KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1]

An Elegy about Dakinis-The Role and Destiny of Women in Tibetan Buddhism

空行母悲歌——女性在藏傳佛教的角色與命運

Tác giả: Trương Hỏa Khánh, Sái Chí Thành

Học báo Chính Giác, kỳ thứ 5, ngày 01.12.2011, trang 63-122

 

TRÍCH YẾU

 

Không Hành Mẫu bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, là người hầu nữ của “Nữ thần Ca Lê” vợ của thần Siva, thuộc về loài quỷ thần. Sau khi bị Liên Hoa Sinh đưa vào Tây Tạng, chịu sự ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo đất Tạng mà có sự thay đổi, ví dụ như: chủng loại tăng nhiều, có Phật Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Trí Tuệ Nữ, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ, Thiên Nữ, Quỷ Nữ, Dạ Xoa Nữ, La Sát Nữ, Nữ Tín Sai, Cống Phẩm vân vân. Trong vai trò và chức năng xem ra có vẻ phức tạp này, điều tối quan trọng là: Phối hợp với Lạt Ma nam để tu song thân pháp. Từ các điều kiện tuyển chọn và quá trình huấn luyện của tứ đại phái Tạng truyền đối với Không Hành Mẫu có thể thấy rằng: Không Hành Mẫu chẳng qua chỉ là công cụ tình dục mồi chài dâm dục, hoàn thành song tu mà thôi. Do đó, bắt buộc phải đi tìm kiếm những cô gái trẻ xinh đẹp, âm hộ mẩy (nguyên văn: có tính đàn hồi), rồi tiến hành huấn luyện Mật pháp, Không tính, Mật giới, quán đỉnh và kỹ năng tình dục, đồng thời ban cho mỹ danh là Không Hành Mẫu Trí Tuệ, để bọn họ có được thân phận cao quý và cuộc sống sung túc trong dân gian, đồng thời sẵn sàng cung cấp công cụ tình dục để hành dâm với Lạt Ma, từ đó ảo tưởng thông qua sự gia trì của Lạt Ma trong quá trình song tu để cũng có thể “tức thân thành Phật”. Thế nhưng, trên thực tế, những người con gái này chỉ như nô lệ, là vật phẩm để cho đám đàn ông truyền nhau đưa đón: Đệ tử đưa bọn họ đến hiến tặng cho thượng sư, thượng sư xài xong thì lại trao cho đám đệ tử sử dụng; Sau một thời gian, chúng mất đi cảm giác tươi mới, thì quẳng đi không xài nữa. Đối với Lạt Ma, những người con gái này chỉ có ý nghĩa là đạo cụ và tế phẩm, chứ không thể có bất kỳ thứ cảm tình nào, cho nên “Không Hành Mẫu” trong Vô thượng Yoga chỉ là “công cụ tình dục” bị lợi dụng mà thôi.

Do diễn xuất của Không Hành Mẫu trong song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền chỉ là hai vai trò “thỏa mãn tình dục của người nam” và “cung cấp năng lượng nữ tính”, nên Không Hành Mẫu chỉ là hư danh trong tôn giáo, cơ thể người nữ hay công cụ tình dục mới là sự thực hiển bày của dục cầu. Trong môi trường chính giáo hợp nhất do nam quyền làm chủ, thân thể và tâm linh của người nữ sẽ bị xâm phạm, bị lợi dụng, bị áp bức, bị tước đoạt. Quyền con người cơ bản nhất của Không Hành Mẫu đã bị mất đi, vận mệnh cuối cùng của họ còn bi thảm hơn. Sau khi hi sinh quyền tự chủ thân mình và sự trưởng thành về tâm trí để thỏa mãn cho sự dâm lạc và vọng tưởng thành Phật của Lạt Ma xong, cuối cùng họ sẽ bị vứt đi – bởi vì mỗi một sắc thân đều là vô thường, có thời hạn sử dụng nhất định. Mà mức độ yêu cầu của Lạt Ma đối với Không Hành Mẫu là cực lớn, hơn nữa lại thích nếm nhiều loại con gái khác nhau. Nữ hành giả trong Phật giáo Tạng truyền đều phải phụ thuộc và nam Lạt Ma như thế, họ có quyền sử dụng muốn làm gì thì làm. Vậy thì, người nữ song tu đã bị vật hóa, công cụ hóa như thế, trong logic của các nam thượng sư, những chuyện như “vắt chanh bỏ vỏ”, “có mới nới cũ” là kết luận tất yếu.

Nếu luận về vọng tưởng tà trái – tham dục là đạo, song tu thành Phật – được ngụy trang bằng danh tướng (danh từ) Phật pháp của họ, thì pháp tu song thân Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền trước sau đều không tách rời khỏi Dục giới tham, không thật sự trì giới Bồ Tát, không đắc Căn bản định, không đoạn Ngã kiến và Ngã chấp, không chứng được thức thứ tám Như Lai Tạng, tam học lục độ đều không thành tựu, thì làm sao mà tiến tu theo thứ tự để thành Phật được đây? Đã không thể thành Phật, thì bày đặt ra cả bộ lý luận, danh từ chức vụ, điều kiện, huấn luyện, dụ dỗ và ép buộc người nữ đóng vai Phật Mẫu, Minh Phi để phối hợp song tu, cuối cùng là tu hành rơi vào khoảng không, cả hai đều thân bại danh liệt, trở thành một cú lừa dung tục. Bên nam thì vẫn còn có khả năng thọ dụng dâm lạc đến hết đời, bên nữ thì mất đi hoàn toàn nhân cách. Vụ lừa đảo của Lạt Ma giáo này, ở Tây Tạng hơn 1000 năm qua đã bị thần thoại và chính quyền cố tình che lấp, nhưng dưới sự phát triển văn minh và quan tâm nhân quyền mức độ toàn cầu hóa ngày nay, thì bắt buộc cần phải được lột trần trung thực và xét lại nghiêm túc.

 

Từ khóa: Phật Mẫu, Không Hành Mẫu, Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn, phái Tính Lực, nam nữ song tu, Vô thượng Yoga.

 

I. LỜI NÓI ĐẦU

 

Không Hành Mẫu, là dịch ý của Dākinī trong tiếng Phạn (tiếng Hán: Đồ Cát Ni), vốn là một loại nữ thần linh, quỷ dạ xoa nằm giữa người và trời. Cô ta có đại lực, có thể bay trong không trung, cho nên gọi tên như vậy (Không Hành Mẫu - người nữ bay trong không trung). Có người cho rằng, từ nguyên của Dākinī có thể truy nguyên đến việc sùng bái người nữ trong tộc người Đạt La Tỳ Đồ (không phải tiếng Phạm) ở Tây Nam bộ Ấn Độ thời xưa (trước khi người Nhã Lợi An xâm lược Ấn Độ). Bọn họ coi “24 thánh địa” ở vùng núi Hi Mã Lạp Sơn (Everest) là nơi cư trú của Không Hành Mẫu (thân người, đầu chim thú). Người Nhã Lợi An sau khi tiếp quản Ấn Độ, đã đem những Không Hành Mẫu này chỉ cho thần Siva [2]. Lưu Uyển Lợi nói:

Trong “Tự điển Phạm Anh” (A Sanskrit-English Dictionary, 1899; rpt.1964) do Sir Monier-Williams biên soạn có ghi lại nghĩa tiếng Phạm của Không Hành Mẫu “Dākinī” là chỉ “Người hầu nữ  của nữ thần Ca Lê (Kālī) ăn thịt người” (Willis, 61, 150). Nữ thần Ca Lê ở đây là vợ của thiên thần Siva, một trong ba đại chủ thần, chủ về phá hoại của Ấn Độ giáo, là một trong các chủ thần được phái Tính Lực của Ấn Độ giáo tôn thờ. [3]

 

Không Hành Mẫu ăn thịt người, trong phái Tính Lực chính là người hầu gái của “nữ thần Ca Lê” – vợ của thần Siva, thuộc về loài quỷ thần, đây là nguồn gốc sớm nhất của Không Hành Mẫu. Bản chất của “hầu gái” là việc gì cũng phải nghe theo lời chỉ thị của chủ nhân mà phối hợp thực hiện, trong sự nghiệp của chủ nhân không được có tư tưởng chủ thể độc lập của mình, họ là sản phẩm phụ thuộc của chủ nhân. Không Hành Mẫu của Ấn Độ giáo sau khi truyền nhập vào Tây Tạng, lại có thêm một bước phát triển phụ họa tô điểm thêm, Lưu Uyển Lợi nói:

Không Hành Mẫu trong tiếng Tạng là mkha’gro ma (hoặc dịch âm là Khandroma), trong đó mkha ý chỉ “hư không”, còn ’gro thì mang nghĩa “hành tẩu, đi lại”, cuối cùng ma là tự vĩ thường chỉ người nữ. Cả từ này hợp lại thành nghĩa “Nữ hành giả trong không trung”. [4]

 

Không Hành Mẫu (Dākinī) trong Phật giáo Tạng truyền bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, hơn nữa là chỉ loài nữ quỷ Dạ xoa, La sát thích ăn máu thịt của con người.

Từ “Không Hành Mẫu” trong Phật giáo Tạng truyền có ý nghĩa tượng trưng đa nguyên và rất thâm sâu. Xét về mặt tu hành, Không Hành Mẫu là căn bản (root) phụ trách hộ trì Phật hành “sự nghiệp” trong “ba căn bản” (Thượng sư, Bản tôn, Không hành) nội tướng của Phật, Pháp, Tăng tam bảo, là danh từ tổng hợp của Phật Mẫu nữ tính, bậc thành tựu và đại hộ pháp. Nhưng đây chỉ là thuộc tính phương tiện về mặt phân loại, Không Hành Mẫu cũng có thể là thượng sư: như tổ sư truyền thừa dòng nữ Y Hỉ Gia Thác Gia, Mã Cơ Lạp Trác…; cũng có Lục Độ Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Diệu Âm Phật Mẫu… thuộc về dòng  Bản tôn. Những quan hệ liên đới, phức tạp này, ngoài việc khiến cho nó trở nên khó định nghĩa về mặt  danh tướng hoặc danh từ chuyên môn ra, thì cũng tăng thêm độ khó rất nhiều cho những nhiên cứu liên quan. [5]

 

