Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT

 

Cư sĩ Đạo sư Bình Thực

 

Lời tựa

 

Phàm những người tu học Phật pháp, tất cả đều dựa vào khai thị của đức Phật, tập kết thành kinh điển để hiển thị Phật chỉ, tuân theo tu hành không ngừng nghỉ để chứng Pháp đạo. Phàm các Phật tử thân chứng Phật đạo, không ai là không dựa vào sức mạnh gia trì của Phật, sau đó mới được “nhất niệm tương ứng”, thân chứng Bát Nhã. Nếu ai đó muốn tu hành Phật pháp, muốn chứng Phật đạo, mà không nương dựa vào Thế Tôn, mà lại muốn chứng Phật Bồ Đề thì đúng là kẻ ngu si. Thế nhưng, Kiến, Tu, Hành, Quả của Mật giáo lại đều dựa vào song thân Phật do các tổ sư của Mật giáo tự bày đặt ra – coi song thân “Phật” mãi ôm người nữ để thụ hưởng dâm lạc là Báo thân Phật (Báo thân Phật như thế thực tế không phải là Báo thân Phật thực sự, đều là sự thị hiện giả tạo của quỷ thần dạ xoa), lại cầu Phật đạo bằng pháp dâm hợp song thân của phái Tính Lực lấy từ ngoại đạo, coi đó là chính tu trong Phật pháp, không hề nương dựa vào Thích Ca Thế Tôn sáng lập ra Phật giáo, mà lại dựa vào thượng sư Liên Hoa Sinh phàm phu tục tử, tôn làm giáo chủ Mật giáo, rồi chia đình gánh lễ với Hiển giáo, không dựa vào Phật, thật đúng là điên đảo gốc ngọn.

Liên Hoa Sinh vốn dĩ là phàm phu ngoại đạo, sinh ra từ nhục thai, cũng lấy vợ sinh con, chứ không phải là do hoa sen hóa sinh thực sự. Các thượng sư Mật giáo vì muốn sáng lập ra giáo chủ Mật giáo, cho nên đã tiêm nhiễm phụ họa để lưu truyền truyền thuyết này, thêm vào đó lại được người đời sau mù quáng truyền sai tiếp, cuối cùng trở thành hoa sen hóa sinh được Mật giáo công nhận, cho nên đặt tên là Liên Hoa Sinh. Ông Liên Hoa Sinh đó vốn chỉ là phàm phu, pháp mà ông ta hoằng truyền lại toàn là tà đạo dâm lạc ở thế gian của phái Tính Lực ngoại đạo, chỉ là Vô minh Dục giới ái mà Thế Tôn liên tục bác bỏ trong các kinh điển, nói đó là thứ mà tất thảy Phật tử Tam thừa đều phải đoạn trừ, thế mà Liên Hoa Sinh lại dạy người tham lam và chấp bám vào thứ lạc xúc lớn nhất trong dâm dục, hoàn toàn làm ngược với lời Phật dạy, thì sao có thể gọi là “giáo chủ Mật giáo trong Phật giáo” được? Cho nên, những người học Phật cần phải nương dựa vào Phật Thích Ca Mâu Ni, không nên dựa vào thượng sư Liên Hoa Sinh của ngoại đạo phàm phu.

Lại nữa, nếu đã biết cần phải dựa vào Phật mà không dựa vào phàm phu ngoại đạo rồi, thì cũng phải biết đến chính lý nương dựa vào chính pháp chứ không nên nương dựa vào người (y pháp bất y nhân). Pháp mà Phật nói, không ngoài đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề. Hai pháp này, nói vắn tắt thì đều nằm trong đạo Phật Bồ Đề. Sự tu chứng của đạo Giải Thoát muốn có được thì phải dựa vào việc đoạn Ngã kiến và Ngã chấp. Ngã kiến là chấp bám coi Tâm kiến văn giác tri là “thường bất hoại Ngã”, kiên trì cho rằng Tâm ý thức từ đời trước chuyển sinh mà đến, sau khi chết lại có thể được đi đến đời sau, tức là bám chấp vào một niềm tin cho rằng cái Tâm này là thức chủ thể của luân hồi, thứ tri kiến đó gọi là Ngã kiến. Cái Ngã kiến như thế chính là cái Tâm ly niệm linh tri mà thượng sư Liên Hoa Sinh của Mật giáo sau khi “chứng ngộ thành Phật” vẫn thường tuyên giảng. Nay Mật giáo sau khi tạo dựng Liên Hoa Sinh thành giáo chủ, lại đem pháp thường kiến ngoại đạo đó lồng ghép với các danh từ Phật học để nói là Phật pháp, lại còn tôn pháp ngoại đạo đó lên cao hơn cả pháp Hiển tông của Phật giáo, gọi là diệu đạo tức thân thành Phật, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược với Phật pháp, cho nên gọi là ngoại đạo.

Sau khi đoạn được Ngã kiến rồi thì còn phải đoạn trừ cả Ngã chấp. Đoạn trừ được Ngã chấp xong thì mới được gọi là A La Hán hoặc Bích Chi Phật mà tất thảy nhân thiên trong Tam giới đều phải cúng dường. Đó mới là chính tu hành trong đạo Giải Thoát. Thế nhưng trong Mật giáo, trên từ giáo chủ Liên Hoa Sinh, dưới đến tất thảy thượng sư pháp vương đều coi Tâm Lạc Không linh tri khi hành dâm đạt đến cực khoái tình dục và Tâm ly niệm linh tri nhất niệm bất sinh trong lúc tĩnh tọa là Chân Như ở Phật địa, tức đều rơi vào trong cảnh giới của Ý thức. Lại còn ngộ nhận rằng cái dâm lạc đó không có hình sắc, Tâm giác tri thụ hưởng lạc khoái đó cũng không có hình sắc, nên gọi đó là Không tính, là danh tướng vẫn thường được nhắc đến trong Phật pháp, hiểu sai ý Phật trong các kinh Bát Nhã. Vì hai thứ duyên này mà gọi họ là phàm phu chưa đoạn Ngã kiến. Pháp dựa vào đó mà hoằng truyền đều là pháp thường kiến ngoại đạo, chẳng khác gì “linh hồn” trong tín ngưỡng dân gian, chỉ khác ở chỗ “có dâm lạc và không có dâm lạc, có niệm và ly niệm” mà thôi. Pháp thường kiến ngoại đạo như thế, nếu mà có thể nương dựa được thì tất thảy mọi pháp ngoại đạo đều có thể nương dựa thành Phật pháp cả rồi.

Nay pháp mà các thượng sư Mật giáo từ xưa đến nay hằng rao giảng đều là pháp thường kiến ngoại đạo, lại còn lấy Song thân pháp của phái Tính Lực do quỷ thần dạ xoa truyền bá làm tư tưởng nòng cốt, thì sao có thể nương dựa được? Những người có trí tuệ cần nên xem xét, suy nghĩ cho thấu đáo, hiểu rồi thì mới biết mà nên bỏ hay lấy: dựa vào chính pháp chứ không dựa vào thượng sư. Về chính tu của đạo Phật Bồ Đề, thì dựa vào lời Phật nói: lấy việc thân chứng Thức thứ tám Như Lai Tạng làm đầu, sau đó dựa vào Như Lai Tạng chứng được để đích thân lĩnh thụ - tự mình hiện tiền để cảm nhận thể tính của Như Lai Tạng, nhờ đó mà phát khởi Căn bản trí trong trí tuệ Bát Nhã (Bát Nhã Tổng tướng trí) và Hậu đắc trí (Bát Nhã Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí). Nhờ chứng được Thức này mà biết về Thực Tướng, qua đó mà sinh khởi một phần nhỏ Nhất thiết Chủng trí trong Hậu đắc trí, gọi là Đạo chủng trí, tức là thành Bồ Tát ở Sơ địa. Như thế mới được gọi là chính tu hành trong đạo Phật Bồ Đề.

Thế nhưng, Mật giáo vì không thể chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cho nên không thể phát khởi trí tuệ Bát Nhã, bèn phát minh ra riêng một thứ gọi là Minh điểm ở trong Trung mạch hình thành nên dưới sự quán tưởng (tưởng tượng), gọi nó là Như Lai Tạng A Lại Da thức mà Phật dạy, lấy việc đó để nhập nhằng thay thế, gọi đó là sự tu chứng của trí tuệ Bát Nhã mà phải giữ bí mật, không cho những người trong Hiển giáo biết được rằng cái Như Lai Tạng A Lại Da thức mà họ chứng được đó chính là Minh điểm. Sau đó lại đem thứ chứng lượng ngoại đạo pháp Minh điểm có thể thông đạt Ngũ luân trên dưới trong Trung mạch diễn giải thành chứng lượng của Bồ Tát sơ địa ở Thông đạt vị trong Bát Nhã trí của Phật giáo, lấy đó để chụp mũ các Bồ Tát xuất gia, tại gia của Hiển giáo, và chụp mũ những người học sơ cơ trong Mật giáo, khiến họ sùng bái không nguôi, không dám sinh nghi.

