TÉ RA ĐẠT LAI LẠT MA TU SONG THÂN PHÁP

Báo chí gần đây đưa tin cựu phó Tổng thống Lã Tú Liên có thái độ bất mãn đối với việc chính phủ Mã Anh Cửu trù trì không phê chuẩn mời Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Đài Loan. Việc này rốt cuộc là do chính phủ Mã Anh Cửu dựa trên tình tình thực tế ngoại giao mà có thái độ thận trọng, hay là “chỉ tuân theo Trung Quốc” như phe Trại xanh lục chỉ trích, độc giả tự sẽ có sự nhận xét công bình. Nay người viết xin đưa ra quan điểm khác đối với sự việc này:

June Campbell, người Scoltland, thuở thiếu nữ đã từng đến Ấn Độ làm thư ký và phiên dịch viên cho Lạt Ma Kalu, sau đó được phong làm Minh Phi (Không Hành Mẫu), cùng tu Song thân pháp nhiều năm với Kalu. Sau này, cô nhận ra mình đã bị lừa làm nô lệ tình dục, và biết Kalu cũng từng lừa nhiều cô gái tu hành Song thân pháp. Sau khi trở về nước, gạt qua nỗi sợ hãi bị đe dọa giết chết, cô đã viết cuốn sách “Traveller in space – Không Hành Mẫu” (1996), kể lại trải nghiệm đau thương của mình và vạch trần bộ mặt thật của Mật tông Tây Tạng. Cuốn sách đã làm chấn động thế giới phương Tây và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Cách đây nhiều năm, ấn tượng của người viết đối với Phật giáo truyền thống vẫn là như Pháp Cổ Sơn, Từ Tế (đang hoằng truyền), có sự dạy bảo thống nhất với luân lý đạo đức, hơn nữa đều nỗ lực thực hiện cứu tế, có sự cống hiến tốt đẹp đối với xã hội. Chính vì thế mà đối với Phật giáo Tạng truyền, tôi cũng tự nhiên không hề có ý nghĩ nào khác. Thế nhưng, gần đây thông qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi đã đọc cuốn “Không Hành Mẫu” do tác giả June Campbell, một nhà tu hành Phật giáo Tạng truyền người Scotland viết. Cuốn sách này đã tiết lộ tường tận bản chất của Phật giáo Tạng truyền lấy “Song thân pháp” để làm pháp môn tu hành, đồng thời còn giải thích rất nhiều về địa vị của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền. Do nội dung cuốn sách này ghi chép có khác biệt rất lớn so với ấn tượng về Phật giáo truyền thống như Pháp Cổ Sơn đem lại cho người ta, cho nên người viết đã tìm tòi thêm chứng cứ qua các tư liệu liên quan ở thư viện và trên mạng. Người viết đã phát hiện ra rằng Song thân pháp đích thực là một trong những phương pháp tu hành của Phật giáo Tạng truyền, hơn nữa dường như tu hành càng đi sâu lên cao thì càng phải dựa vào phương pháp tu hành này.

Đối với tín đồ Phật giáo mà nói, nếu như hành giả còn được trí tuệ và từ bi kiên định, thì có thể vận dụng tình dục vào đạo tu hành, bởi vì việc này có thể dẫn khởi tạo ra sức chuyên chú cực lớn của Ý thức, mục đích là vì hiển thị và kéo dài tầng lớp sâu hơn nữa của tâm (trước đây đã từng miêu tả trong quá trình tử vong), nhằm vận dụng sức mạnh vào việc tăng cường sự lĩnh ngộ Không tính. Nếu không thì chỉ là quan hệ tình dục, hoàn toàn không liên quan gì đến tu hành tâm linh. Khi một người đã đạt đến giai đoạn rất cao về mặt động cơ và tu hành trí tuệ, vậy thì cho dù là giao hợp lưỡng tính hay thông thường gọi là quan hệ tình dục, cũng không giảm tổn hành vi thuần khiết của người này. Hành giả yoga đã đạt đến trình độ rất cao trên đạo tu hành, anh ta hoàn toàn có tư cách thực hành song tu, mà người xuất gia có được năng lực như vậy có thể duy trì được giới luật của anh ta. (Đạt Lai Lạt Ma viết, Đinh Nãi Trúc dịch, “Bài học đầu tiên của tu hành”, Công ty xuất bản Tiên Giác, Đài Bắc, năm 2003, trang 177-178).

Trong lúc bàng hoàng, người viết đã nhanh chóng liên tưởng đến vụ án xâm hại tình dục tôn giáo xảy ra ở khu vực Đài Trung dạo nọ, đồng thời bắt đầu có thái độ thận trọng đối với việc tu hành tôn giáo của gia quyến mình. Trước vấn đề này, câu trả lời sau khi đi tìm hiểu tư vấn thông thường là: “Người tu hành cao thâm mới có tư cách tu Song thân pháp. Người bình thường vốn dĩ không nên động vào, cho nên không cần phải lo lắng”. Thế nhưng, về trình độ tu hành để có thể thực hiện Song thân pháp, họ lại thường dùng những danh từ tôn giáo khó hiểu cao thâm để thuyết minh, người bình thường căn bản không thể nào phân biệt được thật giả trong đó. Chúng ta không cầm lòng được mà phải hỏi rằng, trong số những nhà tu hành Phật giáo Tạng truyền ngước mắt là thấy hiện nay, rốt cuộc có vị nào có đủ tư cách hành Song thân pháp với nam tín đồ hoặc nữ tín đồ không? Nếu như không có tổ chức uy tín nào có thể xác nhận được, vậy thì đại chúng thông thường tương đối yếu thế, thậm chí là vô cùng yếu thế về mặt kiến thức tu hành, họ làm sao có thể phân biệt nổi pháp tu song thân trước mặt rốt cuộc là pháp môn tu hành cao thâm mà kẻ phàm phu không thể chạm đến hay là một liều độc dược tham dục được bao bọc thành tu hành đây? Xưa nay trên các trang báo thời sự xã hội trước sau đều giành một chuyên mục để nói về các vụ án xâm hại tình dục trong tôn giáo, đó chẳng phải là bắt nguồn từ việc người bị hại thường không thể phân biệt nổi kẻ cưỡng bức liệu có phải là đạo hạnh cao thâm hay không, nên mới khiến cho họ muốn làm gì thì làm đó ư? Chuyện này quả thực không thể đơn thuần dựa vào lý do “mê tín” của cá nhân để một mình người bị hại phải gánh chịu tất cả mọi trách nhiệm được đâu!