Nếu dựa vào mặt từ ngữ, Không Hành Mẫu chỉ giới hạn là nữ thiên nhân hoặc quỷ thần sống trong “không trung”. Thế nhưng, hình tượng “Không Hành Mẫu” trong Phật giáo Tạng truyền trừ giữ nguyên ý nghĩa vốn có trong Ấn Độ giáo ra, thì sau khi du nhập vào Tây Tạng nó lại được diễn hóa, tăng thêm ý nghĩa nhiều tầng, vai trò và chức năng của nó trong Phật giáo Tạng truyền cực kỳ phức tạp và quan trọng, chỉ rộng đến tất cả những người nữ có liên quan đến tu hành, có thể là người truyền pháp, thượng sư hoặc pháp chủ (Phật Mẫu), người cứu độ nhân dân (Độ Mẫu), người chứng ngộ (Không Hành Mẫu Trí Tuệ), bạn tình của thượng sư hoặc Lạt Ma (Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ), thiên nhân hộ pháp, quỷ thần hộ pháp, sứ giả của Phật Bồ Tát với phàm phu, người giữ gìn Mật tục vân vân. Thương Quyết Trác Mã nói: “Từ rất nhiều nguồn sử liệu có thể nhận ra rằng, người nam là người khởi xướng và người tham dự tích cực trong tất cả các hoạt động tôn giáo, trong quá trình lưu truyền Phật giáo họ đóng vai trò chủ yếu. Thế nhưng, điều này không thể xóa bỏ được vai trò tích cực của phụ nữ đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Tạng truyền…. Ở mặt chủ đạo, thì phần đông các phụ nữ lao động chịu sự lạnh nhạt, hạ thấp, khinh thị, địa vị xã hội cực kỳ thấp kém. Nhưng ở phương diện khác, một là vì nhu cầu tôn giáo (như sùng bái nữ thần, lý luận song tu của Mật tông Tây Tạng), địa vị của phụ nữ lại rất được coi trọng.” [6] Phật giáo Tạng truyền lấy người nam làm chủ, trong quá trình truyền bá tôn giáo thì người nữ chỉ là vai diễn phối hợp, nhưng trong sự hình thành, phát triển và duy trì của Phật (Mật) giáo Tạng truyền, thì công năng đặc biệt (tình dục) mà (thân thể) người nữ cung cấp cho lại được coi là đóng vai trò quyết định bắt buộc để giành được thành tựu cao nhất. Phật giáo Tạng truyền nếu như thiếu khuyết đi Không Hành Mẫu, thì sẽ chẳng còn có chỗ thù thắng bí mật nào để nói nữa. Có thể nói, Không Hành Mẫu có liên quan đến cả vận mạng của Phật giáo Tạng truyền, họ phải chịu khuất phục trước sự dạy dỗ và sắp xếp của người truyền pháp nam (thượng sư), phải hi sinh quyền tự chủ đối với thân thể và quyền lựa chọn tôn giáo của mình, để thành tựu rất nhiều “Phật quả” của người tu hành Mật giáo. [7]

Luận văn này sẽ tiến hành những phân tích cần thiết đối với sự phân loại, ý nghĩa, nguồn gốc, diễn biến của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền, đồng thời sẽ trình bày những điều kiện cần thiết phải có của một “Không Hành Mẫu chuẩn” và địa vị của họ trong bốn bộ Mật tục. Do vai trò, chức năng của Không Hành Mẫu có liên quan đến lý luận “dâm lạc” nòng cốt như Vô thượng Yoga, nam nữ song tu, Không Lạc song vận của Phật giáo Tạng truyền, nếu dùng phương thức ẩn dụ để lướt qua chủ đề này thì sẽ không thể nào làm sáng tỏ được những chỗ đặc biệt và sai lầm của “dục tham là đạo, tức thân thành Phật” của Phật giáo Tạng truyền.

Kết luận tổng thể có được dựa trên sự phân tích từ rất nhiều nguồn tài liệu là: định vị vai trò, điều kiện cần có và nội dung tu hành của Không Hành Mẫu Tạng truyền gần như đều phải “phụ thuộc” vào người nam (thượng sư), “nâng-hạ, cho-đoạt” đều do người nam quyết định; dưới nhu cầu và sự thiết kế của người nam, thì họ phải phối hợp hiến thân xả mạng, thành toàn một cách bị động cho “thực tu” của người nam, những lại không có chút rảnh rỗi để chăm nom đến đạo nghiệp của bản thân. Đến cuối cùng, bọn họ liệu có giành được thành tựu và lợi ích (ngang bằng với người nam) như trong dự kiến hay không, điều này có liên quan đến chủ đề tu chứng Phật pháp và nam nữ bình quyền, bất luận là ở lĩnh vực tôn giáo hay xã hội hiện thực, đều không thể lơ là bỏ qua.

Cho đến nay, các luận văn nghiên cứu về Không Hành Mẫu của Phật giáo Tạng truyền trong nước rất ít, gần như chỉ có bài “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền” [8] của Lưu Uyển Lợi được coi là khá đầy đủ giá trị tham khảo học thuật. Người viết sẽ lấy bài viết này làm manh mối, tham đọc các kinh tục và trước tác có liên quan của Mật giáo, để xác định được vai trò, chức năng (pháp tu song thân) của Không Hành Mẫu trong Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền; đồng thời dựa vào đây để thảo luận hai vấn đề: Một, từ pháp nghĩa của Phật giáo để kiểm tra lý luận và sự thực của “nam nữ song tu, tức thân thành Phật” của Mật giáo. Hai, từ ý thức chủ quyền của người nam để quan sát tính “phụ thuộc” và tính “công cụ” của Không Hành Mẫu trong hệ thống Mật giáo. Đồng thời thông qua phân tích hai vấn đề này để nêu ra kết luận như sau: “Pháp tu song thân” Vô thượng Yoga tuyệt đối không thể nào giải thoát, thành Phật; lấy tiền đề này để bày đặt ra vai trò và công năng của “Không Hành Mẫu” thì sẽ trở thành trò lừa bịp của tập đoàn nam giới thượng tầng giả danh tôn giáo gây ra đối với người nữ.

 

II. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHÔNG HÀNH MẪU: TỪ ẤN ĐỘ ĐẾN TÂY TẠNG

      

Không Hành Mẫu là một loại hình tượng đặc thù từ Ấn Độ đến Mật giáo Tây Tạng, có liên quan đến sùng bái nữ tính của hai khu vực văn hóa này. Lý Nam nói:

Trong nữ thần của Kim Cương thừa Mật giáo còn có các loại thần trí tuệ, thần phương vị, thần bảo hộ, thần múa, thần cửa, thần ánh sáng, thần mặt thú, Yoga (Du Già) nữ, Đồ Cát Ni (Không Hành Mẫu) vân vân. Tạo tượng hoặc đồ điêu khắc đồng, đá của các loại thần này, hoặc là hội họa đắp đất sét xuất hiện rất nhiều ở trong các hang đá, miếu đền, cung cấp phương tiện cực lớn cho tu tập quán tưởng của các hành giả, đồng thời thu hút được rất nhiều thiện nam tín nữ, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho Kim Cương thừa Mật giáo được truyền bá rộng rãi một thời… Mật giáo chủ trương lấy Phương tiện (Bi) làm cha (phụ), lấy Bát Nhã (Huệ) làm mẹ (mẫu), do đó mới lấy Phật song thân ôm nhau giao hợp làm biểu trưng của “Bi Trí hòa hợp”… Đặc biệt cần nhắc đến một chút về Đồ Cát Ni, họ lấy vật biểu trưng xuất hiện từ hình tượng phụ nữ để tiến hành minh tưởng (tưởng tượng ngầm) đối với họ trong khi tu tập. Bọn họ thông thường có hình tượng mặt mũi nanh ác, trang sức kinh người, một mạch truyền thụ từ Nan Cận Mẫu (mẹ khó gần) của nữ thần khủng bố của Ấn Độ, thường không mặc quần áo, có người chột mắt, một đùi. Thế nhưng, bọn họ do nhận thức được “Không” mà giải thoát từ trong trần thế, bay lượn trong không gian cao rộng của lĩnh vực tinh thần, là người truyền thụ tri thức bí mật.

Mật giáo trong thời kì hưng thịnh ở Ấn Độ, từng có rất nhiều người tu tập là nữ giới. Trong Mật giáo, họ thường được gắn với tôn xưng của nữ thần… Gọi họ là Đồ Cát Ni tức là nhìn nhận họ như là một Không Hành Mẫu, do nhận biết được “Không” tính mà giải thoát khỏi thế gian loài người, tự do bay lượn trong lĩnh vực tinh thần chứng được chính đạo; …(phái Tính Lực của Mật giáo, Ấn Độ giáo) cho rằng vũ trụ là do sức sáng tạo của người nữ sinh ra, do đó mà sức mạnh của người nữ từ mặt Bản thể luận mà nói là nguyên sơ nhất, chiếm vị trí hàng đầu; còn sức mạnh của người nam chỉ là phái sinh, phụ thuộc, vì thế mà quan hệ xã hội và quan hệ nghi quỹ của người nam đều phải y dựa theo phụ nữ. [9]

Khi Mật tông phát triển đến Vô thượng Yoga bộ, số lượng thần Phật thuộc nữ tính tăng lên vô cùng nhiều, địa vị ngày càng được nâng cao. Trong số họ, có một số nữ thần luôn là Phật Mẫu hoặc Bồ Tát quan trọng. Có một số nữ thần lúc vừa mới xuất hiện thì có địa vị ban đầu khá thấp, nhưng sau đó thì phát triển trở thành hạt nhân mà giáo phái sùng bái. Còn có nữ thần từng là Minh Phi của nam chủ thần, sau đó địa vị ngày được nâng lên, cuối cùng chiếm được trung tâm của đàn thành Thản Đặc La (Tantra), trong khi người bạn nam của cô ấy ngược lại bị đào thải ra. [10]

      

Các nữ thần của Kim Cương thừa Mật giáo này đại đa số bắt nguồn từ việc sùng bái “sinh thực” (sinh đẻ) trong xã hội mẫu hệ ở Ấn Độ cổ (trước khi người Nhã Lợi An xâm lược), sau đó trong Ấn Độ giáo phát triển thành phái Tính Lực, từ sự mê tín bản năng “sinh thực – sinh đẻ” chuyển thành sùng bái nữ tính (nữ thần) và sinh thực khí (cơ quan sinh dục) của họ, rồi lại thông qua “giao hợp” để hợp nhất với họ, đồng thời để chung hưởng năng lượng (tính lực) của họ. Sau khi truyền vào Tây Tạng, loại tính lực này lại xen tạp ma lực của vu thuật (đồng cốt) “Bôn giáo” (Bổng giáo) và hùa theo với tư tưởng Không tính của “Phật giáo” mà tự xưng thành Phật giáo được truyền ở Tây Tạng. Dưới đây sẽ trình bày riêng rẽ các vấn đề.