Như vậy là các thày Mật giáo từ xưa đến nay đều dựa vào ngoại đạo Liên Hoa Sinh để cầu chứng Phật pháp, đều dựa vào pháp ngoại đạo quán tưởng Minh điểm Trung mạch để cầu chứng Phật pháp, chẳng khác gì nấu cát mà mong thành cơm, không hề có sự tương ứng nào với Phật pháp, như thế là điên đảo. Cho nên, tất thảy những người học Phật giáo muốn tu học Phật pháp thì đều phải nương dựa vào Thích Ca Thế Tôn, tuyệt đối đừng có trông cậy vào ngoại đạo Liên Hoa Sinh ; phải nương dựa vào chính pháp của Phật giáo, chớ có trông cậy vào ngoại đạo pháp Mật tông; phải dựa vào Tăng bảo của Phật giáo, đừng có trông cậy vào Lạt Ma thượng sư của ngoại đạo Mật tông, nếu không thì sẽ thành điên đảo tưởng, điên đảo tu đó.

Lại nữa, Mật tông coi pháp dâm hợp song thân nam nữ làm chính tu của Phật pháp, gọi trạng thái nhất tâm bất loạn trong cực khoái tình dục là Đẳng chí, lấy hành dâm làm chính tu hành trong thiền định, hoàn toàn trái ngược với Tứ thiền Bát định mà ngoại đạo và Bồ Tát tu chứng mà Phật vẫn thường nói, cũng trái ngược với đạo Giải Thoát mà Phật dạy, càng hoàn toàn mâu thuẫn đi ngược đường với đạo Phật Bồ Đề mà Phật tuyên thuyết. Cái pháp dâm lạc thế gian mà ngoại đạo phái Tính Lực của Ấn Độ giáo thường truyền bá như thế mà lại được Mật giáo suy tôn thành thắng pháp cao siêu hơn cả Phật giáo, người nào dựa vào đó mà tu thì tất sẽ dẫn đến việc rơi vào tam ác đồ luân hồi trường kiếp ở đời sau mà không thể dừng lại được, chịu vô lượng khổ đau, thì sao có thể gọi đó là chính tu của Phật pháp được? Cho nên, tất cả những người tu học Phật pháp đều phải dựa vào pháp mà Phật dạy, tuyệt đối đừng có dựa vào pháp ngoại đạo do các thày Mật giáo tuyên truyền.

Mật giáo hưng mà Phật giáo vong, đó là sự thực lịch sử của Ấn Độ xưa. Sự hưng thịnh của Mật giáo tất sẽ dẫn đến sự suy vong của Phật pháp. Khi hưng thịnh đến đỉnh điểm và hoàn toàn thay thế cho Hiển giáo rồi thì tất sẽ diệt vong Phật giáo. Đó là vì pháp của Mật giáo không phải là Phật pháp chân chính, chỉ là khoác lên cái vẻ bề ngoài của Phật giáo, còn bên trong thực chất là pháp thế gian của thường kiến ngoại đạo và dâm hợp hưởng lạc – tức là người xuất gia hành pháp tại gia. Cho nên, sau khi Mật giáo hoàn toàn thay thế cho Hiển giáo, thì Phật giáo sẽ tuyên cáo diệt vong, dù có tự viện và tăng lữ Phật giáo thì về bản chất đã chuyển biến thành ngoại đạo lấy quỷ thần làm trung tâm, làm chỗ nương dựa.

Phàm những người tu pháp của Mật giáo, tất cả đều trông cậy vào sự gia trì của Phật lực, đó là nhận thức chung của tất thảy thượng sư pháp vương của Mật giáo. Thế mà nay các thầy Mật giáo lại nhất trí chủ trương rằng: “dựa vào thượng sư là chính, dựa vào Phật là phụ”, chủ trương “phải dựa vào Mật tục do các thượng sư viết ra, không dựa vào kinh điển mà Phật Thích Ca nói, Mật tục thắng diệu hơn kinh điển Hiển giáo”, cũng giống như chủ trương của Tông Khách Ba: “Phải dựa vào đại tham Song thân pháp mà tu, lìa tham tức là phạm giới Tam muội da”. Thế nhưng, sự tu chứng của các pháp vương thượng sư xưa nay đều rơi vào trong pháp thường kiến ngoại đạo. Tất cả các kinh tục trong Mật tục đều là sự kết tập tập thể trường kỳ của các đời tổ sư Mật giáo, không phải là kinh ghi chép lời Phật nói. Các pháp trong đó đều là pháp ngoại đạo, như thế mà nói chỉ nương dựa vào thượng sư, không nương dựa vào kinh điển Hiển giáo, chỉ dựa vào Phật song thân do quỷ thần hóa hiện mà Mật giáo sùng phụng, không dựa vào Phật thực sự của Hiển giáo, thì sao có thể chứng được Phật pháp? Như thế là có thể biết rằng những lời nói của các thày Mật giáo và nội dung trong Mật tục đều là những ngôn thuyết điên đảo cả.

Lý do mà tôi viết cuốn sách này có rất nhiều: Đó là vì người học Mật giáo đều không biết gì về bản chất của Mật giáo, cho nên mới bị họ lừa dối, dẫn dắt sai lầm. Lại vì Hiển giáo ở Đài Loan mấy năm gần đây có rất nhiều đại pháp sư thấy người sang bắt quàng làm họ, bám víu vào danh tiếng của Đạt Lai Lạt Ma của Mật giáo để nâng cao giá trị bản thân. Những hành vi như thế khiến cho rất nhiều hai chúng xuất gia của Hiển giáo không biết dụng ý bám víu Mật giáo để tự cao của các đại pháp sư, ngộ nhận cho rằng Mật giáo thực sự là Phật giáo. Lại do cầu chứng Bát Nhã vô cùng khó khăn, tu lâu mà không thể thân chứng được, mỗi lần thấy các thày Mật giáo ai nấy đều có “chứng lượng”, nói chứng lượng của mình “cao siêu” – động một cái là nhập địa, thành Phật, hai chúng xuất gia đó không biết nội tình bí mật của Mật giáo, cho nên đã chuyển hướng sang Mật giáo cầu pháp. Cuối cùng là vì trong xã hội tuyệt đại đa số không biết Mật giáo không phải là Phật giáo, mỗi lần nhìn thấy “xì căng đan tình dục” bùng phát trong các đạo tràng hoằng Mật, bèn nói đó là những việc tà dâm gây ra bởi các pháp sư trong đạo tràng Phật giáo, nên trách tội Phật giáo, khiến cho Phật giáo thường bị Mật giáo làm cho liên lụy, chịu nhiều điều tiếng và tổn hại. Chính vì những lẽ đó, mà nay tôi viết bộ sách này nhằm uốn nắn lại lối nghe nhìn sai lầm bấy lâu, nhằm bảo vệ cho Phật giáo.

Thế nhưng, nguyên nhân lớn nhất để viết cuốn sách này là do quan sát thấy Mật giáo thay thế pháp nghĩa Phật giáo bằng pháp ngoại đạo, chỗ nào cũng nói là thắng diệu hơn các pháp môn cứu cánh thành Phật của Hiển giáo. Họ đem pháp ngoại đạo ra mạo nhận là Phật pháp, lấy thân ngoại đạo Lạt Ma để mạo nhận là Tăng bảo của Phật giáo như thế, lại tằm ăn kình nuốt tài nguyên Phật giáo bằng thủ đoạn sùng Mật ức Hiển, bằng phương thức hòa bình tiệm tiến, tiêu diệt Phật giáo trong sự bất tri bất giác của các Phật tử, sắp sửa tái diễn câu chuyện lịch sử Phật giáo Thiên Trúc xưa bị diệt vong trong tay của Mật tông. Còn về thủ lĩnh đương đại của pháp nghĩa Mật giáo, đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma và pháp sư Ấn Thuận. Đạt Lai Lạt Ma thì công khai tuyên truyền Duyên khởi tính không quan của Vô nhân luận[1], phủ định các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân, dựa vào thuyết của Tông Khách Ba mà nói đó là pháp bất liễu nghĩa; lại còn ngấm ngầm hoằng truyền Song thân pháp, nói đó là pháp cứu cánh thành Phật; Còn pháp sư Ấn Thuận thì với thân phận pháp sư của Hiển giáo, lại chủ động kế thừa tà pháp của Mật giáo, ra sức hoằng dương Trung Quán phái Ứng Thành của Vô nhân luận của Hoàng giáo Mật tông, bề ngoài thì phản đối Mật giáo (chỉ trích Song thân pháp của Mật giáo), nhưng thực tế thì lại hoằng truyền Vô nhân luận Trung Quán phái Ứng Thành để hộ trì Mật giáo, dựa vào đó để phủ định diệu nghĩa Như Lai Tạng trong các kinh Tam chuyển pháp luân mà Phật tuyên thuyết. Vì lý do đó mà khiến cho Song thân pháp của Mật giáo giành được không gian sinh tồn. Việc hai đại sư Hiển Mật đời này hoằng truyền tà pháp của Mật giáo như thế, một sáng một ngầm, đều khiến cho Mật giáo được mở rộng thế lực, đều khiến cho những người học Phật giáo ngộ nhận rằng Mật giáo thực sự là Phật giáo. Ảnh hưởng tiêu cực của nó vô cùng sâu xa và trầm trọng, không thể nào phơi bày nếu không dựa vào chứng cứ sắt đá được.

