Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4: Rượu và tinh dịch là cam lộ của hành giả Mật tông

Đệ tử Phật khi làm Tam quy, thường thụ Ngũ giới để cấm tửu, coi rượu là thứ làm loạn tính. Cũng chính vì rượu này sẽ gây chướng ngại việc tu chứng Tứ thiền Bát định, cho nên tất cả các đệ tử Phật có trí tuệ đều cấm tửu không uống. Thế nhưng, đối với hành giả Mật tông mà nói, vì có tri kiến và hành môn sai lầm, cho nên các hành giả Mật tông lại không cấm tửu, thậm chí còn coi rượu là cam lộ của hành giả Mật tông. Có ông thầy nói rắng: “Hoặc hỏi rằng: ‘Rượu đã không được uống, thì sao lại dùng Hát ba la (đồ cúng rượu làm bằng xương người) đựng rượu để cúng thế?’ Đáp rằng: ‘Rượu đựng trong Hát ba la, người Du già (chỉ người tu học Song thân pháp Vô thượng Yoga trong Mật tông) coi nó là cam lộ, chứ không coi nó là rượu. Đây là đạo Du già, tất cả những người tu Du già đều phải coi tất cả mọi hữu tình là Phật, coi tất cả mọi đồ dùng là cung điện của Phật, coi tất cả mọi đồ uống là cam lộ, nhất tâm không nghi ngờ, phải coi đó là chân thực, thì mới có thể thành tựu pháp tu Du già này (Mật tông coi pháp tu dâm hành song thân là Du già hành, để so sánh với Du già của Hiển giáo. Đồng thời coi Lạc Không bất nhị của Song thân pháp thắng diệu hơn pháp của Hiển giáo, cho nên gọi là Vô thượng Du già)” (62-71).

Lại nói rằng: “Rượu là nịch (niệu-nước tiểu) của ma nữ, trước đây đã từng giảng rồi. Nhưng rượu đựng trong Lô khí thì không phải như thế, vì nó đã được pháp sư gia trì, để trở thành cam lộ vô thượng, không thể nhìn nhận nó là rượu nữa” (62-290-8).

Thế nhưng, cho dù thượng sư Mật tông gia trì thế nào, dù pháp lực của thượng sư Mật tông gia trì có cao cường thế nào, thì rượu sau khi gia trì vẫn có thể khiến người ta uống say. Sau khi uống vẫn sẽ sinh ra ảnh hưởng tiêu cực đối với định cảnh và chứng lượng của hành giả. Cho nên, Phật luôn đề ra giới luật cấm tửu để chúng đệ tử không ai được uống. Duy trừ một số ít đệ tử trong tình huống đặc biệt, nhờ Phật nhãn quan sát mà đặc biệt cho phép. Lại nữa, đồ rượu đó có thể trợ hứng tình dục, cho nên để phòng tránh loạn tính sau khi uống rượu – tà dâm, nên bắt buộc phải cấm đệ tử Phật uống rượu.

Thế nhưng, hành giả Mật tông vì phải tu Song thân pháp nam nữ hợp tu, cho nên người nam thường luôn mượn rượu trợ hứng, để tăng cường năng lực tình dục, vì thế mới viện cớ sau khi gia trì nó đã thành cam lộ để hợp lý hóa, thần thánh hóa việc uống rượu. Song, những người như Pháp vương, Lạt Ma… của Mật tông nhất định sẽ không chịu chấp nhận lời nói của tôi, mà vẫn sẽ tiếp tục tin theo, phụng hành tà kiến “rượu sau khi được gia trì sẽ thành cam lộ vô thượng”. Vì sao vậy? Vì các thày Mật tông nếu chấp nhận lời tôi nói, thì hành môn và lý luận về pháp tu song thân của họ sẽ hoàn toàn theo đó mà tan vỡ. Việc này có quan hệ rất lớn, nhất định sẽ không có ai dám mạo phạm đến cái đại sai lầm của Mật tông đâu.

