Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 2: Đạo Báo thân thành Phật

Có ông thầy nói thế này: “Ngoài ra còn có đạo tam thân Pháp – Báo – Hóa thân thành Phật. Ví dụ như lúc tu pháp lúc còn sống, khi tu đến cái Không thứ tư (Chú thích gốc: Tức nhất thiết Không), quang minh xuất hiện, thế là nghĩ “Ta đã chết rồi! Ta chết vô thường, nhất thiết pháp Không”, trong không trung hiện ra một Bản tôn chính mình, không hai không khác với Bản tôn này, đó tức là đạo Báo thân thành Phật vậy” (62-264).

Lại nói: “Người tu pháp ngày ngày thực hành “nghĩ mình chết”, 80 loại phong khí hòa nhập thành 25 loại, 25 loại lại hòa nhập thành 3 loại, 3 loại tức là ba lần dung hóa (hòa nhập). Khi dung hóa lần thứ nhất, như nhìn thấy mặt trăng (màu trắng), khi dung hóa lần thứ hai thì như nhìn thấy mặt trời (màu đỏ), khi dung hóa lần thứ ba thì mặt trăng mặt trời đều ẩn lấp đi, chỉ còn nhìn thấy màu đen tối. Sau khi ba lần dung hóa như thế thì bắt đầu quay về, thế là trên đỉnh phạm môn khai mở, mệnh của hành giả tức thì xuất ra khỏi cửa này, khi ấy nghĩ “nhất thiết pháp không, mình đã chết rồi”. Nếu nói theo chữ nghi quỹ thì chữ Hồng ở giữa tâm xuống lên co lại thành mặt trăng non, mặt trăng non quy vào mặt trời, mặt trời quy vào Na đả, Na đả quy Không. Đó là những gì nói trong nghi quỹ, là nói để nêu ra nghĩa. Còn về ba lần dung hóa nói đến ở trên, là tình hình trải nghiệm trên thực tế. Tu luyện hàng ngày vẫn phải quán tưởng theo tình hình kinh nghiệm thực tế, nghĩ “mình đã chết rồi, ta chết vô thường, nhất thiết pháp không”. Cho đến khi cái Không thứ tư đến thì ôm Minh mẫu, hòa hợp với Minh mẫu. Sau này khi chết cũng nghĩ “ta chết rồi, ta chết vô thường, nhất thiết pháp không”. Đằng sau cái Không liền phóng quang, nhìn thấy ánh sáng mạnh. Tất cả ánh sáng đều là Phật quang, chiếu sáng khắp nơi khắp chốn, đâu cũng là ánh sáng này. Quang tức là Không, vì thế, quán tưởng trên không trung biến thành Phật, giống như dáng vẻ Bản tôn vẫn tu hàng ngày (Chú thích gốc: Bản tôn này không hai không khác với chính mình). Tất cả mọi sự trang nghiêm đầy đủ, thì từ chữ Hồng giữa tâm phóng quang (Chú thích gốc: Quang này là quang mà mình tu được), phụng thỉnh Trí tuệ Phật. Sau khi phụng thỉnh thì Phật quang phóng đến. Lúc này, ánh quang mà mình tu thành, vừa nhìn thấy Phật quang này thì vô cùng sợ hãi, bởi vì Phật quang sáng chói vô cùng, không thể nhìn nổi. Nhưng đừng có sợ hãi, cần nên giống như con gặp lại mẹ gần gũi thân ái, lập tức nghênh đón, dung hợp với Phật quang. Đó chính là đạo Báo thân thành Phật vậy” (62-271, 272).

Với “đạo Báo thân thành Phật” như thế, cái mà “chứng đắc” tuyệt đối không phải là Báo thân mà chư Phật chứng đắc mà Phật Thế Tôn nói, mà là pháp vọng tưởng do chính Mật tông bày đặt ra, lồng ghép cái tên “Báo thân” của Phật pháp vào để nói, tuyệt đối không phải là Báo thân của chư Phật thật sự. Cái gọi là Báo thân của chư Phật là có đủ ba loại Ý sinh thân ở chư địa, có đủ Tăng thượng huệ học, Tăng thượng định học, Tăng thượng giới học ở chư địa, sau đó đoạn trừ hết tất cả tập khí chủng tử của Phiền não chướng, đoạn tận tất cả tùy miên của Sở tri chướng, sau đó mới có thể hiện khởi Báo thân. Đó chính là thân mà Bồ Tát thân cuối cùng tu chứng được, không phải là thứ mà Bồ Tát vẫn còn đang ở chư địa có thể chứng được.