Vì các lý do đó, nên tôi bắt buộc phải phơi bày hết mọi bí mật pháp nghĩa của Mật giáo, bắt buộc phải biện luận hết tất cả sự tà chính trong pháp nghĩa của Mật giáo, để cho đông đảo mọi người học Phật và các nhân sĩ xã hội đều biết rõ, cho nên mới viết bộ sách này để phát hành rộng rãi, nhằm để đại chúng hiểu rõ về bản chất ngoại đạo của Mật giáo và những điểm khác biệt của họ so với Phật giáo chính thống, nhằm bảo vệ cho Phật giáo chân chính.

Tôi nay biện chính (biện luận cho đúng) về pháp nghĩa của Mật giáo là muốn để Mật giáo quay trở về với pháp nghĩa của Hiển giáo, trục xuất tà pháp ngoại đạo mà Mật giáo sùng phụng ra xa khỏi Phật môn, vì thế mà lấy bộ sách này làm duyên, hy vọng pháp nghĩa của Phật giáo quay trở về với sự thuần tịnh như thời Phật tại thế - không còn xen tạp các pháp ngoại đạo của Mật giáo, mong khắp tất cả các đại sư và người học Phật giáo đều biết được bộ mặt thật của Mật giáo, cũng để Mật giáo tránh xa được pháp ngoại đạo, quay trở về với chính pháp mà Phật thuyết trong các kinh Hiển giáo, khiến Phật giáo ngày càng trở nên thuần tịnh, nhằm đền bù lại huệ mệnh Phật pháp cho đến ngày Bồ Tát Nguyệt Quang giáng thế. Nếu như Mật giáo không cam chịu thay đổi lại pháp ngoại đạo của mình, thì cũng khiến cho Mật giáo phải thoát ly khỏi Phật giáo, không còn liên hệ gì với Phật giáo nữa, như thế mới có thể làm cho thánh giáo của Thế Tôn từ đây mãi mãi được bình an, không còn bị pháp ngoại đạo của Mật giáo làm nhiễu nhương nữa.

Thế nhưng, các thày Mật tông nay thấy tôi biện chính pháp nghĩa của Mật giáo, không chịu sửa đổi pháp nghĩa tà trái hoang đường của mình, mà vẫn muốn tiếp tục bảo tồn tà pháp vốn có nhằm cứu vãn cho pháp ngoại đạo Mật tông sắp bị diệt, hòng mưu đồ kéo dài mãi sự tồn tại của tà pháp Mật tông, cho nên đã cố ý lên mạng xã hội, dưới thân phận của người học Hiển giáo, dùng tên giả để vu oan cho tôi là ngoại đạo đội lốt Phật pháp, qua đó nhằm đánh lận sự nghe nhìn – khiến người đọc hiểu nhầm rằng đó là sự phê phán của người học Hiển giáo đối với tôi. Những hành vi như thế rất hạ tiện và mất tư cách, chẳng khác gì vừa ăn cắp vừa la làng vậy. Các thày Mật tông sinh lòng đại sân hận với tôi – loạn bậy phỉ báng tôi là ngoại đạo, thế nhưng họ chỉ có thể nói ngầm với tín chúng rằng: “Cư sĩ Bình Thực là kẻ ngoại đạo đối với Mật pháp, chúng ta không thèm đối thoại hoặc biện luận với ông ta”, chứ đều không dám, cũng không thể nào công khai dùng tên và địa chỉ thật, viết sách nêu ra biện chính về mặt pháp nghĩa trước những lời lẽ phê bình của Bình Thực tôi, chỉ có thể tung ra những ngôn từ trang sức và che dấu mà thôi.

Đó là vì các thượng sư Lạt Ma từng tu hành hơn 30 năm trong Mật giáo đều đã tự biết rằng: Pháp của Mật tông chỉ là lồng ghép các danh tướng của Phật pháp vào trong pháp thế gian mà các tổ sư của họ cóp nhặt từ ngoại đạo về mà thôi, bản chất tuyệt đối không phải là Phật giáo. Bọn họ thực ra cũng tự biết rằng mình chưa từng chứng ngộ Bát Nhã, tự biết chưa từng chứng được Như Lai Tạng, tự biết còn chưa nhập được vào pháp Bồ Tát. Thế nhưng, nếu dựa vào chứng cứ xác thực mà nói ra, tất sẽ bị những người của Mật giáo vây đánh, cho nên không ai dám đưa ra bằng chứng để nói. Ngoài ra, cũng còn vì họ khó mà từ bỏ được danh văn lợi dưỡng, cho nên vẫn dựa vào pháp của Mật giáo để tiếp tục thu nhận đồ cúng dường, lấy đó làm tấm khiến mà cẩu thả sống qua ngày. Vì lý do đó, các thày Mật giáo đều mặc nhiên im lặng trước những nội hàm pháp nghĩa của Mật giáo bị tôi nói toạc ra, không dám biện giải công khai bằng tên thật, cũng không dám đến gặp để biện chính pháp nghĩa ngầm với tôi. Bọn họ đều đã hiểu rõ rằng: Pháp của Mật giáo đều là pháp thế gian ngoại đạo được lồng ghép bởi các danh từ Phật pháp, đều không thể bưng lên đại nhã đường (nơi cao quý) được.

Lại nữa, pháp của Mật giáo từ đầu đến cuối đều không tách rời khỏi pháp Đệ tứ hỷ dâm lạc song thân, lấy đó để tuyên dương là pháp cuối cùng tu chứng thành Phật, cho nên tất cả các ẩn ngữ trong mọi Mật tục của Mật giáo Tây Tạng đều nhằm chỉ pháp này, không có ý nào khác nữa. Nếu như lấy Mật tục của từng phái ra để giải thích chi tiết từng lời thì chắc chắn sẽ dẫn đến rất nhiều thảo luận trùng lặp, độc giả đọc xong sẽ chỉ thấy thêm nhàm chán, không có ý nghĩa. Vì thế chỉ có thể lấy những Mật tục của tông phái có tính tiêu biểu, dùng ngoặc đơn để phê chú thêm, cho độc giả có thể hiểu được ý nghĩa của nó là được.

Lại nữa, lời văn diễn giải trong bộ sách này bắt buộc phải rõ ràng, thậm chí phải dùng đến các câu thành ngữ phi chính thống thường dùng của thế tục, cho nên ở đây cần nói trước như vậy. Đó là vì pháp của Mật giáo quả thực tà dâm hoang đường, lại không cho phép người ngoài được biết, cho nên mới dùng các ám ngữ (tiếng lóng) che đậy thì mới hoằng truyền được. Vì thế mà trong các Mật tục, có rất nhiều ẩn ngữ. Các ẩn ngữ này nếu như không giải thích một cách rõ ràng trần trụi, thì người học đọc xong cũng không thể hiểu được nghĩa của nó. Nếu không hiểu được ý nghĩa thì càng không thể nào biện luận chính tà trong pháp của họ. Sau này, các thày Mật giáo vẫn sẽ tiếp tục dùng các từ ngữ ngụy trang từ bên trong để chuyển dời tiêu điểm, che dấu sự tà trái của họ, khiến cho hành động hộ trì chính pháp Phật giáo của tôi có nguy cơ trở thành công cốc. Vì thế mà lời văn viết trong bộ sách này nhất định phải rõ ràng, trần trụi để độc giả đều có thể hiểu được nghĩa của nó, để các thày Mật giáo không thể nào xuyên tạc và che dấu được. Lại nữa, nhận thấy rằng các hành giả sơ cơ của Mật tông đa phần đều là những người có trình độ giáo dục thấp, để giúp họ đọc xong đều có thể thực sự hiểu được những gì mà bộ sách này muốn nói, cho nên ngôn từ trong bộ sách này nhất định phải rõ ràng, thô thiển, cố gắng tránh dùng những từ vựng mà người thường không thường xuyên dùng.

Lại nữa, đối với những văn từ “Kinh bộ, Tục bộ” của Mật giáo được dẫn ra làm chứng, bộ sách này thường dùng dấu ngoặc đơn () để chú thích thêm đằng sau, đó là vì nếu giải thích từng đoạn với từng dẫn chứng một thì lượng chương tiết sẽ tăng lên rất nhiều, cho nên mới áp dụng phương thức tương đối giản tiện này, dùng ngoặc đơn để chú thích thêm, tiết kiệm độ dày của sách. Độc giả chỉ cần đọc xong là hiểu, là có thể dựa vào sự thực để phân tích, hiểu rõ được sự chính tà trong pháp nghĩa của Mật giáo, thì có thể quay về với chính đạo mà từ bỏ tà pháp, thì mục đích của tôi mới có thể đạt được, bởi vậy mới dùng cách khá giản tiện này để chú thích thêm.