Lại nữa, thượng sư và Minh Phi tiến vào đàn quán đỉnh, chất bài tiết sau khi hành dâm theo pháp Mật quán vô thượng cũng là một loại cam lộ vô thượng mà thượng sư Mật tông ban cho đệ tử khi làm Mật quán. Hành giả Mật tông đều tin rằng sau khi uống nó có thể gia trì cho chứng lượng của họ. Khi quán đỉnh, lấy chất tiết dịch hoặc chất xuất ra sau cơn cực khoái tình dục trong hạ thể của thượng sư làm cam lộ dùng trong Mật quán, gọi là vật Tam muội da: “Kim Cương A xà lê phóng duyên (Minh điểm – Tinh dịch) có bốn loại: Thứ nhất là Mật quán đỉnh, (lấy nó) làm vật Tam muội da (ban cho đệ tử để làm vật trợ duyên tăng trưởng chứng lượng Tam muội da cho đệ tử); Thứ hai, làm (chất trộn khi chế tác) cam lộ hoàn; Thứ ba là để lợi tha: Sinh Bồ Tát tử (dựa vào xuất tinh để khiến người nữ thụ tinh sinh con); Thứ tư, ngăn trừ nạn lúc sinh ra. Thầy (Nặc Na) nói rằng: quán như Bồ Ba (chùy) mà giết nó (Chú thích gốc: Hiện tử tướng của mình và trừ Minh điểm trú bệnh, cho nên không cần A Xà Lê)” (34-558). Những lời nói còn lại của Tông Khách Ba, xin xem chi tiết ở Mục 4, Tiết 3, Chương 8, ở đây không nói trước nữa.

Lại nữa, người nam tu Song thân pháp, nếu như anh ta sử dụng thuốc bế tinh quá nhiều, hoặc vì pháp tu không đúng dẫn đến tinh dịch không xuất ra được (đó là vì hệ thống thần kinh của bộ phận sinh dục do có hành vi tình dục không đúng cách mà sinh ra bệnh biến, dẫn đến không thể xuất tinh), sinh bệnh hoặc gây đau đớn, thì cũng có thể dùng pháp phương tiện để khiến anh ta xuất tinh, sau đó coi nó là cam lộ mà tự uống. Ví dụ: “Minh điểm không thể chiết được, lại tắc ở trong mạch Kim Cương chùy (dương vật), nước tiểu cũng ngừng bế, sinh ra bệnh sốt…thì tại chỗ chùy (dương vật) sát gần Mật xứ, dùng tay lau vuốt (sau đó bắn tinh vào trong tử cung Minh Phi), (quán tưởng) Bản tôn hành cúng dường trong liên cung (tử cung) của Phật Mẫu (Minh Phi). Hoặc giả Minh điểm bám dính trong thân mạch, bắn ra như nước, thì phải thực hành ngay quyền pháp đề tán, dùng tay xoa vuốt, như khi lấy sữa để khử tắc bể nước. (sau đó) ăn Minh điểm chưa rớt xuống đất của mình (hứng lấy tinh dịch của mình phóng ra, không được cho nó rơi xuống đấy, coi nó là cam lộ mà uống vào), niệm A Mễ Đả (niệm chú Cam lộ), (quán tưởng) mình tự cúng Bản tôn” (34-559~560).

Do Mật tông dựa vào tà kiến này, cho rằng Minh điểm tinh dịch là mầm nhân tương lai sẽ thành Phật, nên gọi là cam lộ vô thượng. Đặc biệt khi bản thân đã tu đến giai đoạn Vô thượng Mật, cũng được coi là “đại tu hành giả”, nên tinh dịch cũng được coi là diệu vật vô thượng, sẽ có tác dụng lớn trong tu chứng Phật pháp, cho nên tuyệt đối không được để lãng phí, phải hứng đựng lấy mà uống hết, để tránh việc giảm thiểu mất tu chứng trong “Phật pháp”. Vấn đề này không chỉ có trong Hồng, Bạch, Hoa giáo, mà lời giáo huấn của Tông Khách Ba trong Hoàng giáo cũng y hệt vậy. Muốn biết chi tiết hơn, hãy đọc cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết sẽ rõ, ở đây không nhắc thêm nữa.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0