 

1. Phái Tính Lực (Shaktism) của Ấn Độ giáo và Mật giáo tả đạo

      

Ấn Độ giáo lấy ba đại thần Phạm Thiên, Tì Thấp Nô và Thấp Bà (Siva) làm chủ; Siva là vị thần hủy diệt, cũng là thần sinh đẻ. Do có sự sùng bái uy lực đối với thần Siva mà phái sinh ra sự sùng bái năng lực sinh đẻ và sùng bái nữ thần; Linga là cơ quan sinh dục của thần Siva, việc sinh đẻ do vợ ông ta Khải Lợi (Kālī) đảm nhiệm, do đó mà phân hóa ra sự sùng bái “Tính lực” của nữ thần. [11] Mã Gia Lực, Thượng Hội Bằng viết:

Phái Siva của Ấn Độ giáo sùng bái sức mạnh sinh đẻ của người nam, còn phái Thản Đặc La (Tantra) tức phái Tính Lực thì lại trái ngược với phái Siva, họ sùng bái năng lực sinh đẻ của người nữ. Phái này cho rằng, thần Siva tối cao thực tại, cũng giống như đại thần Phạm Thiên, không có năng lực hoạt động gì cả. Nhưng phối ngẫu của họ lại có sức mạnh cực lớn, tức là tính lực. Năng lực sinh đẻ của người nữ (tính lực) là cội nguồn của thế giới, thế giới chỉ có sự khai triển của tính lực, dựa vào tính lực có thể đạt được sự cứu rỗi. Phái này có đặc điểm là sùng bái nữ thần Tính lực, sùng bái Nan Cận Mẫu, Khải Lợi phối ngẫu của thần Siva, thiên nữ Cát Tường phối ngẫu của Tì Thấp Nô, thiên nữ Biện Tài phối ngẫu của Phạm Thiên…Yoga đặc biệt mà phái này tu trì áp dụng nghi thức bí mật, cúng dâng rượu, thịt, cá, cốc vật, thậm chí là thân người cho nữ thần như Khải Lợi. Nửa đêm, nam nữ thực hành “luân tọa” tức nam nữ tạp giao theo quy định của tôn giáo… Mục đích của giáo phái này là tìm cầu ngộ tính, thông qua sự trải nghiệm sâu sắc đối với tình ái mà thân chứng thần minh, để đạt đến sự siêu vượt…. Dùng lời trong “Áo Nghĩa Thư” thì chính là: “Khi một người nam và người vợ yêu quý ôm nhau, thì không biết đâu là trong, đâu là ngoài. Vậy thì, khi anh ta và linh quỷ lý trí (Minh Phi, Phật Mẫu, Không Hành Mẫu giao hợp với anh ta) ôm nhau, cũng không biết đâu là trong, đâu là ngoài.” Phái này không tin vào thuyết luân hồi nghiệp báo,…tín đồ chỉ có thể liên tục cầu đảo và cống hiến hi sinh, thì mới có thể tránh họa được phúc. Sự sùng bái đối với nữ thần, trong dân gian Ấn Độ từ xa xưa đã có rồi, Ấn Độ giáo sau khi nhiếp thu lấy tín ngưỡng dân gian, họ đã tiến hành lý luận hóa sự sùng bái này. [12]

 

Siva, nữ thần, tính lực, tạp giao, cầu đảo, cúng hiến… đó đều là các thần linh, thuộc tính và hành vi tôn giáo từ sự sùng bái nguyên thủy đã tiếp thu kế thừa tín ngưỡng Vệ Đà, phần lớn đều được quy thuộc vào Bà La Môn – Ấn Độ giáo, không hề có chút liên quan gì đến giáo nghĩa và tu hành của “Phật giáo”. Tuy rằng sau này giữa hai giáo có sự xâm nhập, lẫn lộn cục bộ, để hình thành nên cái gọi là Mật giáo Phật hóa hoặc Phật giáo Mật hóa, thế nhưng từ truy nguyên đầu nguồn, vẫn có thể phân biệt được sự khác nhau “căn bản” giữa hai bên, đây là điều đặc biệt cần phải khẳng định. Đỗ Vĩnh Bân nói:

Sự sùng bái tính lực là một đặc điểm lớn của văn hóa có tính Ấn Độ. Đại diện tiêu biểu cho sự sùng bái tính lực này, phái Tính Lực sùng bái nữ thần, cho rằng “tính – tình dục” là động lực căn bản trong vũ trụ, là sự biểu hiện tập trung của trí tuệ và sức mạnh. Nam nữ giao hợp, ôm nhau song tu mới có thể giành được sự giải thoát tinh thần và phúc lạc vô thượng. Kiểu tu luyện này khác với dâm lạc trong trần thế, chủ trương truy cầu mục tiêu cao hơn, họ vừa giao cấu vừa miệng niệm chân ngôn, khiến cho hai bên nam nữ đạt đến sự kết hợp hoàn mĩ. Quan niệm này chính là nói người tu hành lấy sự vui sướng trong tình dục để đạt được mục đích ngộ đạo. Theo họ, tình dục không phải là sự chướng ngại thành Phật, mà ngược lại, tu luyện thần lực tình dục là con đường tất yếu để thành Phật…. Mật tông chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của phái Tính Lực mà hình thành, quan hệ mật thiết với tình dục chủ yếu là ở phương pháp tu luyện của họ, tức là “bốn bộ Mật tông” gồm Sự bộ, Hành bộ, Yoga bộ và Vô thượng Yoga bộ.  Đây là bốn giai đoạn trong phương pháp tu luyện, cũng phản ánh bốn giai đoạn phát triển của Mật tông. Đặc điểm lớn nhất của Vô thượng Yoga bộ là lợi dụng người nữ để làm pháp tu nam nữ song thân “Không Lạc song vận”, trong lúc nam nữ giao cấu thì ngộ lấy Không tính. Đây là pháp tu lấy dục chế dục, lấy nhiễm đạt tịnh, tăng nhân nào không có “căn khí” thì Thượng sư sẽ không truyền thụ cho. Vô thượng Yoga trên sự thực chính là pháp Kim Cương thừa, tức là Mật giáo tả đạo, cũng chính là hành vi thực tế của đại phương tiện được thế tục hóa. “Tư tưởng đại lạc” của Mật giáo tả đạo bắt nguồn từ “phái Tính Lực” của Ấn Độ giáo. Họ lấy nhục dục tâm ý làm phương pháp thờ phụng nữ thần và sùng bái nữ thần. Lấy đó để nhiếp thụ vào trong Vô thượng Yoga của Mật tông, lại cộng thêm quan niệm “trước lấy dục dẫn dụ, sau khiến nhập Phật trí”, bèn dùng Minh Phi để tương ứng, lấy giao cấu để tu hành rồi. [13]

 

Phái Tính Lực lấy sức mạnh sinh sản của người nữ để làm tưởng tượng và sùng bái “cội nguồn của vũ trụ”, có thể nói đó là tư duy nguyên thủy hoặc hành vi vu thuật (đồng cốt) của thời đại bộ lạc viễn cổ [14], tuy không ngại là tín ngưỡng dân gian, nhưng trong quá trình văn minh, đã bị một số nhân sĩ tôn giáo lấy lý luận mang tính tượng trưng, đem những tập tục này đóng gói lại lần nữa, thổi phồng suy diễn, mà trở thành một giáo phái chính thức. Sau này, cùng với sự biên tạo kinh luận có liên quan (không phải do Phật thuyết giảng), lại phát triển thành Mật giáo “tả đạo”. Thạch Hải Quân viết:

Thông thường mà nói, Thản Đặc La (Tantra) chia thành phái tả đạo và phái hữu đạo. Điều mà bọn họ chú trọng đều là Yoga, mật chú và Diễn Đa La…Nghi thức tả đạo đã đả phá tất cả những cấm kị và quy ước của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu, một số nhà tu hành đã xây dựng nên một đoàn thể nhỏ, tụ tập đến đền chùa hoặc một địa điểm bí mật nào đó, họ cũng thường đến bãi hỏa táng hoặc nghĩa địa, vây quanh Mạn đà la ngồi thành một vòng tròn. Gia nhập vào vòng tròn này cũng chính là nói tất cả những người trong nghi thức đều không còn sự khác biệt hoặc phân cao thấp trong các phương diện chủng tính (dòng tộc) và địa vị xã hội nữa, mọi người đều bình đẳng như nhau. Sau khi tiến hành cúng tế thần linh và ma quỷ, bọn họ sẽ chìm đắm trong tiệc rượu, ăn thịt và tình dục…. “Tả” (vama) trong tả đạo trong tiếng Phạm có nghĩa là người nữ hoặc nữ tính, trong truyền thuyết thần thoại của Ấn Độ, nữ thần vẫn luôn ngồi bên trái của nam thần, cho nên “tả” đã trở thành đại danh từ thay cho người nữ. Theo đó mà nói, tả đạo cũng có thể nói là đạo đàn bà….là chỉ người nam dựa nhờ vào người nữ mà tu hành, rời khỏi người nữ cũng chính là không còn tả đạo nữa. Do đó, trong tu hành của tả đạo, người nữ là đối tượng được nhận sự sùng bái. Lại nữa, “tả” còn có nghĩa là “ái dục”, trong văn hóa cổ đại ở Ấn Độ, người nữ luôn được xâu chuỗi với ái dục. Bởi vì thực tiễn tu hành của tả đạo Mật tông luôn không tách rời khỏi người nữ và tình ái. Mật giáo vì thế mà chịu sự chỉ trích mạnh mẽ: Về lý luận thì là chìm đắm không quay đầu, về thực tiễn thì hưởng lạc hoang dâm, so sánh với những cái khác, thì dường như bất kì thứ dâm uế nào cũng đều trở nên thuần khiết cả. [15]

      

Đoạn văn này đã nói rất tường tận về nghĩa chữ và nét đặc sắc của Mật tông tả đạo. Còn về quan hệ giữa tả đạo phái Tính Lực và Phật giáo là như thế nào? Pháp sư Thánh Nghiêm nói:

Cái gọi là Mật giáo tả đạo là dựa vào thuần mật lấy “Đại Nhật kinh” làm chính hoặc Mật giáo hữu đạo mà nói…Mật giáo từ Trung Quốc truyền đến Nhật Bản, chỉ liên quan đến thuần mật Kim Cương giới và Thai Tạng giới, không thấy phần hành pháp Vô thượng Yoga ở cuối cùng, cho nên các học giả Nhật Bản gọi nó là Mật giáo tả đạo… Phái này lấy nhục dục tâm ý để làm phương pháp thờ phụng và sùng bái nữ thần, cho nên vào lúc bọn họ tụ hội để sùng bái, sẽ lấy một người nữ lõa thể làm Bản Tôn sùng bái mà vây quanh, trước hết là uống rượu (Madya), sau đó là ăn thịt (Māmsa), ăn cá (Matsya), mong đợi giao cấu (Maithuna), cuối cùng lấy hoan lạc tạp giao nam nữ (Mudra) để kết thúc, gọi chung là chân ngôn năm chữ Ma. Bọn họ bí mật gọi sự tụ hội này là Thánh luân (Gri-cakra). Quan hệ tình dục cuối cùng là nghi thức bí mật nhất, quan trọng nhất và thiêng liêng nhất. Lấy nghi thức này để nhiếp thu vào trong Vô thượng Yoga của Mật giáo, phối hợp với quan niệm “trước lấy dục dẫn dụ, sau khiến nhập Phật trí”, bèn dùng Minh Phi để tương ứng, lấy Phật Mẫu để tương ứng, lấy tình dục để tu hành rồi. [16]

Những lời nói này của pháp sư Thánh Nghiêm, đứng từ lập trường của học thuật mà nói, là có chỗ khách quan có thể chấp nhận được, tuy là dẫn dụng quan điểm của học giả Nhật Bản, nhưng có thể ngắn gọn chỉ ra mối quan hệ giữa phái Tính Lực và Mật giáo tả đạo, Vô thượng Yoga, cũng như sự phát triển của “dâm loạn” nam nữ, ngày càng đi tới chỗ hạ lưu, đồi bại. Những hiện tượng tính lực loạn thần này không phải là lồng ghép “danh tướng Phật pháp” là có thể mù mờ cho qua được. Pháp sư Thích Ấn Thuận thì còn đề cập đến sự phát triển của “Vô thượng Yoga” do nhiếp thủ tư tưởng tính lực mà thành ở hai nơi Ấn Độ, Tây Tạng. Ông nói:

Vô thượng Yoga (Anuttara-yoga) trong “Đại thừa bí mật” có nội dung vô cùng phong phú, cái mà có tính tiêu biểu nhất chính là bí mật hòa hợp nam nữ, giống với phái Tính Lực (Śākta) trong Ấn Độ giáo. Như… “Tư tưởng và tông phái Ấn Độ” nói: “Phật giáo ở trong đa số các khu vực phương bắc và phương nam đã suy bại quá nhiều rồi. Sự suy bại này, do không may kết hợp với những thứ ma thuật gọi là sùng bái tính lực và chủ nghĩa bí mật trên hình thức sắc tình nên đã gia tăng tốc độ suy tàn.”… “Nghi thức bỉ ổi”, “hành vi phóng túng” hình thành nên từ việc sùng bái nữ thần, có cái đã biến mất trong quá trình phát triển của văn hóa; thế nhưng phái Tính Lực thịnh hành ở Ấn Độ, Vô thượng Yoga từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng trong quá trình phát triển văn hóa ấy lại kết hợp với một số lý luận để mà được lưu truyền, và được tin là hành vi thiêng liêng “hợp nhất với thần”, “tức thân thành Phật”…. “Ăn uống và sắc dục ấy là bản tính”, nhân loại trong sự lưu chuyển sinh tử của mình đúng là có những bản năng và nhu cầu này. Cho nên, trong khuynh hướng nhân tính (không hoàn thiện), Phật pháp trong quá trình phát triển, dần dần đã xuất hiện thuật phòng the tương tự như phái Tính Lực (Śākta) của Ấn Độ và của đạo giáo Trung Quốc. Đầu tiên là lưu hành ẩn mình, hoặc làm ra những chỉ dấu thần bí và ám muội, đến thế kỷ thứ tư, thứ năm sau công nguyên mới dần dần lưu hành công khai. [17]

 

Như đã nói ở trên, phái Tính Lực (tả đạo) lấy năm M [18] làm lý luận và bày đặt trong pháp tu hành tập thể, chỉ dừng lại ở hưởng lạc xác thịt, cuồng loạn ý thức, nhưng lại không liên quan gì đến tịnh hóa của tâm linh. Tuy nhiên, Mật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng lại có ý đồ bám víu vào Phật pháp, đồng thời thay thế Phật giáo, từ hơn 1000 năm nay đã tự sáng tạo ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh và liên tục tuyên truyền, quả thực đã khiến cho phần lớn các học giả Phật giáo ngộ nhận Mật giáo là một phân nhánh tông phái hoặc thành quả cuối cùng của “Phật giáo”, đồng thời vì thế mà thần thánh hóa các hành vi “tính lực”, “giao hợp”, “hiến tế”, rồi Phật hóa cả các thần linh như “Phạm Thiên”, “Siva”, “Đồ Cát Ni”...., cưỡng bức các tín đồ Phật giáo chấp nhận “Mật giáo” đổi trắng thay đen, mận thay đào chết là “Phật giáo” nòng cốt hơn, cao cấp hơn. [19] Đây là một nguy cơ của Phật giáo. Thế nhưng, phái Tính Lực cho rằng trong nghi thức thần thánh hóa này, luân tọa tạp giao không những không có tội, mà thậm chí còn thuần khiết hơn (so với giao hợp nam nữ thông thường), đó là sự tu hành và cúng dường tập thể dưới sự soi xét của thần linh. Tư tưởng như thế đã được Mật giáo Ấn Độ tiếp thu và biên tập chỉnh lý thành hạt nhân lý luận và chủ thể tu hành, chính thức thoán nhập vào trong giáo nghĩa chính thống của Phật giáo. Sau khi truyền vào đất Tây Tạng, nữ thần liên quan trong đó (Đồ Cát Ni) cũng đã được nâng lên vô hạn dưới thân phận “Không Hành Mẫu”. Sau khi Mật giáo hưng khởi, dưới sự thúc đẩy lẫn nhau của Mật giáo và phái Tính Lực đã khiến cho sự sùng bái nữ thần trong xã hội Ấn Độ chiếm được địa vị quan trọng, dẫn đến Không Hành Mẫu từ thân phận “hầu gái” được nâng lên thành vai trò “thần linh”. “Đại Nhật Kinh” xuất hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, vào năm Khai Nguyên thứ tư đời Đường (năm 716 sau công nguyên), Thiện Vô Úy của Ấn Độ giáo đã đến Tràng An truyền Mật pháp, sau đó cùng đệ tử của mình phiên dịch cuốn “Đại Nhật Kinh”, rồi lại biên soạn cuốn “Đại Nhật Kinh sớ”. Lưu Uyển Lợi nói:

Theo ghi chép trong “Đại Nhật Kinh sớ” quyển 10, “Đồ Cát Ni là quyến thuộc của đại hắc thần, một trong loài quỷ dạ xoa; nó có thần thông lực tự tại, có thể biết được kỳ hạn chết của con người trước 6 tháng, theo đó mà tìm đến trước để ăn tim anh ta, rồi thay bằng vật khác, cho đến khi anh ta vừa lúc mệnh chung, thì mới bắt đầu hư hoại đi. Người tu pháp này có thể đắc thần thông, đại thành tựu. Tì Lô Giá Na Phật để diệt trừ chúng sinh này, cho nên dùng pháp môn hàng phục ba đời, hóa làm đại hắc thần mà thu nhiếp họ, khiến họ đều quy y theo Phật.” (“Phật Quang đại từ điển”, trang 4781) Đây là một trong những tài liệu có thể khảo chứng về việc Đồ Cát Ni từ ngoại đạo bị nhiếp thụ, chuyển hóa thành thần hộ pháp của Mật thừa, Không Hành Mẫu sau khi bị “Phật giáo hóa” trong tượng trưng về mặt nội hàm đều có sự chuyển biến lớn, không còn tà ác và đen tối như trước kia nữa. [20]

 

Cùng là giáo nghĩa và truyền bá hành trì như nhau, vì sao Trung Quốc lại không chấp nhận, mà Tây Tạng lại đổi gốc thêm phần lợi hại? Điều này đương nhiên có liên quan đến tín ngưỡng và nội hàm văn hóa ở bản địa của hai nơi. Dưới đây chỉ luận về sự chấp nhận và thực tiễn của Tây Tạng đối với loại Mật pháp này.

 

2. Bôn giáo Tây Tạng và Phật giáo Tạng truyền

 

Tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng là lấy thần linh bản địa và sùng bái tự nhiên làm chính, đồng thời hấp thu các nhân tố tôn giáo của các vùng lân cận, là một loại tôn giáo thời kì đầu thịnh hành ở sơn địa cao nguyên. Đặc trưng tổng thể và thuộc tính văn hóa của nó tương tự như vu thuật săn bắn và tín ngưỡng Tát Mãn ở trung bắc bộ châu Á, có đầy đủ các loại quỷ thần, ác ma, yêu quái cấp thấp, được coi là có năng lực làm phúc giáng họa cho người, bắt buộc phải cúng tế để lấy lòng hoặc dùng chú thuật để hàng phục. Còn người có kỹ thuật và năng lực này thì được tôn sùng là tôn giả thánh nhân. Thời kì đầu khi Ấn Độ (Phật, Mật) giáo truyền nhập vào Tây Tạng, thì bị tôn giáo bản địa (Bôn giáo) bài xích nên dẫn đến sự đấu tranh về chú thuật. Thỉ Kì Chính Kiến (Yazaki Masami) nói:

Khi đó Tây Tạng nằm dưới sự thống trị của Xích Tùng. Xích Khâu (Mar-po) và Tịch Hộ ở đất Tạng cùng nhau trù hoạch xây dựng tự viện Phật giáo ở ngoại ô Lhasa, nhưng liên tiếp xảy ra các tai họa như sét đánh, động đất. Vương nhận thấy rằng đó là ác ma đối kháng với Phật giáo đang làm càn, thế là lệnh cho Tịch Hộ đánh bại chúng, nhưng không có hiệu quả. Xích Tùng chấp nhận đề nghị của Tịch Hộ, bèn nghênh thỉnh Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng…Khi đó tất cả sư tăng vào Tạng đều là các tăng lữ thuộc lòng các giáo nghĩa, nghi quỹ của Phật giáo thời kỳ cuối ở Ấn Độ - Mật giáo. Hơn nữa, bất kể là họ thích hay không thích, để đối kháng lại với Bôn giáo có tính vu thuật, nên cũng không thể không cùng áp dụng chú thuật. Thế là Liên Hoa Sinh với danh nghĩa là người ưu tú của Phật giáo chú thuật được mời vào đất Tạng, đăng đài trong cuộc chiến đấu giữa Phật giáo và Bôn giáo. [21]

 

Chú thuật của Liên Hoa Sinh hơn hẳn Tịch Hộ, đã đánh bại Bôn giáo, dẹp yên các tai họa, thế là ngồi yên ổn trên địa vị giáo chủ của Phật giáo Tạng truyền. Sau khi Liên Hoa Sinh nhập Tạng, tích cực truyền bá “Mật giáo” ở Tây Tạng. Thỉ Kì Chính Kiến nói: “Liên Hoa Sinh lại truyền cho Vương và sư tăng Tây Tạng các bí nghĩa của Đà la ni, giảng giải kinh điển Thản Đặc La (Tantra) như Không Hành Mẫu hỏa diệm xí thịnh chú, hoặc phiên dịch các loại kinh điển bí mật, toàn tâm hướng vào truyền bá Phật giáo bí mật ở Tây Tạng.” [22] Liên Hoa Sinh với tư cách của người chiến thắng, nhận được sự ủng hộ của Tán Phổ Vương, toàn lực hoằng truyền “Mật giáo Tantra”, dần dần trở thành chủ lưu trong tôn giáo đất Tạng, còn “Không Hành Mẫu” cũng trở thành vai trò quan trọng trong Mật tục Tạng truyền. Liên Hoa Sinh đem các danh tướng Phật giáo, song thân pháp của phái Tính Lực và các vị thần bò, ngựa, lợn trong Bôn giáo, tổ chức lại thành Phật giáo Tạng truyền tính lực loạn thần. Mà tín ngưỡng “Tính lực” của Ấn Độ và sự sùng bái “sinh thực” của Bôn giáo lại cùng nguồn gốc, do đó mà pháp tu nam nữ song tu đã được truyền bá thuận lợi ở Tây Tạng, hơn nữa còn phát dương quang đại, các chi phái lấy điểm này làm nòng cốt cũng càng ngày càng nhiều.