Lại nữa, bộ sách này vốn định chia chương tiết mỗi cuốn sách thành 400 trang, nhưng vì tất cả các pháp nghĩa của Mật giáo đều tà trái, dẫn đến ngôn từ bình luận cũng chiếm một lượng lớn, không thể nào cắt giảm được, đạt đến hơn 550.000 chữ, cho nên trong mỗi trang phần nội văn đều tăng thêm 3 dòng thành 37 dòng, gắng sức nạp chữ tăng dòng như thế mà vẫn phải chia thành 4 tập mới in xong. Cho nên, cách thức sắp xếp dòng chữ khá chen chúc, có thể làm cho các độc giả cao tuổi tổn hao thị lực, quả thực là việc làm bất đắc dĩ, xin được tạ lỗi trước ở đây.

Lại nữa, để đề phòng có một số giáo đồ cuồng tín của Mật giáo gom thu bộ sách này với số lượng lớn đem thiêu hủy – giống như năm xưa có một số pháp sư, cư sĩ thu gom cuốn “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập” để đốt đi, cho nên bộ sách này không cho lưu hành bằng phương thức kết duyên miễn phí, đổi sang phương thức bán sách cho lưu thông, nhưng vì không lấy doanh lợi làm mục đích, vì thế chỉ lưu hành bằng “giá gốc” không vượt quá giá thành sản xuất, lấy lợi nhuận từ các bộ sách khác của bổn Công ty để bù đắp nhằm cho lưu thông rộng rãi, đem lại lợi ích to lớn cho người học, qua đó mà hộ trì chính pháp của Phật giáo. Nay trước khi bộ sách này sắp được xuất bản, tôi lấy lời tựa làm duyên để biện tập đại ý như trên. Phổ nguyện tất cả các hành giả Hiển Mật đọc kỹ bộ sách này xong, từng bước nghiệm chứng thêm để minh xét, nhằm bảo vệ cho bản thân, đồng thời cứu thêm những người khác, đại chúng cùng lìa xa đại ác nghiệp phá hoại chính pháp Phật giáo, không còn vì sơ sẩy tùy tiện mà theo tà pháp Mật tông đi sâu vào tà đạo nữa.

Bồ Tát giới tử - cư sĩ Bình Thực cẩn chí

Trọng xuân năm 2002, viết tựa tại Huyên Hiêu

 

Lời tựa của Tưởng Ba Lạc Kiệt – nói từ Thiên Châu

 

Đảnh lễ tất cả Trí Bạc Già Phạn, thân khẩu ý cúng dường Tam Bảo!

Bắt đầu từ khoảng hơn 10 năm trước, cùng với trào lưu Tân Thế Kỷ (New age) của Âu Mỹ, thêm vào đó là phong tục xã hội vốn có của hòn đảo Đài Loan, thì ở khu vực Đài Loan đã dấy lên một phong trào chơi Thiên Châu, vốn nó là một loại đá quý truyền gia đời đời của các phụ nữ vùng Tây Tạng, được nhào nặn một cách vô tình hay hữu ý là “báu vật từ trên trời rơi xuống, không phải là thứ vốn có ở nhân gian”, “người đem nó bên mình không cần phải tu hành, sau này chắc chắn sẽ thành Phật”. Sau này, qua kiểm nghiệm khoa học hiện đại thì chứng thực rằng nó chỉ là đồ gia công bằng mã não bạch hóa thời xưa. Ngày nay, Đài Loan thậm chí đã trở thành nơi xuất khẩu Thiên Châu cổ lớn nhất trên thế giới – xuất khẩu đến vùng Tạng để đáp ứng cho các nhà sưu tập toàn thế giới. Sau khi chân tướng sự việc này bị phơi bày, thì thần thoại về Thiên Châu đẹp đẽ và biến điệu đã kết thúc.

Xét từ góc độ Nhân loại học mà nói, sự truyền bá của Phật pháp trên lịch sử thường vì thời, vì đất mà có sự thay thế văn hóa (Cultural substitution), thậm chí là nguyên tố văn hóa (Cultural elements) sau cải tổ do hoàn cảnh quyết định (Environmental determinize), vì thế mà ông Lý Nguyên Tùng của môn Thiền Hiện Đại nói: “Bản chất của Mật giáo là một đống rác rưởi mạ vàng bọc quanh một viên kim cương”, nhưng viên kim cương lấp lánh chói mắt trong đó liệu có phải là bản địa mà tay Thế Tôn Đâu La Miên chạm vào? Có phải là ngôi sao sáng nhìn thấy trong đêm tối? Có lẽ chỉ là một viên kim cương lấy giả làm thật, chỉ vì chói lọi lóa mắt nên các hành giả Mật tông không thể, cũng không muốn làm rõ bản chất của mình?

Đại thể mà nói, Trung Quốc đã kế thừa một cách hoàn chỉnh Phật giáo Đại thừa Thiên Trúc từ trước thời nhà Đường, còn Tây Tạng thì chỉ nối tiếp sự phát triển ngoại đạo hóa của Phật giáo Ấn Độ sau này. Ở Ấn Độ, sau khi Phật giáo Đại thừa hưng thịnh, dần dần hòa nhập một lượng lớn các nguyên tố văn hóa của Ấn Độ giáo, tương tác văn hóa (Transculturation) mà diễn hóa thành Phật giáo Thản Đặc La (Tantra), sau đó trở thành tư tưởng chủ lưu của Phật pháp Ấn Độ. Điểm này có thể thấy được từ ghi chép khảo cổ về di chỉ của chùa Na Lạn Đà (Na Nan Đà), cũng có thể tìm thấy được rất nhiều bằng chứng phụ trong mục lục các trước tác của pháp sư Huyền Trang và pháp sư Nghĩa Tịnh.

Đất Thổ Phiên (Thổ Phồn) từ sau đời vua Tùng Tán Can Bố (vào khoảng nhà Đường thời kỳ đầu) chính thức bước vào thời đại có chữ viết, đồng thời du nhập ồ ạt các nguyên tố văn hóa mới từ Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ảnh hưởng sâu xa nhất trong đó, không gì hơn đó là Phật pháp chính thức trở thành quốc giáo của họ. Sau thời kỳ hắc ám, Tây Tạng gần như hoàn toàn tiếp thu Phật giáo Thản Đặc La từ Ấn Độ, đồng thời hòa trộn với một số nguyên tố của Bổn giáo (Bon – Bổng giáo) đất Tạng, qua sự hoằng truyền của các dịch sư như Nhân Khâm Tang Bố thời Hậu Hoằng, bộ khung xương chủ yếu của Phật giáo Tạng truyền đã được hình thành: Lấy thứ tự tu hành từ Tiểu thừa đến Đại thừa, sau đó là đến Kim Cương thừa (Mật giáo), sau cùng là tức thân thành Phật làm chính yếu.

Xét về cơ sở triết học của họ, thì từ xưa đến nay, các phái của Phật giáo Tạng truyền có thể quy nạp thành hai hệ thống Trung Quán Như Lai Tạng và Trung Quán phái Ứng Thành. Cái đầu gồm các phái như Ninh Mã, Cát Cử, Tát Già, Giác Nãng, nội dung của họ hoặc gọi là Như Lai Tạng, hoặc Trung Quán phái Tự Tục, Duy Thức kiến, Luân Niết bất nhị kiến, Đại Trung quán, Tha Không kiến…, đều là đứng trên nguyên tắc “Thế tục đế vô, Thắng nghĩa đế hữu”, các phái tự giảng giải yếu chỉ thắng nghĩa đế của họ, sự sai khác trong đó muôn hình vạn trạng, không thể nói là không lớn được. Còn Trung Quán phái Ứng Thành thì do mấy đời thày trò Tông Khách Ba phái Cách Lỗ hình thành khá muộn sau này phát dương, có kèm theo thực lực tân bá chủ về mặt chính trị, khiến cho hệ tư tưởng Như Lai Tạng hoằng truyền kém đi, nhân tài điêu linh. Trung Quán phái Ứng Thành cho đến nay vẫn là tư tưởng chủ lưu của triết học Phật giáo Tạng truyền.