Nay xem các tổ sư từ cổ chí kim của Mật tông, vẫn còn chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, vẫn còn chưa hiểu biết gì về Tổng tướng trí Bát Nhã của Bồ Tát hiền vị thất trụ, nói gì đến việc hiểu biết Bát Nhã ở Sơ địa cho đến Phật địa? Phàm phu hoàn toàn không biết gì về Bát Nhã, còn chưa thể chứng được Tổng tướng trí Bát Nhã thô thiển của Bồ Tát thất trụ vị, nói gì đến chuyện chứng được Ngũ phần pháp thân mà các Bồ Tát sơ địa chứng được? Đã không biết cũng không chứng được Ngũ phần pháp thân ở Sơ địa, nói gì đến chuyện chứng được ba loại Ý sinh thân ở chư địa? Đã không biết cũng không chứng được ba loại Ý sinh thân ở chư địa, nói gì đến chứng được Báo thân trang nghiêm ở Phật địa? Cho nên, cái Báo thân mà Mật tông nói chứng được đó có khác gì ăn mày so với quốc vương, không đáng nhận một cái mỉm cười ý nhị của bậc thức giả.

Lại nói: “Để đạt đến Pháp thân thì bắt buộc phải tu rất lâu mới chứng đắc. Vốn dĩ sau khi hình thành Trung âm thân thì thành Phật khó vô cùng. Khí và Tâm hợp, mới là pháp tu đạo, đến lúc đó thì Báo thân mới có thể thành tựu. Trong kinh phát nguyện của đại uy đức có nói: ‘Khi hai thứ Khí và Tâm cùng có đủ, thì Báo thân vĩ đại mới đến’, cho nên khi cả hai thứ này chưa đầy đủ thì không thể có Báo thân được” (62-281, 282).

Pháp thân vốn là cái Tâm vốn có, đó chính là Thức thứ tám mà ai ai cũng có, không phải là thứ phải tu mới đắc như thượng sư Tây Tạng nói. Pháp thân của chư Phật (Thức thứ tám Chân Như ở Phật địa) là (hành giả) sau khi chứng được Thức thứ tám, đem tất cả tập khí chủng tử của phiền não chướng trong Thức thứ tám đoạn trừ toàn bộ; rồi lại tiến hành chứng nghiệm, hiểu biết thực tế đối với tất cả chủng tử còn tàng chứa trong Thức thứ tám, cho đến khi hiểu rõ toàn bộ rồi thì mới coi là hoàn thành quá trình tu chứng Nhất thiết chủng trí, Sở tri chướng cũng đoạn trừ toàn bộ không bỏ sót. Như thế gọi là người đã đoạn tận tập khí Phiền não chướng và Hằng hà sa số thượng phiền não trong Sở tri chướng, gọi là người đã đoạn tận trần sa hoặc, gọi là Cứu cánh Phật.

Pháp thân mà thập phương tam thế tất cả chư Phật khi thành Phật chứng được đều là dựa vào Thức thứ tám này mà nói, không thể nói tới Pháp thân mà đứng ngoài Thức thứ tám Như Lai Tạng được. Nay các thượng sư Mật tông coi Minh quang là Pháp thân, nói minh quang của mình do quán tưởng mà có và Phật quang cũng do quán tưởng mà thành hợp nhất với nhau, gọi đó là Pháp thân bắt buộc phải thông qua tu hành mới có. Thông qua việc tu Mật pháp như thế mà gọi là chứng được Pháp thân, gọi là đã thành Phật đạo, hoàn toàn không đúng với Phật pháp, chỉ là vọng tưởng của pháp ngoại đạo mà thôi.

Lại nữa, đạo Báo thân thành Phật do Tông Khách Ba tuyên thuyết cũng là sự vọng tưởng của ông ta:

“Nói về đạo lý Mẫu vận, cuốn “Giáo thụ tuệ” nói 16 Mẫu vận đại diện cho 16 giới của các Xứ trong cơ thể. Ở đây chia làm Phương tiện (chỉ sự thiện xảo kiên cường dũng tráng nam tính của Phụ tục) và Trí tuệ (sự giác chứng khiến người ta thành tựu dâm lạc không vô hình sắc nữ tính của Mẫu tục) thành 32 (Chú thích gốc: Nam 16, nữ 16, tổng cộng thành 32), cho nên chữ Vu cũng cần tăng cường tu. Trích dẫn Khế kinh (là kinh mà do Mật tông tự sáng tạo) nói: ‘Như Thế Tôn (là Thế Tôn trong bộ kinh mà Mật tông tự tạo) nói: Chữ A (không có bộ khẩu) ở gốc ngón cái, chữ A (có bộ khẩu) ở trên cẳng chân,..., chữ Ngạc trụ ở trên đầu, Ngang Kha nằm ở đỉnh đầu. Bậc trí cần nên quán tưởng như vậy. Phần trắng trụ ở đây, phần đen thì ngược lại. Nữ tính Kim Cương tâm, nam tính tất mọi thời’. “Luật Sinh Sớ” viết: ‘Cái bên trái gọi là phần trắng, ngón cái đưa lên đỉnh đầu, theo thân bên trái mà dần hướng lên trên. Khi ở chỗ phần đen, từ đỉnh đầu đến ngón cái, theo thân bên phải mà dần đi xuống dưới’. Đây là nói Bồ Đề tâm 16 phần. Còn chia thành hai phẩm Phương tiện (Phụ tục) và Trí tuệ (Mẫu tục), dẫn “Nhị quán sát” làm chứng nói rằng: ‘Giới tướng gọi là Thế Tôn, cái sự Lạc gọi là Dục mẫu’. Đây là nói về 16 ý nghĩa của Mẫu vận, có thể chia làm hai phẩm Phương tiện và Trí tuệ, cho nên 16 chữ cũng chia làm hai đám. “Giáo thụ tuệ” nói chặn phi giới phi lạc, mỗi thứ có 16 phần, chia thành 32 (Mật tông nói đây là Nhân của 32 đại nhân tướng, cho nên tu cái này). Cũng tức là chia thân vị đó như đã nói ở trên. Tiếp theo, từ chữ Già đến chữ San có 34 Phụ âm (âm cha), trên đó lại thêm 6 chữ ‘Tra, Đáp, Dã, Nhạ, Lạp, Phọc’ cộng lại thành 40, lại thêm một bội số (tức thành Nhân 80 chủng tướng hảo của Mật tông). Chữ thêm vào trên 34 có nhiều chỗ khác nhau. Phụ âm chia làm 80, “Giáo thụ tuệ” nói: ‘Phụ âm nhiếp làm Ngũ giới, mỗi giới có bốn, cộng lại thành 20. Từ Địa giới tới Phong giới mỗi thứ có bốn, tức là phàm có một giới tức có bốn giới. Không giới đại diện cho Hỷ, cho nên có Tứ hỷ. 20 giới này mỗi cái đều có trần phần, cho nên thành 40. Lại nữa, mỗi thứ lại có hai phần Không Lạc của Trí tuệ và Phương tiện, cho nên thành 80’....Tiếp nữa, từ chủng tử cắm cờ phóng quang làm lợi ích cho hữu tình, phục thu lại làm một. Đa phần không nói là thu phóng quang minh, nhưng nói là hợp lại làm một. Sau này cần nên quán (Bản tôn) thân tướng viên mãn” (21-509~511).

Sau khi quán tưởng chữ chủng tử thành tựu như vậy, lại quán tưởng thân tướng có đầy đủ 32 đại nhân tướng, 80 chủng tùy hình hảo; Nếu quán tưởng thành công, từ đây cũng có thể thành tựu Cứu cánh Phật trong một đời – chứng được Báo thân. Vì thế, Tông Khách Ba sau đó nói nhờ vào sự thành tựu của quán tưởng này mà thành đạt Ngũ trí (chi tiết xem thêm ở 21-511-5). Những ngôn thuyết như trên, đều là những tư tưởng hư vọng của Mật tông. Điều này cho thấy pháp quán tưởng như thế của Mật tông vĩnh viễn không bao giờ có thể thành Phật được. Những người quán tưởng như thế mãi mãi cũng không thể chứng được Nhất thiết chủng trí. Người muốn thành Phật đạo, bắt buộc phải chứng được Bản thể Như Lai Tạng của mình trước, trải qua hiện quan Thể tính của Như Lai Tạng mà sinh khởi trí tuệ Bát Nhã, sau đó tiệm tu theo thứ tự, bước lên từng địa từng địa (cảnh giới chứng ngộ), thì mới có thể thành Phật, không phải như những người như Tông Khách Ba của Mật tông nói phải thông qua quán tưởng thế này thế nọ...là có thể thành tựu Phật đạo được đâu.

Lại nữa, Ngũ trí mà Tông Khách Ba đề cập đến (đều) không phải là chứng được thông qua sự tu chứng Phật Bồ Đề - không phải là thông qua thủ chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng để sinh khởi trí tuệ của thể tính Pháp giới, cho nên ngay từ đầu đã sai rồi, cho nên “Phật địa tứ trí” tu và chứng sau đó hoàn toàn trái ngược với Phật Bồ Đề, sao có thể là “chứng được Phật địa ngũ trí” như Tông Khách Ba thuyết được? Lại nữa, Tứ trí của Phật không phải là thành tựu được nhờ vào quán tưởng mà phải trải qua việc thủ chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng, sau đó mới bắt đầu sinh khởi. Vấn đề này xin được nói tiếp cụ thể trong Tiết 5 của Chương 11 khi thảo luận đến Thể tính trí của Pháp giới.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0