Vai trò “hầu gái” của Không Hành Mẫu ở Ấn Độ, trải qua sự hoằng truyền của Liên Hoa Sinh ở Tây Tạng, đã được nâng cao vô hạn thân phận và địa vị của mình: Tà linh người nữ vốn có địa vị rất thấp được thăng hạng lên thành Không Hành Mẫu trong Mật tục chứng ngộ thành Phật, chứng tỏ rằng “hình thức Đồ Cát Ni giai cấp thấp ở thời kỳ tiền Phật giáo, cùng với sự thịnh hanh của Mật thừa, nó đã được chỉnh lý và tiếp nạp vào trong hệ thống Phật giáo.” [23] Đây là quỷ thần và pháp tu của Mật tục Tạng truyền chỉnh lý phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo và Mật giáo Ấn Độ, đưa “nữ quỷ hầu hạ” nâng lên thành “Phật Mẫu” trong hợp tu song thân hoặc “Không Hành Mẫu” trong hộ trì Mật pháp. Lưu Uyển Lợi nói:

Mật thừa sau khi truyền vào Tây Tạng đã mở rộng định nghĩa về Không Hành Mẫu, ngoài việc khuếch đại bản chất âm tính (feminine principle) chứng ngộ, trí tuệ của nó ra, thì hình ảnh tàn dư của nữ thần hút máu trong Ấn Độ giáo xa xưa cũng được dẫn dắt vào hàng ngũ thần linh nguyên thủy có tính truyền kỳ thần thoại và tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là các nữ thần đất này sau khi bị Liên sư (Liên Hoa Sinh) điều phục và chuyển thành hộ pháp của Tạng Mật, thì sắc thái Bôn giáo, tà linh ban đầu cũng dần dần bị nhạt hóa và pha loãng, và đã khoác lên một hình tượng chính diện mới “mặt ác tâm thiện”.

Từ thế kỷ thứ 8 sau khi Mật thừa truyền vào Tây Tạng, sách sử ghi chép Liên sư từng ở vùng Rong Rong Lung Panag Po hàng phục được rất nhiều Tân quỷ (quỷ cay), khiến chúng quy thuận, phát lời thề trở thành Phẫn Nộ Tôn (wrathful deities) và Hộ pháp trong Phật giáo. Qua đây có thể sơ bộ nhìn ra sự sai biệt trước và sau khi Tân quỷ quy thuận Phật giáo, chủ yếu là ở nội hàm và sự nghịch chuyển về mặt biểu trưng cũng như sự so sánh giữa quá trình này với Mật thừa Ấn Độ “độ hóa” nữ thần ngoại đạo: Tân quỷ ở thời kỳ tiền Phật giáo, tương đương với quỷ dạ xoa của Ấn Độ hoặc nữ thần trong Ấn Độ giáo ăn thịt uống máu người. Ngược lại, Tân quỷ sau khi bị Phật giáo nhiếp thụ, thuần phục, thì đã có thuộc tính và ý nghĩa tượng trưng mới, hơn nữa còn được gắn cho rất nhiều sứ mệnh như người bảo vệ giáo pháp, hành giả lợi ích, bảo vệ lời thề

Bà (Janet Gyatso) cho rằng trong truyền thuyết thủy tổ của tộc Tạng đã có ẩn chứa thành phần nữ quỷ “hiếu sát, thân thể khỏe mạnh, dung cảm”, khác biệt so với tính chất đặc biệt của nam thủy tổ (Quán Âm Bồ Tát) “từ bi, có tính tinh thần” rất nổi bật… Quan niệm coi người nữ là cội nguồn của tà ác, về cơ bản là quan điểm tàn dư của Phật giáo bộ phái Tiểu thừa. Điều lý thú là trong điển tịch Bôn giáo đối địch với Phật giáo cũng coi người nữ là hóa thân của ma quỷ, tham chấp, họ đều có những đánh giá tiêu cực. Sau khi Phật giáo trở thành tín ngưỡng chủ yếu của dân Tạng thì nghi thức Bôn giáo và các ngoại đạo như nữ thần, Tân quỷ nguyên thủy, ngoài việc khoác lên một thứ hình ảnh cổ quái, dã man, tà ác ra, thì bản thân nó cũng đã bắt đầu biến chất,…Nếu như nói rằng nữ thủy tổ và hình tượng nữ thần của thời kỳ tiền Phật giáo ở Tây Tạng có nét gần gũi với quan niệm về nữ tính “bất tịnh” trong Tiểu thừa, vậy thì sự sùng bái của Tạng Mật đối với người nữ (Hành giả Yoga coi người nữ là hóa thân của Không Hành Mẫu, đại diện của trí tuệ) có thể nói là tương đồng với thuyết bình đẳng giới tính mà Đại thừa chủ trương rồi. Mặt khác, nữ thần linh trong hệ Tân quỷ từ hình tượng “Địa mẫu” thời kỳ đầu chuyển biến thành thân phận hộ pháp “không hành” sau này. [24]

 

Cũng có nghĩa là nói, Phật giáo Tạng truyền với thủ đoạn “nhạt hóa, pha loãng” đã trừ bỏ đi ma tính kiểu Dạ xoa Ấn Độ và Tân quỷ Tây Tạng, nhận được sự tán đồng của nữ giới Tây Tạng; họ lại không ngừng “nhấn mạnh” năng lực tu chứng và địa vị tôn giáo của Không Hành Mẫu, dẫn dụ phái nữ Tây Tạng hiến thân. Đây là thủ đoạn rửa tiền (tẩy trắng) của Phật giáo Tạng truyền, chỉ để xúc tiến quảng bá tà thuyết và dâm hành trong nam nữ song tu, đối với tính thực chất tôn giáo và nhân cách xã hội của nữ giới Tây Tạng mà nói thì hoàn toàn không có lợi ích nâng cấp, thăng hạng gì, thậm chí còn ti tiện hóa chất chồng ngoài nâng trong dập, hữu danh vô thực. Điều này có thể nhìn thấy qua đồ cúng “ngũ nhục, ngũ cam lộ” [25] của Phật giáo Tạng truyền: Bản chất của Không Hành Mẫu vẫn là những loài nữ quỷ, dạ xoa ăn thịt uống máu. Thế nhưng, đi đến tận cùng của sự khoác lác vô hạn, tuyên truyền bịp bợm của Phật giáo Tạng truyền thì sẽ thấy Không Hành Mẫu và giáo pháp không hành dường như đã trở thành người phát ngôn và sản phẩm chính của Phật giáo Tạng truyền. Lưu Uyển Lợi nói:

Không Hành Mẫu trong Mật thừa tượng trưng cho một tổng thể đầy đủ (whole being), chứ không thể lấy khái niệm sai biệt về giới tính được thế tục hóa để nhìn nhận bản chất âm tính mà nó đại diện cho… Đến cảnh giới tầng cao nhất trong tu trì của Mật thừa, cũng tức là cảnh giới Đại thủ ấn thành tựu tối cao trong Tứ ấn, Không Hành Mẫu đã đạt đến cảnh giới vi diệu xuất thần nhập hóa không thể nghĩ bàn, khi đó “cô ấy là sự thị hiện của thần nhân đồng thể không tính (anthropomorphic), tức là minh giác (Awareness) trong chuyển biến, như mộng như ảo, thanh tịnh, hàm nhiếp tất cả.” Định nghĩa về Thượng sư và Không Hành Mẫu ở đây (thực thể hình thượng nội tại) đã vượt qua cái ý “đạo sư tinh thần” và “hóa thân của nữ thần” được mô tả thông thường, và trong tự điển rồi.

Thứ nữa, từ quan điểm Thắng nghĩa đế mà nói, cái mà Không Hành Mẫu đại diện là một loại trí tuệ chứng ngộ cao nhất, “‘cô ấy’ là sự liễu ngộ trực tiếp nhất, không gá nhờ vật khác (unmediated), phi khái niệm đối với không tính (voidness)” (Willis, 74), trạng thái này không thể dùng ngôn từ để giải thích được…. Trong nghi quỹ Mật tục tầng cao hơn, thì có pháp tu trì quán tưởng Không Hành Mẫu là tổng tập của ba căn bản (Thượng sư, bản tôn, không hành). Không Hành Mẫu khi ấy càng có đủ đặc chất chứng ngộ ba thân pháp, báo, hóa thân, “là ‘thân chân lý’ vô hình sắc, cũng tức là pháp thân; xét theo tầng diện giao tiếp, đem đến gợi ý và năng lực chứng ngộ mà nói, ‘cô ấy’ là ‘thọ dụng thân’ tuyệt diệu, trang nghiêm, cũng tức là bản tôn và báo thân; còn trên phương diện tập tính luân hồi lấy vô tận hóa hiện để phá trừ chấp trước của chúng ta, ‘cô ấy’ lại triển hiện thành tựu ‘hóa thân’ khó mà tính đếm được…Đối ứng với tam căn bản, tam thân (three kāyas), trong tu hành của Mật thừa có liên quan đến Không Hành Mẫu, còn có thể chia thêm thành ba giai đoạn ngoại, nội, mật. “Trong phần ngoại mật, là các loại hình mạo do Không Hành Mẫu hiển hiện: nhân hoặc thiên thần, Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn, đem lại lợi ích hoặc gây nguy hại cho nhân loại; Không Hành Mẫu trong nội mật thì khi hành giả có thâm niên chuyển hóa thành công bản thân mình thành Không Hành Mẫu vĩ đại (thông thường là thân bản tôn Kimn Cương du già mẫu), thì mới hiển hiện; còn Không Hành Mẫu của mật mật thì là uy lực, năng lượng vô hình và sự gia trì không tính thuần khiết.” [26]

 

Từ sự phát triển của lịch sử Mật giáo Ấn, Tạng mà xem, hình tượng Không Hành Mẫu là một quá trình không ngừng được nâng cao, gắn mác, thổi phồng hóa, huyền học hóa. Không Hành Mẫu cuối cùng trở thành thể hợp nhất của tam thân (pháp, báo, hóa) và tam căn bản (Thượng sư, bản tôn, hộ pháp), cũng chính là thượng thần chí cao lấy đặc chất “âm tính” để hội tập chứng ngộ (trí tuệ) và cứu độ (phương tiện) vào một thân, vừa có thể song tu với người nam, lại có thể truyền pháp độc lập. Bắt buộc phải từ ba tầng lớp (ngoại, nội, mật) để lý giải, thì mới có thể nắm vững được toàn bộ diện mạo. Cho đến biên soạn sách nói rằng: Mật pháp Kim Cương thừa do Phật Thích Ca chuyển pháp luân lần ba để truyền bá bảo tồn trong Tịnh độ Không Hành Mẫu (Ô Trượng Na), còn Không Hành Mẫu (chứng ngộ Phật quả) cũng trở thành “nguồn gốc của giáo pháp Mật tục” [27]. Thế nhưng, Không Hành Mẫu đất Tạng vốn là bắt nguồn từ tín ngưỡng quỷ thần “Đồ Cát Ni” của Ấn Độ giáo, ngang nhiên lại được Mật giáo thu nhận, biên tạo (bỏ tà quy chính hay biến đổi gốc tăng mức lợi hại hơn?), tầng thứ của cô ta cũng chỉ là hộ pháp, hơn nữa Bồ Đề chưa chứng, tập khí vẫn còn, không thể nào có đầy đủ công đức tam thân, truyền thụ giáo pháp được. Do đó, quá trình thay hình đổi dạng, thành Phật làm tổ này chỉ là phong trào tạo thần cùng một giuộc của tín đồ Mật giáo Tây Tạng mà thôi, đó là sự bày đặt nhào nặn của con người, mà không cần có sự và lý của nó. Chúng ta có thể tham cứu như thực “không tính” mà họ chứng ngộ, “Mật pháp” mà họ truyền thụ là cái gì? Có liên quan gì đến thực chứng Bồ Đề trong chính pháp của Như Lai? Đây mới là trọng điểm của vấn đề, có thể qua đây để khảo sát bọn họ có phải là những người tu chứng Phật (Hiển) giáo chính thống hay không, hay chỉ là những người thành tựu ngoại (Mật) đạo đội lốt Phật?