Trong tư tưởng Mật giáo Tạng truyền thì lấy Vô thượng Yoga (Mahayoga) làm pháp thù thắng nhất, hành đạo khó nhất, cũng là đạo duy nhất có thể đốn vượt các địa mà tức thân thành Phật (thậm chí không còn qua cả giai đoạn Trung âm). Họ cho rằng chỉ những người phúc trí song toàn mới có thể dựa vào đạo này để thành tựu Tam thân, viên mãn Phật quả. Xem đạo tu hành của họ, thì thấy quán đỉnh thứ nhất và quán đỉnh thứ hai giai đoạn đầu đều là đặt nền móng cho quán đỉnh thứ ba và quán đỉnh thứ tư sau này, hướng lên thành tựu sự nghiệp công đức của quán đỉnh thứ ba, tiến tu quán đỉnh thứ tư để thành Phật quả viên mãn, trong đó có lúc vượt qua quán đỉnh trí tuệ mà trực tiếp tiến tu quán đỉnh danh từ, nhưng trên nguyên tắc không vi phạm tinh thần của quán đỉnh thứ ba.

Năm 1984, tôi bắt đầu tu tập Mật pháp, dành ra rất nhiều thời gian để tiếp nhận quán đỉnh và giáo pháp hoàn chỉnh, sau đó lấy tu hành làm chính nghiệp, các việc thế gian gác sang một bên. Ban ngày thì đọc kinh tư duy – tạng thư trong thư viện Phật học đọc quá nửa – ban đêm thì tu tập Mật pháp, trước sau mất 11 năm. Khi đó thông tin về Mật pháp khó tìm được, những người có đều rất trân quý, còn nhớ chỉ vì muốn có được sách nát bìa tàn mà bôn ba nam bắc, tìm thày hỏi bạn. Vì muốn cầu Mật pháp, nhiều lần đến vùng giữa Ấn Độ và Nepal, thăm hỏi trưởng lão đại đức các phái, nhiều năm nay cũng coi như đã đích thân chứng kiến quá trình hưng thịnh của Mật giáo Đài Loan rồi.

Một mặt, tuy phần nhiều có thể đích thân trải qua các con đường mà tiền nhân đã tu chứng, mặt khác các nghi vấn trong lòng cũng càng ngày càng sâu sắc. Tuy Mật pháp tự xưng là giáo ngoại biệt truyền thực sự, nhưng chỗ nào cũng thấy trái ngược với giáo thị mà Thế Tôn đã nói trong kinh điển, sự khác biệt trong đó lớn đến mức không thể dùng những từ ngữ như “phương tiện thuyết, nhất thời thuyết” để giải thích bao trùm tổng thể được. Điều càng oái oăm hơn là ở chỗ: với những điểm mù không thể giải thích được này, khi cầu các thượng sư đại Kim Cương “học hành kiêm bị” thì đều chỉ hươu nói ngựa, chụp mũ một hồi.

Sau khi phong cơn sốt Thiên Châu hạ nhiệt, Đài Loan lại dấy lên cơn sốt Thiên Thiết (Iron meteorite). Một cửa hàng Phật cụ ở Bouddhanath, Nepal, có lần cửa tiệm trong lúc vô ý đã đặt một cái chùy Thiên Thiết ở giữa cửa, sau khi bị ánh nắng chiếu vào thì nhiệt độ tăng lên cao, rồi một vị khách Đài Loan sau khi nhặt lên bị bỏng tay, liền buột miệng kêu Phật Bồ Tát đến gia trì, cuối cùng vị khách Đài Loan đó đưa ra một cái giá trên trời “thỉnh” đi cái chùy sắt “có cảm ứng” này. Từ đó về sau, tất cả các ông chủ cửa hàng Phật cụ đều đem đồ bằng sắt ra đặt ở trên cửa và cửa sổ để phơi nắng, nhằm mời gọi các vị khách thần thánh đến từ Đài Loan. Sự đóng góp khảng khái của các Phật tử Đài Loan đã tạo dựng nên rất nhiều các linh kiện cứng mềm của “Phật tự” ở các vùng Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal. Ai ở nơi tha hương gặp được Phật tử thành tâm, bèn vứt bỏ hết cả gia đình và công việc để đến nương dựa vào thượng sư Mật giáo, nhưng cái mà họ đạt được vẫn chỉ là vọng tưởng nghĩ bừa trong pháp sinh diệt. Tâm họ không thể nói là không thành ý, hành động của họ không thể nói là lười biếng, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào trong vọng tưởng, thật là những người đáng thương.

Việc tu tập bốn loại quán đỉnh trong Vô thượng Yoga (Vô thượng du già) đều là sự tưởng tượng và lĩnh nạp cảm giác trên Tâm ý thức, thậm chí còn yêu cầu tự kỷ ám thị và tự gây mê nữa. Có lúc còn thêm cảm ứng sức mạnh quỷ thần, không lìa tự tính vọng tưởng tính. Như thượng sư Nặc Na từng nói: “Có thể đối thoại với Bản tôn, chỉ là bước đầu tiên của tu hành”. Do có quỷ thần ngoại lực ban cho sự thần dị mà không tự biết, những người ngang từ đó trở xuống, đều trầm luân thành kẻ làm hộ nói thay cho quỷ thần. Bất luận là Thiên yoga thành tựu kiên cố như thế nào, bước vào phòng mổ, chỉ cần một liều thuốc gây mê thì một nửa cũng không còn, thử hỏi tu hành như thế, sao có thể gọi là thành tựu yoga thân thiên sắc Bản tôn?

Còn về nội dung của quán đỉnh thứ hai và quán đỉnh thứ ba, thực chất là sự xuyến tập khí, mạch, Minh điểm nội thân của phái Thản Đặc La trong Ấn Độ giáo. Cái gọi là thành tựu nội thân, là lấy nội dung của Ấn Độ giáo lồng ghép với các danh từ Tam muội của Phật pháp, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp. Các hành giả phái Ấn Độ giáo cũng tu tập mạch, khí, Minh điểm và song vận, cũng có nhiều truyền thuyết về người thành tựu thân Hồng quang, thậm chí trong lịch sử Mật giáo cũng có rất nhiều đại sư cũng chính là đại sư truyền thừa của Ấn Độ giáo. Kể từ sau phong trào hippie ở Âu Mỹ, các thư tịch nói về tư tưởng nội thân của Ấn Độ giáo được phiên dịch nhiều sang tiếng Anh, chúng ta rất dễ dàng kiểm nghiệm được rằng các pháp môn tu tập nội thân của Tạng truyền và Ấn truyền về cơ bản đều có cùng một nguồn gốc, cả hai thực tế có trình tự tu tập hoàn toàn giống nhau, chỉ có Mật tông là lồng ghép các danh từ Phật pháp nên có sự khác biệt mà thôi. Thế nhưng, các hành nhân Mật giáo quá nhiều người không chịu tu tập kinh điển Phật pháp cho đến các pháp nghĩa thế gian, cho nên họ không thể, cũng không chịu thừa nhận hiện tượng này. Lại nữa, năm bộ pháp yếu như “Đại viên mãn”, “Kim Cương quyết” mà Bôn giáo tu tập, thực chất cũng tương đồng với pháp mà Mật giáo hoằng truyền. Những thứ khai quật được từ Bôn giáo và Ninh Mã trong lịch sử vốn dĩ có chỗ tương thông, rất nhiều “đại sư” còn kiêm nhiệm địa vị đại sư tôn giáo của Phật giáo và Bôn giáo, như vậy, thử hỏi điểm khác nhau giữa Phật pháp và ngoại đạo là ở chỗ nào?

Quán đỉnh danh từ hiển thị điểm cuối cùng của sự tu chứng, nhưng xem nội dung tâm yếu cơ mật vô thượng của tứ đại tông phái, thì thấy gần giống với chỗ rơi hoang đường ức tưởng “biến mãn hư không đại tự tại” của pháp sư Nguyệt Khê ở Hồng Kông, vẫn chỉ là muốn nấu cát thành cơm trên Tâm ý thức, hoặc là chăm chỉ với cuộc sống ma quỷ trong hang, còn chưa có năng lực để hiện quan tác dụng của hai thức thứ bảy, Thức thứ tám, thế mà nói khoác rằng đã chứng được Chân Như ở Phật địa, kỳ thực là không tách rời khỏi thể dụng của thức thứ sáu, thì lấy đâu ra chuyển thức thành trí? Thực tế là rơi vào đại vọng ngữ mà không tự biết.

Sự tu chứng của Vô thượng yoga đều không có thực nghĩa đối với tam học trong Phật pháp, rơi vào chỗ nương dựa giống với các tôn giáo khác, chỉ có vẻ bề ngoài của Phật pháp. Cũng chính vì nguyên nhân này mà Phật giáo ở Thiên Trúc trên thực tế đã sớm bị diệt vong trong quá trình Mật giáo hóa, chẳng cần đợi đến ngày bị tàn sát rồi diệt vong bởi tín đồ dị giáo[2], bởi lẽ hạt nhân của Phật pháp đã mất đi từ trước đó rồi.

