từ vô thủy kiếp đến nay chưa từng có diệt, cho nên cũng chưa từng có sinh, vì không sinh không diệt cho nên mới nói Luân hồi và Niết Bàn bất nhị (không phải là hai).

Lại nữa, Tâm Thức thứ tám từ vô thủy kiếp đến nay không từng tương ứng và khởi tham chán đối với vạn pháp ở Lục trần trong Tam giới, cho nên không có luân hồi mà nói, cũng không có sinh tử để nói, cho nên mới gọi là Luân Niết bất nhị. Phản quan Tâm giác tri (Ý thức) thì thấy đêm đêm đoạn diệt, không thể đi từ đời trước đến đời sau, chỉ tồn tại có một đời. Nó cũng mãi mãi không thể nào đi được sang đến đời sau, cho nên mới nói Tâm giác tri có sinh – vì duyên bám vào Sắc thân của đời này mà do Như Lai Tạng sinh ra; cho nên mới nói Tâm giác tri có tử – Sắc thân hoại rồi thì nó cũng bị hoại diệt theo, cho nên mới nói Tâm giác tri có sinh có tử. Tâm giác tri có sinh có tử như thế, thì sao có thể nói nó là Tâm luân hồi và Niết Bàn bất nhị được? Tuyệt không có cái lý ấy! Cho nên, chỉ có Tâm Thức thứ tám mới có thể là Tâm Luân Niết bất nhị được. Các thày Mật tông từ xưa đến nay đều không biết cũng không chứng được Tâm Thức thứ tám, mà lại nói Tâm giác tri tu hành pháp Đạo quán như thế, có thể chứng được Kiến địa và quả Hóa thân ở Sơ địa, thì ai có thể tin được? Chỉ có người ngu si vô trí mới tin họ mà thôi.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0