Dưới đây trước hết sẽ phân tích loại hình của Không Hành Mẫu trong Phật (Mật) giáo Tạng truyền, rồi quay lại thảo luận xem thực chất của nữ hành giả dưới những “danh nghĩa” này.

 

III. LOẠI HÌNH CỦA KHÔNG HÀNH MẪU TẠNG TRUYỀN: DANH NGHĨA VÀ TẦNG BẬC

 

Theo “Không hành pháp giáo” do Liên Hoa Sinh và Di Hỉ - Thác Gia thủy tổ Tạng Mật khẩu truyền vấn đáp nói rằng:

Nghĩa chữ của từ “Không Hành Mẫu” là “người trú trong không trung”, là một loại thiên nhân không cần phải đi lại trên mặt đất. Có các loại Không Hành Mẫu sau: Không Hành Mẫu trí tuệ, Không Hành Mẫu sự nghiệp và Không Hành Mẫu thế gian… Phật Mẫu pháp thân là cội nguồn của tất cả các Không Hành Mẫu….Khi Phật Mẫu Phổ Hiền Vương được gọi là cái gốc của tất thảy mọi hóa thân, bà là Phật Mẫu pháp thân, Phật Mẫu Bát Nhã Phật nữ tính. Kim Cương Hợi Mẫu là báo thân của Phật Mẫu Bát Nhã,…hóa thân của Phật Mẫu Bát Nhã là Thánh Độ Mẫu. Đây là ba thân của Không Hành Mẫu trí tuệ. Ngoài Không Hành Mẫu trí tuệ ra, còn có Không Hành Mẫu sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh mà đảm trách Phật hành sự nghiệp; Không Hành Mẫu tam muội da thì thị sát tình hình giữ gìn và bảo vệ tam muội da của chúng ta; còn có Không Hành Mẫu cư trú ở thánh địa chủ yếu, thứ yếu trên thế gian…. Tương ứng với 64 thánh địa bên ngoài này, ở tầng thứ vi tế hơn, ở 64 mạch luân trong cơ thể chúng ta cũng có Dũng phụ, Không hành cư trú với số lượng tương đồng, là thể tính tinh thuần của khí, mạch, minh điểm… Phật Mẫu Bát Nhã và Phật Mẫu Phổ Hiền Vương đều là nữ Phật. Còn 5 loại hình thái của Kim Cương Hợi Mẫu cũng đều là Phật Chính đẳng Chính giác; Tuy Thánh Độ Mẫu là hóa hiện thân hình của Bồ Tát thập địa, nhưng trên thực tế vị ấy là Phật chứng ngộ hoàn toàn… Không Hành Mẫu có thể thị hiện bằng các phương thức khác nhau và các loại hình thể, có một số hiển thị ra trông rất thô bạo hoặc khiến người ta cảm thấy phản cảm, đó là vì để át chế suy nghĩ khái niệm hóa và bất tịnh quan. [28]

 

Đoạn văn này đã thuyết minh Không Hành Mẫu dường như không ở đâu là không có mặt – từ thế giới vật chất bên ngoài cho đến thân nội căn, có đầy rẫy Không Hành Mẫu với các hình thức và công năng, có đủ tam thân, ngang bằng với Phật, có khắp ở tất thảy chúng sinh giới và giáo hóa khắp nơi. Vậy thì, Phật giáo Tạng truyền cũng có thể gọi là Không Hành Mẫu giáo rồi phải không? Đoạn văn cũng dựa vào thuyết nhị đế, đem các loại Không Hành Mẫu của Tây Tạng giản hóa thành hai thứ trí tuệ (gồm sự nghiệp, tam muội da) và thế gian. Cái trước là nữ Phật Bồ Tát có chứng lượng khá cao, còn cái sau có thể là thần đất hóa sinh ở nhân gian. Ni Mai Ba Đức Khâm Hắc Lỗ Ca nói:

Chư pháp giả danh an lập, vì thế cái gọi là “Không Hành Mẫu” có hai tầng ý nghĩa. Xét ở thắng nghĩa mà nói, ở trong tất thảy hư không pháp thân chư Phật, [29] hành trí tuệ đại lạc, tức là không hành; xét ở mặt thế tục, phàm là thiên nữ hành ở thắng cảnh, hư không nơi thế gian (sát thổ) đều là không hành. Thương xót chúng sinh mà cứu hộ bất cứ lúc nào như người mẹ, đó là cái nghĩa của mẹ (mẫu). [30]

 

Bề ngoài của Không Hành Mẫu là phi hành (bay lượn) ở “hư không”, về thực nghĩa là xuyên suốt “không tính”, đây là hai tầng nghĩa chữ của không hành; “mẫu” thì ngoài cái biểu trưng là người nữ ra, thì cũng đặc biệt hiển thị ngữ nghĩa “thương xót, cứu hộ”. Sự tu hành của Mật tông, nếu không có Không Hành Mẫu giúp đỡ thì khó mà thành tựu được. Giữa Mật pháp và hành giả có Không Hành Mẫu làm sợi dây liên hệ. Lưu Uyển Lợi nói:

Nghiên cứu từ nguyên của Không Hành Mẫu trong Mật thừa Phật giáo (Tantra) thời kỳ cuối ở Ấn Độ, và sự mở rộng về định nghĩa của Không Hành Mẫu sau khi Mật thừa truyền nhập vào Tây Tạng, sơ bộ có thể phân tạm thành hai loại hình lớn: Một là nghĩa ban sơ của Không Hành Mẫu thời kỳ Mật thừa Phật giáo ở Ấn Độ, hai là giải thích nghĩa của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền. Trong đó, cái trước liên quan đến quá trình đem thần linh ở Ấn Độ giáo chuyển hóa thành bản tôn (Deity) và hộ pháp (Dharmapāla) trong Mật tục Phật giáo; còn cái sau thì bao hàm sự biến đổi thoát xác kể từ khi Liên sư (Guru Rinpoche, Padmasambhava) sau khi nhập Tạng đã hàng phục nữ thần linh và ác ma ở nơi ấy, đem chúng tiếp nạp vào hàng ngũ không hành, hộ pháp. Nói cách khác, trong hai quá trình này, đều xuất hiện sự hấp thu và tác dụng thuần hóa đem thần linh ngoại đạo hoặc totem chuyển hoán thành tín ngưỡng Phật giáo, đồng thời qua đây mở rộng ý nghĩa trùng lặp đa dạng và định nghĩa của Không Hành Mẫu, cũng phân tách ra thành hai bậc lớn của Không Hành Mẫu: tức là Không Hành Mẫu trí tuệ bậc cao và đã chứng ngộ thành Phật, và thần linh hộ pháp ở bậc thấp (thần linh thế gian)… Thông qua sự trình bày giải thích của Willis dẫn thuật ba vị học giả đối với nghĩa chữ tiếng Tạng của Không Hành Mẫu, đối chiếu với sự chuyển hóa của Mật thừa Ấn Độ đối với nữ thần trong Ấn Độ giáo nói ở trên, có thể phát hiện ra hai loại hình của Không Hành Mẫu – bậc cao/bậc thấp, chứng ngộ/thế gian, thiên nữ trí tuệ/thần đất hút máu – được mô tả rất chính xác; còn trong phân kỳ Ấn Độ, Tây Tạng trong Mật thừa Phật giáo cũng hiển bày ra được sự mở rộng, diễn biến đối với định nghĩa của Không Hành Mẫu….[31]

 

Cũng có nghĩa là nói, do sự diễn biến và trộn lẫn trong thời gian dài và đa văn hóa, danh nghĩa và hình tượng của Không Hành Mẫu khá là phức tạp, chỉ có thể đại khái dựa vào tầng bậc tu hành của nó để chia thành hai loại: Thắng nghĩa và thế tục [32]. Cái trước là thuộc loại Không Hành Mẫu Kim Cương (trí tuệ) và Phật Mẫu, Độ mẫu tu thành chính quả mà có thân phận bản tôn hoặc Thượng sư; cái sau là loại thứ ba của tam căn bản, là thần linh, thiên nữ đại loại như “hộ pháp”, “tín sai – sứ giả” [33] mà hành nhân Mật giáo thường ca tụng, cầu khấn và thờ cúng, hoặc là loại được cung cấp làm bạn tình như Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn [34] trong “Lạc Không song vận”. Nay đem các vai trò và công năng thường thấy của họ ví dụ như sau:

 

1. Bậc cao: Người nữ tu hành chứng ngộ và ngang bằng với Phật, Bản tôn, Thượng sư

 

1.1. Phật Mẫu: Thành tựu cao nhất của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền là Phật Mẫu, như ngũ phương Phật và Phật Mẫu: “Trong số những người chứng ngộ, thì nam nữ đều có, chúng ta có thể nhìn thấy qua những ví dụ sau đây. Đứng đầu trong ngũ phương Phật bộ là năm vị Phật Phụ, họ là Tỳ Lô Giá Na Phật, Bất Động Phật, Bảo Sinh Phật, A Di Đà Phật và Bất Không Thành Tựu Phật. Quyến thuộc của họ là ngũ phương Phật Mẫu: Ninh Sơ Mã (Mying Tsukma), Cấp Mã (Gyema), Na Mã Cơ (Namaki), Na Trát Khải Mô (Naza Karmo) và Đan Xí Trác Mã (Damtsik Drolma).” [35] Ngoài ra còn có sáu bộ Phật Phụ và Phật Mẫu. [36] Phật Phụ và Phật Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền đều được hiển thị bằng tượng Phật song thân ôm nhau. Trong Phật giáo Tạng truyền, Minh Phi của Liên Hoa Sinh – Di Hỉ Thác Gia “tức thân thành Phật”, dưới sự dạy bảo của ông ta mà trở thành Phật Mẫu của Liên Hoa Sinh Phật Phụ. Đỉnh Quả Khâm Triết Nhân Ba Thiết nói: “Thân hình của cô ấy là Kim Cương Du Già Nữ; bản chất của cô ấy là Minh Phi thù thắng – Di Hỉ Thác Gia, Trí Hải Vương Mẫu.” [37] Qua trên có thể thấy, “Không Hành Mẫu”, “Độ Mẫu”, “Kim Cương Hợi Mẫu”, “Minh Phi”, “Kim Cương Quả Tự Tại Mẫu”, “Kim Cương Du Già Nữ” trong Phật giáo Tạng truyền đều có ý nghĩa là “Phật Mẫu”.