Nói tóm lại, tư tưởng Mật giáo không phải là Phật pháp thực sự, hơn nữa chỗ nào cũng trái ngược với kinh giáo của Thế Tôn. Các tín đồ của họ vì không có Đạo chủng trí, lại không hiểu được nỗi lòng của Thế Tôn, không có đủ năng lực để kiểm nghiệm tính chính xác trong tu chứng của giáo pháp họ hay không, cho nên đều lấy sự dạy bảo hướng dẫn của thượng sư làm chỗ nương dựa, chứ không thể phân biệt lựa chọn. Đời trước đã hiểu sai như vậy rồi, đời sau lại càng sai lầm nghiêm trọng hơn mà không tự biết, dần dà lâu ngày chỉ còn danh tướng Phật pháp chứ thực chất là hành pháp ngoại đạo. Các hành nhân Mật giáo đã không đủ sức để tự kiểm nghiệm, thêm vào đó lại sùng bái quyền uy và danh tiếng của thượng sư pháp vương Mật giáo, không thể nào đối diện với chân tướng sự thực, không thể mổ xẻ phân tích xem chính lý nằm ở chỗ nào, chỉ có thể tự gây mê chính mình về mặt tình cảm, tự bắt mình phải tin thượng sư ngang hàng với Phật, tin tưởng rằng cái thiên thân tưởng tượng cuối cùng sẽ thành thật, tin rằng cảnh giới mình quán tưởng đó sau khi luyện được thành thục thì nó sẽ thành sự thật, tin rằng cảnh tượng do Bản tôn Không hành hiển hiện là thật, tin rằng cái năng quán và cái sở quán có thể hợp nhất, tin rằng pháp mà Bản tôn Không hành do quỷ thần hóa hiện ra truyền thụ cho là pháp liễu nghĩa, tin rằng những gì nhìn thấy trong định cảnh là chân thực, tin về quốc thổ Hương Ba La, tin rằng Tịnh độ tưởng tượng ra cuối cùng sẽ thành sự thật, tin rằng thanh tựu mạch khí tức là Phật thân, tin rằng Song thân pháp là đại pháp vô thượng không liên quan gì đến sự dâm uế, tin rằng Lạc Minh vô niệm biến tri chính là bản tâm Niết Bàn, tin rằng sau khi chết tĩnh phẫn bách tôn trong thân ngoài thân chuyển hóa thành Phật tức là nhập Luân Niết không hai…

Mật giáo Tạng truyền phát triển đến ngày nay, thế lực to lớn, chỉ riêng ở đất Đài Loan thôi các trung tâm Mật giáo đã lục tục xuất hiện hơn 100 cơ sở, thu hút được số lượng tín đồ cũng trên mấy chục vạn người, còn số lượng tài nguyên thu về được thì khó mà tính đếm được. Vẻ bề ngoài thì dường như là Phật pháp đại hưng thịnh, trên thực tế thì đang dẫn dắt các tín đồ này đi theo pháp ngoại môn, pháp ngoại đạo, thậm chí là pháp phá hủy trọng giới, tức là đang tái diễn lịch sử Phật giáo suy vong ở Thiên Trúc. Mà nguyên nhân nội tại sâu xa gây ra những hiện tượng này chính là nội dung truyền thụ ở các viện Phật học Đài Loan mấy chục năm nay dường như đều lấy trước tác của pháp sư Ấn Thuận làm giáo trình gốc. Thế nhưng, tư tưởng của Ấn Thuận về mặt bản chất là sự nối dài của tư tưởng Trung Quán phái Ứng Thành của Hoàng giáo Tây Mật, hơn nữa trong các trước tác của ông ta chỗ nào cũng ám thị rằng: “Phật pháp Đại thừa không phải là Phật nói, không có A Di Đà, không có Tịnh Độ, không có Báo thân của Thích Ca thường trụ thuyết pháp ở thiên cung Sắc Cứu Cánh, không có Bồ Tát, không có địa ngục…” Các đệ tử của ông ta nếu muốn tu học ở tầng cao hơn thì nhất định phải đi theo Phật pháp Nam truyền hoặc Phật pháp Tạng truyền, cầu chân pháp ở hai thái cực này, thực đúng là “mặc áo cà sa mà phá hoại chính pháp Thế Tôn”. Còn trưởng lão các đầu núi hoặc vì không có đủ Chủng trí nên không có năng lực kiểm nghiệm, nên tin theo pháp của Ấn Thuận; hoặc vì muốn phan duyên với tiền tài, danh tiếng của tín đồ Mật giáo nên đã phụ họa, dựa dẫm, khiến người ta không khỏi âu lo: tương lai của chính pháp sẽ đi đâu về đâu?

Các Phật tử Tam thừa hãy nên thường xuyên phản quan tư duy cho kỹ: Phát tâm ban đầu lúc học Phật là gì? Phải chăng là tăng cường chiếu kiến sự đen tối trong nội tâm của chính mình? Phải chăng là sau khi học Phật đã phá trừ được một số mê hoặc nào đó? Đã phát khởi trí tuệ Phật pháp hay chưa? Chúng ta phải dựa vào trí tuệ hay dựa vào người? Những gì mình làm phải chăng là đem lại lợi ích thực sự cho chúng sinh? Phải chăng là đang thực sự phụng hành chính pháp mà Phật tuyên thuyết? Phải chăng là đã thân chứng Thực Tướng Liễu Nghĩa Bồ Đề? Lại nữa, Phật nói hai thức thứ bảy, thứ tám của chúng sinh không đoạn diệt, thử hỏi trong 24 giờ hàng ngày, hai thức thứ bảy và thứ tám của chúng ta làm thế nào hiện lượng vận hành không hề gián đoạn trong từng sát na? Nếu như ngay cả A Lại Da hằng thường tồn tại, Mạt Na hằng thẩm tư lượng mà chúng ta ai ai cũng vốn có mà đều không nhận biết được, lại nói các Tam muội khác thần diệu ra sao, như thế có khác gì tự lừa mình lừa người?

Mùa đông năm 1996, có lẽ vì trong đời quá khứ cũng có chút phúc đức, tôi may mắn được theo học pháp với thày tôi là ngài Bình Thực, sau đó thì đắc kiến sự nhiệm màu của Phật pháp, một mặt tu chính lại tri kiến Phật pháp, mạch lạc chính pháp từng cái hiện về, những nghi nan học Mật khó lý giải ngày trước đã từng bước mây tan mù tán, mới biết được những thành kiến sai lầm cũng như hạn chế của mình trước đây, vì thế mà thứ tự tu hành từ phàm phu địa đến Bồ Tát địa cho đến Phật địa đều được rõ ràng, dần có được Đạo chủng trí và trạch pháp nhãn, có thể biết được chỗ sai lầm trong tu học của các nhà là ở chỗ nào, như xem quả trong lòng bàn tay vậy; Mặt khác, do bắt tay vào từ pháp môn niệm Phật, tăng tiến công phu bằng niệm Phật bái Phật vô tướng, đợi khi định lực kiên cố, không cần đợi Phật A Di Đà thị hiện lúc lâm chung, tự mình xác định chắc chắn có thể vãng sinh Tây phương Cực Lạc, bỗng nhiên phát hiện có biết bao nhiêu đạo đức từ xưa đến nay, cảm thán có hy vọng muốn vãng sinh Tịnh Độ nhưng lại không có phần chắc chắn, nguyên nhân trong đó chính là rơi vào chỗ này. Đợi khi nhân duyên đến, đắc kiến Thực Tướng, thì nền móng tất thảy kinh điển liễu nghĩa Tam thừa đều đặt ở đây, quỷ thần cũng không thể nào biết được Thực Tướng Chân Như này. Phải dựa vào đây mới được tăng thượng từng địa, từ đó ngộ hậu khởi tu[3], dựa vào Phật ngữ và sự truyền dạy của ân sư, tiến tu Nhất thiết Chủng trí và các Tam muội chính tu. Phàm tất cả những chuyện trong nhà, chỉ nên để người nhà biết, chứ không như phù du, ếch ngồi đáy giếng khi xưa không thể nào biết có rồng bay trên trời được.

Ân sư Bình Thực, người đúng như tên, tuy trong đời trước thực tế thường làm vị lãnh tụ giáo pháp, pháp giáo đời xưa của ngài cho đến nay vẫn có rất nhiều người lễ bái cúng dường, nhưng nay ngài vẫn quyết ý từ bỏ những danh tiếng hư ảo đời trước, không cần xuất đầu lộ diện như các thày ở thế gian, chỉ tự hóa độ người khác bằng tác phong bình phàm thiết thực, làm tấm gương mẫu mực cho chúng sinh – bằng thành tựu chứng lượng bản thân, xưa nay chưa từng làm những việc vô vị vô nghĩa, thế mà có nhiều người học mạn tâm thường hay khởi niệm ác tâm khinh thị. Thày tôi vì huyết mạch chính pháp, xả thân mệnh mà cứu hộ, cho dù có bị người ta khinh chê, cũng không hề thay đổi tấm lòng hộ pháp. Với tâm đại từ bi, không nỡ ngồi nhìn “chúng sinh phát thiện tâm mà thành tựu nghiệp địa ngục”, cho nên đã thị hiện gia phong Như Lai, làm sư tử hống, kỳ vọng có thể thức tỉnh thế nhân để cứu độ chúng sinh. Những người không hiểu biết lý lẽ, thường cho rằng ngài cống cao ngã mạn, thực là một sai lầm lớn vậy.

