VỤ BÊ BỐI SEX RÚNG ĐỘNG CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Đưa tin: ©AFP / DPA / Patrick PLEUL

Mùa hè năm nay, ở Trung tâm Phật giáo Tạng truyền Pháp quốc đã xảy ra một cuộc cách mạng nhỏ, khiến cho Sách Giáp Nhân Ba Thiết (Sogyal Rinpoche) vị lãnh tụ tinh thần của Học phái tư tưởng Phật giáo đã sớm phải xách dép ra đi.

Sách Giáp (Sogyal) Nhân Ba Thiết là một trong những đại sư Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới Tây phương. Ông ta đã xuất bản cuốn “Tây Tạng sinh tử thư” năm 1992. Cuốn sách này đã bán được khoảng 2 triệu 800 ngàn cuốn. Vị đại sư nổi tiếng như vậy, nhưng vào trung tuần tháng 7 năm nay đột nhiên lại len lét như rắn mùng năm. Tuần báo Marian tiết lộ, có 8 môn đồ thân thiết nhất của đại sư đã gửi thư cho 1500 tín đồ. Trong bức thư dài 7 trang này, họ đã tiết lộ rằng đại sư đã làm nhục, tấn công tình dục đối với học sinh, và cả về cuộc sống hào hoa xa xỉ của ông ta nữa.

Ông Olivier Raurich đã đọc bức thư này. Ông ấy trước kia là người phiên dịch sát sườn của Sách Giáp Nhân Ba Thiết, đến năm 2014 ông ấy đã rời trung tâm Bản Giác Rigpa. Ông ấy cũng chỉ trích những hành vi này của Sách Giáp Nhân Ba Thiết. Ông ấy nói có hai cô gái đã kể với mình rằng bọn họ đã bị Sách Giáp Nhân Ba Thiết cưỡng hiếp. Bản thân Olivier Raurich cũng phát hiện chân tay của Sách Giáp Nhân Ba Thiết không sạch sẽ gì, ông ấy nói: “Năm 2014, ở gần chỗ Montpellier chúng tôi đã thành lập một Hội tu luyện tĩnh tọa quy mô lớn. Lần đó có chứng 600 đến 800 tín đồ tham gia. Sách Giáp Nhân Ba Thiết yêu cầu mọi người nộp tiền mặt, ông ấy kiên quyết rằng mọi người phải trả bằng tiền mặt. Tôi nhìn thấy những phong bì đựng đầy tiền mặt rơi vào trong cái giỏ. Sách Giáp Nhân Ba Thiết nói lấy số tiền này là để dành cho sự nghiệp từ thiện nhân đạo. Tôi khi ấy nghĩ nếu như đúng là như vậy, thì vì sao phải cần nhiều tiền mặt đến thế? Vì sao lại phải lấy tiền bằng phương thức phi pháp như vậy?”

Vài tháng sau khi Olivier Raurich rời Trung tâm Bản Giác, nhà xuất bản Max Milo đã xuất bản một cuốn sách “Tín đồ Phật giáo như thế đó” của tiến sĩ Dân tộc học Marion Dapsance, nhưng cuốn sách này không có sức ảnh hưởng gì đối với trung tâm. Nhưng mùa hè năm nay, bức thư của những tín đồ Phật giáo không chịu rời đi lại gây ra một cú sốc điện vào trung tâm này. Cuối cùng, Lạt Ma nổi tiếng của Pháp Matthieu Ricard cũng ra sức chỉ trích hành vi của Sách Giáp Nhân Ba Thiết là “Không thể khiến người ta chấp nhận được”.

Ngay cả Đạt Lai Lạt Ma trên hội nghị được tiến hành ở Lạp Đạt Khắc, Ấn Độ vào đầu tháng 8 năm nay cũng đứng dậy nói: “Có một số chùa Lạt Ma vẫn còn chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến trước kia, cách làm như vậy đã lỗi thời rồi. Họ bắt buộc phải dừng ngay lại cách làm ăn như vậy. Những cách làm ăn đó không phải là Phật giáo”.

Đạt Lai Lạt Ma đầu đổ mồ hôi, cuối cùng không thể không nói lời tạm biệt với anh bạn thân “Sách Giáp Nhân Ba Thiết đại sư xì căng đan tình dục”.

Các nhà báo cho rằng hành vi như vậy cần phải được phơi bày công khai trên báo chí, đài phát thanh... Khẩu hiệu kiểu “Sách Giáp Nhân Ba Thiết là bạn tốt của tôi” cũng kết thúc rồi, Sách Giáp Nhân Ba Thiết đã đem lại một cảm giác sỉ nhục cho mọi người.

Vào cùng một thời điểm, Trung tâm Bản Giác Rigpa đã tuyên bố tiến hành cuộc điều tra nội bộ và xây dựng lại chuẩn tắc nề nếp đạo đức.

VỤ BÊ BỐI CỦA TRUNG TÂM BẢN GIÁC RIGPA KỲ THỰC CHỈ LÀ MỘT PHẦN CỦA TẢNG BĂNG CHÌM MÀ THÔI?

Tất cả các tín đồ, bao gồm cả những nạn nhân bị ngược đãi đều nhấn mạnh rằng, chúng ta không thể miệt thị cả giới Phật giáo. Những con ký sinh trùng xấu xa là khá hiếm thấy, chúng đồng thời tồn tại với những người tu hành tốt đẹp.