 

1.2. Độ Mẫu: Tiếng Phạn là Tara, tiếng Tạng là Drolma, hoặc dịch là Bồ Tát Đa La, là người nữ cứu độ. Trong Phật giáo Tạng truyền hoặc là chỉ Độ Mẫu do Quán Thế Âm Bồ Tát hóa hiện, lấy việc cứu độ chúng sinh khổ nạn làm chính, có thể tiêu tai giải ách, đoạn trừ nghiệp chướng, tăng trưởng công đức, đầy đủ sở nguyện, là từ mẫu trong tâm trí người Tây Tạng…Độ Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền có rất nhiều chủng loại, trong đó có Độ Mẫu Phẫn Nộ: “Là một vị Phật Mẫu khéo phân biệt đúng sai, thông minh trí tuệ. Phật giáo Tạng truyền cho rằng, quán tu Độ Mẫu Phẫn Nộ có thể thanh trừ chướng ngại, thành tựu bốn sự nghiệp, phân rõ đúng sai, tiêu trừ phiền não vô tri và vô minh của con người. Thế nhưng, pháp tu trì Độ Mẫu Phẫn Nộ là bí mật trong bí mật, là pháp thậm thâm truyền tai. Kim Cương Mật thừa cho rằng, chỉ có những hành giả có đầy đủ diệu tướng thắng diệu, giữ gìn giới luật thanh tịnh thì mới có đủ tư cách tu trì pháp môn bí mật này, hơn nữa thông thường phải tu trì ở những nơi như hẻo lánh như rừng xác, núi sâu” [38]. Độ Mẫu Phẫn Nộ còn được gọi là Phẫn Nộ Uế Tích Mẫu, là Phật Mẫu không hành thanh trừ ô uế thân tâm.

 

1.3. Trí Tuệ Nữ: Trí Tuệ Nữ theo tên đoán nghĩa, là chỉ nữ hành giả có trí tuệ. James Robinson thì cho rằng định nghĩa của Không Hành Mẫu là “người nữ chứng ngộ Không tính”, cũng tức là “hóa thân nữ tính của trí tuệ”. [39] Nếu sau khi thực sự chứng ngộ Không tính, thì sẽ có trí tuệ Bát Nhã được sinh ra, do đó ới nữ hành giả chứng ngộ Không tính, Phật giáo Tạng truyền gọi là Không Hành Mẫu Trí Tuệ (wisdom ḍākinī); “Đại thủ ấn giáo ngôn” nói: “Âm thanh không gì so sánh nổi này đến từ A Xí Thu Cát Trác Mã – tằng tổ mẫu của tôi, bà ấy là một vị Không Hành Mẫu Trí Tuệ.” [40] Do đó, Trí Tuệ Nữ chỉ là tên gọi chung có được từ thành tựu trong tu chứng của cô ấy, có thể áp dụng chung cho tất cả các Không Hành Mẫu bậc cao.

 

2. Bậc thấp: Hộ pháp, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ ở tầng thế gian

 

2.1. Thiên nữ: Từ một tầng ý nghĩa khác trên mặt chữ, Không Hành Mẫu là người nữ bay lượn trong không trung, tức là thiên nữ. Anagarika Govinda thì bày tỏ rằng: Không Hành Mẫu đại khái chỉ “thiên nhân được thể hiện bằng hình tượng nữ tính. Họ có bản thể hư không minh tịnh, đi lại tự do trong thiên không”. [41] Do đó, thiên nữ là dựa vào năng lực hoạt động của họ mà đặt tên, hoặc có lẽ đó là hình tượng khá nguyên thủy của Không Hành Mẫu, là vai diễn bậc thấp, còn cái gọi là “bản tính hư không minh tịnh” chỉ là sự gắn thêm (phụ họa) ở tầng thứ trừu tượng.

 

2.2. Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ: Minh Phi là bạn tình của Thượng sư hoặc Lạt Ma. Đạt Lai Lạt Ma nói: “Khi hành giả đạt đến một tầng thứ khá cao trong đạo Mật tông, thì họ sẽ được yêu cầu đi tìm Minh Phi hoặc Dũng Phụ để làm động lực nhập đạo.” [42] Tông Khách Ba cũng nói: “Minh Phi nhan sắc thù diệu, tuổi chừng mười lăm mười sáu, hương hoa khéo trang điểm đẹp, dục lạc ở trong đàn thành.” [43] Cái gọi là tu hành ở tầng thứ khá cao và động lực nhập đạo cần thiết của anh ta chính là pháp nam nữ song tu (giao hợp) Vô thượng Yoga, và người nữ hiến thân phối hợp, người có đủ các điều kiện này được gọi là Minh Phi. Nếu bản thân đã hoàn thành thứ đệ sinh khởi và quán đỉnh thứ tư, đồng thời hợp tu thực tế mà có “đại công đức”, thì có thể tôn xưng là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu, Độ Mẫu. Kế đến, cung cấp người nữ Sự Nghiệp phục vụ “song tu”, cũng gọi là “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. Liên Hoa Sinh nói: “Muốn để minh điểm tăng trưởng, hành Sự Nghiệp Thủ Ấn, nên dùng người mười sáu tuổi, hoa sen và ngực đều mẩy, eo thon để khiến người nam vui không thể nhịn nổi, thân bản tôn của mình và người cũng minh hiển.” [44] Sở dĩ dùng người nữ có hoa sen (âm hộ) và ngực đều mẩy mà eo thon, chính là để dẫn khởi tính dục cho người nam, nôn nóng muốn cùng người nữ giao hợp, hoàn thành “sự nghiệp dục tham là đạo”, người nữ đáp ứng được thứ yêu cầu này, kỳ thực chỉ là công cụ tình dục (nô lệ tình dục).

 

2.3. Thần linh, tà ma: Lưu Uyển Lợi nói: “Liên sư (Guru Rinpoche, Padmasambhava) sau khi nhập Tạng đã hàng phục được nữ thần linh và nữ tà ma, đưa họ nhập vào hàng ngũ không hành, hộ pháp.” [45] Loại Không Hành Mẫu cấp thấp được chuyển hình từ (nữ) quỷ thần ở địa phương vẫn có đầy đủ tập tính trong đạo nghiệp của mình, hơn nữa chỉ là chú thuật ngoại đạo hàng phục chỗ Liên Hoa Sinh, bản chất và trí tuệ của chúng không phải là thuần chính. Vai diễn mà bọn họ đóng vai đa phần là bảo vệ Mật pháp, quét trừ ma chướng [46], bao gồm “phục Tạng”. Cuốn “Thổ quan tông phái nguyên lưu” nói: “Đại sư Liên Hoa Sinh và một số ít đại sư có đức tướng, vì muốn giáo hóa chúng sinh trong tương lai, đem rất nhiều giáo thụ ở hai tất địa tu tập cùng và không cùng làm phục Tạng mai Tạng (chôn ở chỗ nào đó trong đất Tạng), ra sức gia trì, khiến không mất hỏng, giao cho thần hộ pháp thủ Tạng nắm giữ, cùng phát tịnh nguyện, nguyện pháp này được gặp hóa cơ có duyên đời xưa.” [47] Trong Phật giáo Tạng truyền có phục Tạng nổi tiếng như: “Trung hữu đại văn giải thoát”, “Không hành giáo thụ”…Phục Tạng là do thần thủ hộ như Không Hành Mẫu phụ trách bảo vệ, giữ gìn, khi duyên chín thì sẽ được hành giả phù hợp đào lên. Do đó, Không Hành Mẫu có nghĩa là thần thủ hộ như quỷ nữ, dạ xoa nữ, la sát nữ…

 

IV. ĐIỀU KIỆN VÀ HUẤN LUYỆN NGƯỜI NỮ (THỰC THỂ) TRONG SONG TU “VÔ THƯỢNG YOGA”

 

Sự phát triển của Mật giáo Ấn Độ, thông thường dựa vào kinh điển của họ (Mật tục) mà chia thành bốn bộ [48], mà thành tựu cao nhất là Vô thượng Yoga. Bộ pháp tu này có yêu cầu đặc biệt của nó, cũng chính là lấy nam nữ song tu để tức thân thành Phật – dùng “súng đạn thật” để giao hợp với nhiều người nữ trong đàn thành, dựa nhờ vào đó để trải nghiệm dâm xúc và sự tan chảy của minh điểm để khai mở đại lạc, quang minh, bất nhị vốn có; đồng thời tiến hành hợp nhất với Bản tôn (song thân Phật) giả tưởng, lấy cảnh giới này để nói rằng không lìa sắc thân (ở Dục giới) mà vẫn thành tựu Phật (báo thân). Loại pháp tu này bắt buộc phải có người nữ “thực thể” (tức là người thật) để phối hợp, mà loại người nữ này bắt buộc phải hội tụ đủ các điều kiện (khỏe, đẹp, nghe lời), sau khi trải qua quá trình tuyển chọn, huấn luyện thì mới có thể “sử dụng”, tức là cái gọi là Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn… Trong cuộc sống hiện thực, bọn họ là những người con cái bình thường, sau khi được lựa chọn để thực tu thì được gọi là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu… Phàm phu là thật, tên gọi là giả, nhưng trong bầu không khí thiêng liêng được tạo ra bởi đàn tràng trang trí đẹp đẽ, ngâm tụng thần chú, quán tưởng tượng thần, thì nó đã trở thành vai diễn [49] hoặc mô phỏng [50] trong một cảnh giới thánh thần hư cấu. Nam nữ tuân theo nghi quỹ (nghi lễ) đặc biệt được chế định để song tu như thật. Còn trong quá trình đó sẽ xảy ra ảo giác gì, sau khi kết thúc thì sẽ đạt đến quả vị gì, thì dường như không thích hợp để nói cho người ngoài biết, hoặc lồng ghép thêm một số danh từ tôn giáo nào đó để tô sức trang điểm cho cảnh giới đó.

 

1. Điều kiện tiên quyết

 

1.1. Phái Ninh Mã:

 

Trong cuốn “Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo” mục “Quan sát thủ ấn mẫu tướng”, Liên Hoa Sinh cho rằng Không Hành Mẫu phải có đầy đủ bốn điều kiện về ngoại tướng, nội tướng, mật tướng và chân thực tướng:

(Tý). Về ngoại tướng, nhan sắc đoan trang xinh đẹp, tuổi trẻ vừa ý, thân có mùi thơm, mặt tựa hoa đào, kiều diễm eo thon, cơ thể to nhỏ vừa phải; mắt nhỏ dài, lòng trắng đen rõ ràng, vành mắt hơi hồng, tóc đen óng mượt như tơ, răng trắng không có khe hở, mắt khéo liếc nhìn, có đủ tham dung (dung mạo tham, ý nói mặt dâm), vừa nhìn đã khiến người ta không nỡ rời mắt

(Sửu). Về nội tướng, Minh mẫu phải có tâm lượng rộng, ăn nói cẩn trọng, ít lòng đố kỵ, tâm có thể dung nạp Mật pháp, lòng tin kiên định, không sinh lòng tham và keo kiệt đối với tài bảo của người Du Già, có thể thuận tòng uyển chuyển, khéo biết quan tâm chăm sóc, không bị người khác dụ dỗ.

(Dần). Về Mật tướng, liên hoa cực khít, có noãn tướng (nồng ấm). Liên cung đầy đặn và nhô ra, khéo biết ngậm Kim Cương chùy. Hông rộng, háng nhỏ, thịt cuốn vào trong. Thịt liên cung dán chặt, hoa phôi đầy đặn, lấy chùy chạm vào nó thì lập tức phản ứng với vẻ không chịu nổi mà phát ra âm thanh yêu kiều. Hơi đâm rút thêm thì thân co run rẩy, hoa sen liền sinh nước ấm.