Nhiều năm theo hầu dưới cửa, biết rõ ân sư làm người xử sự hòa nhã tùy duyên, cực kỳ từ bi và thật thà, đem lại đại lợi ích cho đại chúng mà không quan tâm đến bản thân. Nay vì cứu hộ đông đảo Phật tử, vì sự trong sạch vốn có của Phật pháp, vì sự kéo dài trường cửu của chính pháp, cho nên ân sư không thể ngồi nhìn làm ngơ, không thể làm người ba phải, không đắng miệng kim đâm thì bệnh nặng không thể khỏi được, cho nên đã thu thập các kinh tục Mật điển, phơi bày triệt để nguồn gốc ngoại đạo tựa Phật (có vẻ bề ngoài của Phật giáo), thị hiện ma ni châu Chủng Trí để gạn đục khơi trong, ngăn cản người học bước đến cửa địa ngục ở đời sau, cho nên mới biên soạn bộ sách lớn “Cuồng Mật và Chân Mật”, nếu không phải là bậc đại Bồ Tát thừa nguyện tái sinh thì không thể làm nổi.

Cung kính dưới cửa, ân sư không chê con ngu độn, dặn con viết lời tựa, nay kính soạn vài lời, cầu nguyện cho tất cả các độc giả có thể tạm gác lại thành kiến cá nhân, so sánh thẩm định kỹ với các Mật kinh Mật tục, rồi suy xét nhiều lần, kiểm nghiệm sâu sát nội dung của bộ sách này, để tự cứu mình khỏi trầm luân. Kính nguyện!

 

Bồ Tát giới tử: Thu Cát – Tưởng Ba Lạc Kiệt

 

Viết lời tựa vào mùa xuân năm 2002 ở Song Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vài lời của người dịch

 

Kính thưa quý Phật tử và quý bạn đọc gần xa!

 

Mật tông Tây Tạng xưa nay vốn được mọi người coi là Phật giáo Đại thừa chính thống, có tên gọi khác là Phật giáo Tạng truyền hoặc dòng Kim Cương thừa, song hành cùng với Phật giáo Hán truyền và Phật giáo Nam truyền. Đối với thế giới phương Tây mà nói, thì họ tiếp xúc với Phật giáo Tạng truyền lần đầu tiên thông qua ngả Bắc Ấn Độ cách đây hơn 100 năm, khởi nguồn từ một đoàn thám hiểm người Anh đi khám phá vùng núi Himalaya và phát hiện ra một thế giới hoang sơ với nhiều điều bí ẩn. Tin tức được lan truyền, và từ đó đến nay, thế giới Âu Mỹ vẫn mặc nhiên hiểu rằng Phật giáo ở Tây Tạng là Phật giáo Đại thừa thực sự được lưu truyền lại từ Ấn Độ.

Còn đối với người Trung Quốc thì Tây Tạng không hề xa lạ. Ngay từ đầu đời Đường đã có những cuộc tiếp xúc giữa Hán và Tạng. Kể từ sau khi Tạng vương Tùng Tán Can Bố kết hôn với công chúa Văn Thành nhà Đường và công chúa Xích Tôn nước Nepal, thì Phật giáo chính thức được truyền đến Tây Tạng. Sau đó, các tăng nhân như Tịch Hộ, Liên Hoa Sinh, A Để Hạp…cũng lần lượt đến Tây Tạng truyền giáo, thành lập ra các tông phái, được người Tạng tôn thờ. Vì những lý do chính trị, Tây Tạng dần dần đã trở thành thuộc địa của Trung Quốc trải qua các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân Quốc, chịu sự bảo hộ của chính quyền trung ương Trung Quốc. Sau năm 1949, do không muốn tiếp tục nhận sự bảo hộ của chính quyền Trung Quốc mới, với nỗ lực đòi độc lập không thành, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng – Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phải sống cuộc sống lưu vong ở nhiều nước. Các hoạt động chính trị của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trên thế giới sau đó đã khiến cho thế giới phương Tây càng hiểu biết hơn về Tây Tạng. Giải Nobel hòa bình năm 1989 đã khiến cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 càng trở nên nổi tiếng hơn. Cũng từ đó, hoạt động tôn giáo của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã gây được sự chú ý, quan tâm của nhân dân, tín đồ tôn giáo trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ, khiến họ càng thêm tin tưởng rằng Mật tông Tây Tạng – Kim Cương thừa chính là Phật giáo Đại thừa chính thống ở Tây Tạng nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì thế mà ngày nay, các đạo tràng của Mật tông Tây Tạng ở Âu Mỹ mọc lên như nấm sau mưa rào.

Tuy nhiên, điều mà tất cả mọi người không ngờ tới rằng những gì mọi người hiểu biết về Phật giáo Tạng truyền xưa nay đều là sai lầm và phiến diện một cách nghiêm trọng. Đây thực chất là một cú lừa thiên niên kỷ đã được che đậy, ngụy trang, truyền thừa một cách vô cùng khéo léo và tinh vi. Ngay từ đầu, khi Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Tây Tạng, nó đã bị Mật giáo hóa, không còn giữ được bản chất vốn có của Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 7, Phật giáo ở Ấn Độ trước khi bị Hồi giáo tàn phá về mặt vật chất, thì nội bộ Phật giáo đã bị biến chất, xen tạp rất nhiều pháp ngoại đạo. Một số tăng nhân Ấn Độ thời đó đã đem Phật giáo bị Mật giáo hóa bằng các giáo lý của phái Tính Lực chuyên tu tình dục thuộc Ấn Độ giáo, tháo chạy sang Tây Tạng để truyền bá. Khi đến Tây Tạng, các tăng nhân này, mà điển hình là Liên Hoa Sinh, để dễ bề thâm nhập, họ đã khéo léo kết hợp với đạo Bôn (hay còn gọi là Bổng giáo) chuyên thờ cúng quỷ thần của người Tạng, để hình thành nên cái gọi là Lạt Ma giáo. Cái tên cúng cơm Lạt Ma giáo này được sử dụng một cách chính thức cho đến tận ngày nay (đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc), nhưng vì một số lý do tế nhị, họ đã khéo léo tránh đi bằng cách lấy các tên như “Mật tông Tây Tạng”, “Phật giáo Tạng truyền”, “Kim Cương Thừa” để truyền bá khắp thế giới, thay thế cho Phật giáo chính thống vốn đã bị lu mờ thì nay càng bị lu mờ thêm.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài, hoặc đọc các thư tịch, nghiên cứu của học giả phương Tây nói chung, hoặc trước tác của các Lạt Ma Tây Tạng, thì chúng ta không thể nào biết hoặc tưởng tượng được rằng, Mật tông Tây Tạng là một tôn giáo tà dâm đội lốt Phật giáo. Giáo lý chính thống được lưu truyền trong các Mật tục, Mật kinh, sách luận cho thấy các tông phái của Mật tông Tây Tạng đều chuyên tu Song thân pháp (nam nữ song tu), các hành giả Mật tông cao cấp - tức Lạt Ma - sẽ thông qua quan hệ tình dục nam nữ, sử dụng pháp bế tinh bằng khí công để đạt đến cảnh giới Đệ tứ hỷ, Lạc Không bất nhị, nhờ đó mà thành tựu cái mà họ gọi là “tức thân thành Phật, tức sinh thành Phật”, thế nhưng “Phật” mà họ đạt được không phải là Phật thật sự. Đó chính là lý do tại sao các chùa Mật tông Tây Tạng đều có thờ tượng Phật Phụ và Phật Mẫu trần truồng ôm nhau, quan hệ tình dục trong tư thế ngồi hoa sen.

Các giáo lý tu hành Song thân pháp đều được giảng dạy chi tiết trong “Đại Nhật kinh”, “Kim Cương đỉnh kinh”, “Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo”, “Na Lạc lục pháp”, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”…Đó đều là các sáng tác của tổ sư Mật tông Tây Tạng qua các thời kỳ, không phải là kinh Phật thật sự, cũng không phải là các cuốn luận do bậc Bồ Tát viết ra. Bản thân Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 trong các trước tác của mình như “Tình yêu viên mãn”, “Từ bi và Trí kiến”, “Đạo tu hành của Phật giáo Tây Tạng”, “Hướng tới hòa bình”, “Bài học đầu tiên của tu hành”, “Giải thích tâm và mộng”, “Đạt Lai sinh tử thư”…cũng đều nói đến pháp tu nam nữ song thân, không hề úp mở.