Khi phóng viên hỏi Olivier Raurich liệu có nghe nói về các hành vi quấy rối tình dục trong các trung tâm chùa chiền Lạt Ma khác hay không, khi đó ông ấy vẫn còn ở trong Trung tâm Bản Giác Rigpa, ông ấy đã xác nhận rằng có tin đồn như vậy, cho dù bản thân ông ấy rất khó để tin. Ông ấy nói: “Tôi có một số bạn bè nói với tôi rằng ở các trung tâm khác, cũng có những tin đồn tương tự. Tôi khi ấy cho rằng cảm thấy điều này là không thể tưởng tượng được. Tôi cũng có sự bảo lưu với các tin đồn của họ, bởi vì các đại sư Lạt Ma vĩ đại đều là thần thánh, cho nên muốn chúng tôi chấp nhận những tin đồn kiểu như vậy, điều này quả thật là rất khó”.

Hiệp hội giáo đồ Phật giáo liên minh Pháp quốc tương tự cũng chỉ trích bất kỳ hành vi bạo lực và quấy rối tình dục nào, không chỉ là nhằm vào trung tâm Bản Giác Rigpa. Hiệp hội này cũng nghe nói về các tin đồn khác, đúng như người lãnh đạo của họ Olivier Wang giải thích: “Tôi cho rằng những việc như thế này đều có ảnh hưởng rất lớn đối với giới Phật giáo. Điều này chứng tỏ không thể mù quáng tin sùng thánh nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng ta bắt buộc phải lắng nghe giáo nghĩa của Phật Đà bằng cách thức có tầm nhìn xa, đồng thời trước sau phải giữ cảnh giác. Như thế thì việc phát sinh những việc như vậy sẽ giảm thiểu tối đa”.

Phóng viên cho rằng cho dù có như vậy, vẫn có lúc sẽ xảy ra. Những người bị hại này cũng không muốn cầm micro lớn tiếng rêu rao, ví dụ như tỉnh Dordogne miền Nam nước Pháp, ở Auvergne, Montpellier ít nhiều cũng có những lời khai làm chứng của các tín đồ trong luận đàn Phật giáo có liên quan. Chúng ta nên có những biện pháp phòng chống cần thiết để đối phó với những kẻ đại bịp tâm linh này.

Bổn báo lấy một ví dụ cụ thể. Vào năm 2011, ở chùa Thiên Phật tại Saône-et-Loire, sau khi có tín đồ tố cáo, ba vị Lạt Ma đã bị đuổi khỏi chùa. Trong đó có một người vẫn đang bị điều tra, ba người khác đã có chứng cứ gây thương tích. Có biện pháp phòng chống cần thiết đó mới là trọng tâm của vấn đề.

MỘT VẾT THƯƠNG LÒNG KHÓ MỞ MIỆNG

Có rất nhiều nạn nhân do lo lắng việc của mình sẽ bôi nhọ tất cả Phật giáo, trong lòng rất áy náy, nên khó đứng ra công khai chỉ trích. Cũng có nhiều nạn nhân cảm thấy xấu hổ, vì muốn mình thoát khỏi đau thương mà không công khai sự việc. Những người ủng hộ Hiệp hội cũng có lúc đề nghị các nạn nhân đó từ bỏ việc tố cáo, họ cho rằng trình tự pháp luật nhiều năm sẽ đè bẹp tâm linh của người bị hại. Kỳ thực những quan điểm này không phải là chính xác.

Daniel Sisco là Chủ tịch “Hiệp hội các gia đình và cá nhân nạn nhân của các giáo phái” - ADFI tại Paris, Pháp, ông ấy nói: “Thu thập các chứng cứ trong lĩnh vực phạm tội tâm lý là rất rất khó khăn. Căn cứ luật About-Picard, cho phép mọi người nói ra cảm giác của mình, nhưng vẫn là khó để chứng minh. Trừ phi có 5 đến 10 người có cùng một cảm giác với cùng một người, chúng tôi mới bắt đầu thiết lập trình tự pháp luật”.

ADFI tại Paris, Pháp năm ngoái đã liệt kê 18 báo cáo ngược đãi tình dục ở các trung tâm Phật giáo. Daniel Sisco nói: “Kỳ thực Phật giáo rất có thể khiến những kẻ đại bịp tâm linh giở trò xâm phạm tình dục, bởi vì giới luật của Phật Đà khiến cho người ta yên tâm, mọi người buông lỏng cảnh giác, nên những kẻ ác ôn thần quyền mới có cơ hội làm tới”.

Nếu như mùa hè năm nay, bức thư chỉ trích hành vi của Sách Giáp Nhân Ba Thiết là một cuộc cách mạng, thì chứng tỏ rằng chúng ta nên để việc này được công khai hóa. Không thể tiếp tục để bản thân Lạt Ma và người nhà bao che giữ bí mật cho những thứ thối nát của mình.

Như Hiệp hội giáo đồ Phật giáo Pháp quốc nói: “Đến nay, thời kỳ trăng mật giữa phương Tây và Phật giáo đã kết thúc rồi, mỗi một người đều phải ý thức rằng mỗi một tôn giáo đều có những con ký sinh trùng”.

Bản gốc bài báo tiếng Pháp:

https://www.franceinter.fr/emissions/le-zoom-de-la-redaction/le-zoom-de-la-redaction-28-aout-2017?fbclid=IwAR34RxbJFMoe8-zYdffzhQznqheL4ldwebTevz-GPfiQomVNMEp6lmTZVnM


Từ khóa: VỤ BÊ BỐI SEX RÚNG ĐỘNG CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG


Bài trước: PHẬT TỬ MỸ CHOÁNG VÁNG VÌ BÊ BỐI AIDS

Bài sau: ĐẶC ĐIỂM TU HÀNH CHUNG CỦA CÁC GIÁO PHÁI MẬT TÔNG TÂY TẠNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HỌ SO VỚI PHẬT GIÁO – LẤY GIÁO NGHĨA PHÁI CÁCH LỖ LÀM VÍ DỤ

Trang chủ

Lượt xem trang: 1