Còn về uống rượu, ăn thịt và giao hợp nam nữ, chỉ có ở Vô thượng Yoga mới giảng đến, ba bộ khác đều không có. Trong Vô thượng Yoga, có nói đến vấn đề uống rượu, ăn thịt, mà điều này thì có liên quan đến giao hợp nam nữ. Trong đó nói đến vấn đề chính yếu nhất, chính là vấn đề giao hợp nam nữ, cũng chính là vấn đề song thân. Với người luyện yoga mà nói, nếu anh ta là nam, người mà anh ta phải nương dựa vào là Phật mẫu, nếu người luyện yoga là nữ thì đối tượng cô ta phải dựa vào là Phật phụ. Cũng có nghĩa là Phật phụ, Phật mẫu phải nương dựa lẫn nhau. Vì sao vậy? Bởi vì sau khi trải qua kết giao thân thể, ý thức phần thô và luồng khí sẽ dần dần hoàn hoãn lắng xuống, dần dần biến mất! Để đạt đến mục đích cứu cánh nhất, cho nên anh ta phải sinh ra Đại Lạc thì mới có biện pháp, để có thể duy trì mãi mãi cái Đại Lạc này, cho nên tinh dịch của anh ta tuyệt đối không được rớt ra ngoài, một giọt cũng không được rớt ra, anh ta có biện pháp để vận dụng cái tinh dịch ấy! Giả sử khi anh ta đang hành song thân pháp, mà xuất tinh ra, thì anh ta phải có biện pháp thu hồi nó không mất một giọt nào, nếu không là làm trái với phạm hạnh, tức là phạm vào tội lớn. (Trích ‘Vấn đáp giữa Đạt Lai Lạt Ma và đoàn thăm hỏi Phật giáo Trung Quốc’, Lý Thành ghi chép, in trong “Đạt Hương tự pháp tấn (Lợi sinh)”, năm 1998, kỳ 27).

Điều không thể kiêng nói là, việc Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Đài Loan chắc chắn sẽ dấy lên một trào lưu sùng bái, vì sức ảnh hưởng của Phật giáo Tạng truyền lớn hơn nhiều so với tín ngưỡng dân gian thông thường, nó không thể không khiến người ta lo lắng rằng: Trong trào lưu này, dân chúng nói chung làm sao có thể phân biệt được người tu hành thật giả dưới vòng hào quang của Đạt Lai Lạt Ma? Người viết vì thế mà đột nhiên nảy ra một ý tưởng lạ rằng: Song thân pháp nếu đã là một phương pháp tu hành của Phật giáo Tạng truyền, vậy thì trước tình hình thực tế các vụ án xâm hại tình dục tôn giáo liên tục không ngừng xảy ra như hiện nay, phải chăng cần có một đoàn thể tu hành của Phật giáo Tạng truyền nào, hoặc một tông phái Phật giáo nào đó trong nước có thể đại phát tâm từ bi, không nên dùng những danh từ tôn giáo khó hiểu để dẫn dắt người ta nghe đọc một cách hàm hồ nữa, mà hãy trực tiếp thẳng thắn giúp chúng ta xác nhận tư cách Song thân pháp, thậm chí là cấp giấy chứng nhận cho người đủ tư cách, như thế vừa có thể giúp những người sơ cơ có chí tu hành lựa chọn được phương pháp tu hành, vừa có thể khiến cho gia quyến họ yên tâm. Làm được như thế thì có lẽ sẽ giảm bớt được sự công kích về luân lý đạo đức đối với chuyến đi này của Đạt Lai Lạt Ma, thậm chí còn có thể cộng thêm điểm cho lời chào mời của cựu phó Tổng thống Lã Tú Liên nữa đó!

(Tác giả: Lý Phàm, giáo viên trường Đại học chuyên nghiệp)

Nguồn bài viết:

http://www.lamatruth.com/articles/?type=detail&id=618

Đề nghị xem thêm các bài:

1. Ác mộng của Không Hành Mẫu

http://www.tantraleaks.net/vi/%C3%81C-M%E1%BB%98NG-C%E1%BB%A6A-KH%C3%94NG-H%C3%80NH-M%E1%BA%AAU

2. Tôi từng là nô lệ tình dục của Mật tông (I was a Tantric sex slave) – phỏng vấn cựu Minh Phi June Campbell năm 1999:

https://www.independent.co.uk/arts-entertainment/i-was-a-tantric-sex-slave-1069859.html


Từ khóa: Đạt Lai Lạt Ma, Song thân pháp, Phật giáo Tạng truyền, Không Hành Mẫu, June Campbell, Lạt Ma Kalu


Bài trước: BẢNG SO SÁNH MẬT TÔNG VÀ PHẬT GIÁO

Bài sau: “SÁT SỞ HÀNH GIỚI” CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Trang chủ

Lượt xem trang: 3