Nếu như chỉ nói ra những điều trên mà không có chứng cớ rõ ràng, xác đáng thì chúng ta sẽ dễ bị quy chụp là vu cáo, phỉ báng tôn giáo và người tu hành. Bởi lẽ, theo cách giải thích thông thường từ những người tu hành và nghiên cứu Mật tông Tây Tạng, thì đó là một pháp môn “lấy dục ngừa dục”, nam nữ hành giả và bao gồm cả “Phật” của Mật tông khi đối diện với dâm dục, nam nữ sắc mà lòng vẫn tĩnh lặng, không mảy may xao động, thông qua đó để thăng hoa “thành Phật”. Hoặc lại có cách nói khác rằng, chỉ có những nhà đại tu hành của Mật tông Tây Tạng như Lạt Ma, Thượng sư…trải qua hàng chục năm tu hành “thanh tịnh” mới có đủ tư cách để tu Mật pháp nam nữ song thân này, tuy có quan hệ tình dục mà tâm không hề tham đắm sắc dục, cũng chẳng xuất tinh. Thậm chí, gian xảo hơn, các tổ sư Mật tông Tây Tạng còn thường nói trong các kinh sách của họ rằng, các giáo pháp bên Hiển tông chỉ là các pháp tu đơn giản, thô thiển, chứng lượng thấp, chỉ có các giáo pháp của Mật tông mới là cao cấp, hơn hẳn giáo lý mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, và đương nhiên là thành tựu cao hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni. Do đó, các tổ sư Tạng Mật đều nói những ai muốn tu học Mật tông thì phải tu Hiển tông Đại thừa trước rất nhiều năm, mới đủ tư cách tu học Mật tông, chỉ cần thụ trì giới Tam Muội Da của Mật tông, thì dù có hành dâm, uống rượu, nói dối, sát sinh cũng không phải là phạm giới nữa. Những người bình thường như chúng ta, bao gồm cả những người không tu theo Phật giáo lẫn người trong Phật môn xưa nay đều bị các lối giải thích trùm đầu như thế, khiến cho người ta từ chỗ vốn không hiểu biết về bản chất của Lạt Ma giáo, cộng với việc Phật giáo chính thống không được hoằng dương rộng rãi, thêm vào đó là sự huyền bí vốn có của Tây Tạng mà càng trở nên sùng bái Mật tông, dẫn đến tệ nạn sính ngoại đua nhau tu học Mật tông và thảm cảnh cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ như hiện nay.

May mắn thay cho chúng ta, là ở nhân gian đã xuất hiện một vị đại Bồ Tát, với trí tuệ bất khả tư nghì, Ngài đã vạch trần bí mật ngàn năm của Mật tông Tây Tạng, công bố cho toàn thế giới biết rõ bản chất giáo lý tu hành của Lạt Ma giáo. Ngài đã đem chính những kinh điển của Mật tông Tây Tạng, các cuốn luận gối đầu giường của các tổ sư Tạng Mật ra để khảo sát, dẫn chứng, diễn giải, so sánh với kinh điển, giáo lý của Phật pháp Đại thừa chính tông để cho mọi người thấy sự hư vọng, sai trái, hoang đường, tà dâm trong giáo lý của Tạng Mật. Không những thế, bằng Pháp nhãn của mình, Ngài đã phân tích, biện luận pháp nghĩa rõ ràng, chỉ ra những sự mâu thuẫn, khúc mắc rất vi tế trong giáo lý Mật tông mà ngay cả những người học Phật lâu năm cũng không thể biết được, qua đó để người đời dễ dàng hiểu rõ bản chất của Mật tông Tây Tạng hoàn toàn không phải như những gì mà người ta vẫn bị tẩy não từ ngàn xưa đến nay.

Bên cạnh việc khẳng định Mật tông Tây Tạng – Lạt Ma giáo – Kim Cương Thừa là Phật giáo Tạng truyền giả, là cuồng Mật, thì đạo sư Bình Thực cũng cho chúng ta thấy một hình bóng của Phật giáo Tạng truyền thật sự - tức chân Mật. Đó chính là phái Giác Nãng Ba hoằng truyền giáo pháp Tha Không Kiến – Như Lai Tạng ở Tây Tạng từ thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 17. Phái Giác Nãng Ba xét về quy mô là một phái nhỏ ở Tây Tạng, bên ngoài thì có biểu hiện giống như các giáo phái khác ở Tây Tạng, nhưng bên trong lại ngầm truyền pháp Tha Không Kiến, giúp người tu hành có thể chứng ngộ Bồ Đề, từng bước tiến tu theo Bồ Tát đạo mà Phật Thế Tôn đã dạy. Về sau, các giáo phái khác đã phát hiện phái Giác Nãng Ba hoằng truyền giáo pháp khác hẳn với giáo lý của mình, cho nên đã tìm cách đàn áp, tẩy chay. Cuối cùng, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 của Hoàng giáo (là giáo phái mạnh nhất, đứng đầu Tây Tạng từ thế kỷ 15 cho đến ngày nay) đã sai phái Tát Già tiêu diệt toàn bộ phái Giác Nãng, khiến cho giáo pháp Tha Không Kiến thâm diệu, thù thắng bị thất truyền. Đó là một điều rất đáng tiếc, nhưng sự xuất hiện và truyền thừa của phái Giác Nãng thực sự đã là một mốc son chói lọi trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền.

Có lẽ sẽ có không ít bạn đọc sẽ hoài nghi về tính xác thực của cuốn sách này, nhưng dù bạn đọc có tin hay không tin, thì nó vẫn là sự thực không thể chối cãi, vì đều được phân tích, biện luận trên cơ sở nội dung kinh văn, sách luận của Mật tông Tây Tạng, chẳng qua là vì họ truyền dạy bí mật (do sợ lộ bản chất tà dâm) nên ít người được biết đến. Tuy nhiên, dù bạn đọc không tin hay hoài nghi, thì cũng rất mong quý bạn đọc bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh, cẩn thận tư duy suy nghĩ, y pháp bất y nhân. Điều gì chưa hiểu, hoặc thấy thắc mắc, thì cũng tạm tồn nghi trong lòng, tuyệt đối không nên tùy tiện phỉ báng trong bất cứ trường hợp nào, đợi một ngày nhân duyên chín muồi, mọi nghi ngờ thắc mắc tự nhiên sẽ được giải đáp. Có như thế thì mới tránh được cái họa khẩu nghiệp do phỉ báng nhầm thánh tăng gây ra và đó cũng là phép hành xử của người có trí tuệ vậy.

Trong bộ sách này, tác giả không có thói quen dùng cước chú hoặc chú thích cuối sách để giải thích các danh từ hoặc ý tứ trong giáo pháp, kinh điển của Mật tông Tây Tạng, mà trực tiếp giải thích trong ngoặc đơn ngay sau phần chính văn. Ngoài ra, bản thân trong phần trích dẫn kinh sách của Mật tông cũng vốn có chú thích của các Lạt Ma, Thượng sư. Bên cạnh đó, để bạn đọc hiểu rõ thêm ý tứ của tác giả, người dịch cũng chua thêm các chú thích nhỏ để diễn giải từ ngữ hoặc điển cố. Chính vì có sự đan xen nói trên, cho nên để tránh cho quý độc giả khỏi hiểu nhầm đâu là diễn giải của các Lạt Ma, Thượng sư, đâu là chú thích của tác giả, đâu là sự giải thích của người dịch, dưới đây xin được phân định rạch ròi:

- Chú thích của các Lạt Ma, Thượng sư, Tổ sư Mật Tông Tây Tạng được viết trong ngoặc đơn trong phần trích dẫn, trước phần chú thích có ghi: (Chú thích gốc:…), font chữ đứng bình thường.

- Chú thích của tác giả khi giải thích ý tứ, câu từ trong kinh sách Mật tông Tây Tạng được viết trong ngoặc đơn () ngay sau từ ngữ cần giải thích và được viết bằng chữ đứng bình thường.

- Chú thích của người dịch nhằm diễn giải thêm ý tứ cho người đọc dễ hiểu, hoặc là được viết trong ngoặc đơn () và dùng font chữ in nghiêng; hoặc là được viết ở phần cước chú cùng trang với font chữ đứng cỡ nhỏ, mở đầu bằng cụm từ: Chú thích của người dịch:…

Xin hân hạnh giới thiệu với quý Phật tử và quý bạn đọc bộ sách: “Cuồng Mật và Chân Mật”!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Huyền Trang Bồ Tát Ma Ha Tát!


[1] Chú thích của người dịch: “Vô nhân luận” là thuyết không có nguyên nhân, chủ trương mọi thứ tự dưng mà có, từ không sinh ra có.

[2] Chú thích của người dịch: Ở đây là chỉ Phật giáo ở Ấn Độ xưa bị người Hồi giáo tiêu diệt bằng bạo lực.

[3] Chú thích của người dịch: Sau khi chứng ngộ Chân Tâm Thực Tướng Như Lai Tạng ở quả vị Thất trụ vị thì mới thực sự bắt đầu tu hành.


Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0