(Mão). Người có chân thực tướng thì đối với người tu Du Già có sự tin tưởng và hiểu biết lớn. Trí tuệ quảng đại, có thể phân biệt đâu là pháp, đâu là phi pháp. Tâm lượng rộng rãi, có thể chấp nhận Mật hành, ăn nói giữ gìn bí mật. Không phỉ báng mà phải cung kính đối với người Du Già, có thể y giáo phụng hành. Phải khéo hành sự nghiệp, có thể khiến cho người Du Già an lạc tăng thượng. Phàm cứ gặp và tiếp xúc là đều sinh an lạc. Hơi dựa vào nhau là thân cảm thấy khoan khoái, khiến cho người Du Già dễ tiến đến Lạc Không, tâm cũng dễ khế nhập vào thể tính vốn dĩ không ô nhiễm. Khi trì chính niệm, cũng thật quyến niệm, cùng hành vô sinh an lạc. Tâm thật thân thiết, có vui sướng tinh tấn. Làm người hầu cận cho người Du Già, hễ nói là phải thi hành. Nói năng vừa lòng, hành động làm việc đều có tướng nhàn nhã. Có chí tinh tấn với các Phật sự. [51]

 

Liên Hoa Sinh là người sáng lập ra Phật giáo Tạng truyền, điều kiện đối với Không Hành Mẫu này đều được các phái của Mật giáo chấp nhận. Ông ta cho rằng vẻ bề ngoài của Không Hành Mẫu phải xinh đẹp, eo thon, tóc đen, răng trắng, khiến người ta vừa nhìn là đã bị cuốn hút không rời, hơn nữa còn phải là những thiếu nữ tuổi chừng 16 là đẹp. Nhưng do sự kỳ thị về dung mạo và hạn chế về tuổi tác, những người con gái có thể đáp ứng được những điều kiện này rất ít. Thứ nữa, cá tính của Không Hành Mẫu phải sống tiết kiệm, không tiếc của, không tham cầu; tấm lòng phải rộng lượng, ít tâm đố kị; phải biết quan tâm chăm sóc Lạt Ma, nghe theo lời chỉ thị của ông ta; lại phải tin theo Mật giáo, lòng tin kiên định không lay chuyển, không được để người khác hoặc giáo phái khác dụ dỗ. Không Hành Mẫu sau khi trải qua được sự sàng lọc đạt tiêu chuẩn, tất nhiên phải ngoan ngoãn vâng lời, tuân theo sự bày bố của Lạt Ma. Lại nữa, bộ phận sinh dục của Không Hành Mẫu còn cần phải đáp ứng yêu cầu: khít, ấm, lồi ra; lại phải có đùi nhỏ, mông rộng, dâm dục mạnh; phải có độ phối hợp song tu cao, tin tưởng, hiểu biết, cung kính đối với người Du Già, gọi bất cứ lúc nào là phải đến, để cho ông ta sai bảo, hơn nữa còn phải giữ kín bí mật nghiêm cẩn. Bốn lớp yêu cầu này của Liên Hoa Sinh đều là suy tính cho “dâm lạc” của người nam, mục đích cuối cùng chính là “nam nữ song tu”. Đây là tín ngưỡng và hành vi kế thừa từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, nhằm tăng cường lý luận và hiệu quả của “đạo dục tham” của họ. Do đó, lấy “song thân pháp” làm điểm tối cao để xem các chủ trương và bày đặt của Phật giáo Tạng truyền thì chắc chắn sẽ hiểu rõ bí mật và chân tướng của họ.

 

1.2. Phái Tát Già

 

Minh Phi phải là người có các chủng tính đặc biệt sau đây:

 

1. Cụ thú nữ: Thân trên vú săn chắc, thân dưới đầy đặn khép chặt, eo nhỏ, dáng đi nhàn tản, khi thấy người nam mắt không chớp liếc, thể khí và Mật xứ của cô ta có mùi xạ hương; 2. Cụ loa nữ: Tổng tướng là xương to, thịt mịn mềm, rốn có hoa văn xoáy ốc sang bên phải, thân thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giọng nói trong sáng, thanh thoát; 3. Cụ tượng nữ: Tổng tướng là thân thịt tròn đầy, thân và các chi ngắn, khỏe mạnh, mắt nhỏ, tai dài và to, khi toát mồ hôi thì mùi vị cực thơm, thông tuệ ít ham muốn, có ong thường bay quanh; 4. Cụ văn nữ: Sắc da thịt hơi hồng, trên rốn có ba hoa văn dọc đứng, giữa mi có một vạch thẳng, các đốt chân tay nhỏ dài, người nào mà chân tay có hoa văn cát tường là đại cát, bảo vệ yêu quý trẻ con. Những người như thế phải đặc biệt tán thưởng nhận ngay; 5. Chúng tướng nữ: Có bốn loại công đức, hoặc có hai, ba loại công đức. Trong các phần dạy dỗ khác cũng gọi là Cụ ngưu nữ. Người nữ này có cùng tính tướng với Cụ tượng nữ. Ngoài ra, cũng còn có loại chủng tính gọi là Cụ liên nữ…Tất cả bọn họ, bất luận thế nào cũng đều phải có các công đức như tóc quăn, mắt đẹp, lông mi không đứt đoạn, miệng và hơi thở có mùi xạ hương, có hàm răng đặc biệt đẹp, vú săn chắc, trên rốn có ba vạch thẳng, trên trán có một vạch thẳng, dưới thân háng rộng, liên hoa không lông, má đầy đặn, có mùi hương hoa long não, khi hành lạc có thể hành chỉ (và) sự cho đàn thành. Nếu có được những công đức đó thì mới là Sở y (chỗ dựa) thích hợp thành tựu. [52]

 

Tương tự là phải lấy vẻ đẹp làm điều kiện tất yếu của Không Hành Mẫu, hơn nữa chú trọng công năng hành dâm của cơ quan sinh dục. Đây là sự truyền thừa của phái Tính Lực, so với sự lựa chọn của Không Hành Mẫu và điều kiện của Liên Hoa Sinh thì sự khác biệt không lớn.

 

1.3. Phái Cách Lỗ

Tông Khách Ba nói:

Minh Phi phải có nhan sắc thù diệu, tuổi chừng mười lăm mười sáu, hương hoa khéo trang điểm đẹp, dục lạc ở trong đàn thành.” [53]

Trước hết cúng vật thỉnh bạch: Lấy màn chướng ngăn cách thành bình phong, đệ tử hiểu rõ rằng: “Thầy là Kim Cương Tát Đỏa”, dùng Trí Tuệ Mẫu có đủ Tam muội da – là đồng nữ chỗ sinh sản bất hoại, tuổi đủ mười hai vân vân– phụng hiến cho sư trưởng. Như “Đại ấn không điểm” phẩm thứ hai nói: “Đầu đẹp, mắt nhỏ và dài, dung mạo diệu trang nghiêm, tuổi mười hai hoặc mười sáu, khó tìm thì có thể là hai mươi. Trên hai mươi tuổi là dư ấn, khiến Tất địa lìa xa. Lấy chị em gái hoặc con gái mình, hoặc lấy vợ cúng dường cho Sư trưởng”. [54]

 

Phái này yêu cầu Minh Phi phải xinh đẹp, trẻ tuổi, cũng tức là thiếu nữ đầy 12 tuổi, nếu là thiếu nữ 15, 16 là tốt nhất. Nhưng nếu quả thực khó tìm quá, thì đành phải chấp nhận người con gái 20 tuổi. Nếu là người nữ trên 20 tuổi là không tốt rồi. Nếu như không tìm được người như vậy, thì thậm chí là đem chị em, con gái của mình, hoặc là vợ mình để phụng hiến cho sư trưởng để làm Minh Phi.

 

1.4. Phái Cát Cử:

Điều kiện tuyển Minh Phi của các đại phái của Phật giáo Tạng truyền đều bắt buộc phải là trẻ đẹp, duy chỉ có phái Cát Cử là chú trọng nhất đến bộ phận sinh dục. “Na Lạc lục pháp” nói:

Đan Điền hỏa và khí tương hợp lên xuống, ai nấy đạt bốn hoan hỉ tâm lần lượt sinh khởi, đó là cái lý nội nhân duyên vậy. Còn về cái lý ngoại nhân duyên, trước hết phải tu cho tốt các pháp đã nói ở trên, đợi khi sức mạnh đã lớn lên rồi, thì mới vân du bốn bể đi tìm kỳ nữ. Phải là người có tính lực (khả năng tình dục) đặc biệt thì mới gọi là đạt chuẩn. [55]

 

Nam hành giả của phái Cát Cử khi luyện thành công chuyết hỏa định nói trong “Na Lạc lục pháp”, hoàn thành tứ hỉ sinh khởi thứ đệ, có thể giữ lâu không xuất tinh trong cơn cực khoái tình dục; sau đó nếu có nhân duyên thì thì đi vân du khắp bốn bể, tìm cho được bậc kỳ nữ có năng lực tình dục, tăng cường huấn luyện đặc biệt xong thì có thể trở thành Không Hành Mẫu để song tu.

Từ những điều kiện được thiết lập ra đối với Minh Phi/ Không Hành Mẫu nói ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng: Không Hành Mẫu chỉ là công cụ tình dục để duy trì câu sinh đại lạc (đại lạc có từ lúc sinh ra). Nếu như là người nữ già hoặc diện mạo xấu xí, không khêu gợi được dục vọng của người nam, thì không có duyên để trở thành Không Hành Mẫu để song tu với Thượng sư, cũng không thể nào “tức thân thành Phật” được. Đây là nỗi bi ai của những phụ nữ già xấu, cũng có nghĩa là nói Phật giáo Tạng truyền lấy “trẻ, đẹp, thân mềm, tâm thuận” làm tiêu chuẩn, đối với tất cả phụ nữ mà nói là một sự kỳ thị. Tuy nhiên Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Vô thượng Yoga đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ, kỳ thị phụ nữ chính là vi phạm giới Mật tông căn bản.” [56] Đây là đặc biệt nhằm vào chức năng “vai trò” phối hợp song tu trong Vô thượng Yoga mà nói, ắt phải nhấn mạnh đến tính không thể thiếu khuyết của phụ nữ, nhưng lại không liên quan gì đến ý nghĩa tồn tại và sự tôn nghiêm cá tính độc lập, bình đẳng của mỗi người phụ nữ. Qua đây lại càng hiển lộ rõ sự thấp kém về địa vị của phụ nữ trong Phật giáo Tạng truyền, chỉ chấp nhận là vai trò phối hợp. Xét kỹ điều thứ 14 trong “giới Mật tông căn bản”: “Hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ - không khinh thị hủy báng phụ nữ, cần tôn kính tự tính thành Phật của phụ nữ.” Về bề ngoài thì đúng là tôn trọng người nữ, họ cũng có tự tính thành Phật, thế nhưng cái gọi là mật ý của “Tự tính trí tuệ phụ nữ” [57] nghĩa là “Không Hành Mẫu trí tuệ”. Tính thành Phật của Không Hành Mẫu đến từ việc cung cấp cơ quan sinh dục, cùng nam Thượng sư thực tu pháp “song thân”. Nếu Thượng sư thành Phật rồi thì Không Hành Mẫu cũng hưởng lây mà thành Phật Mẫu, hai bên đều là “tức thân (giao hợp)” mà thành Phật (phi nhân). Do đó, việc thực tu và thành Phật của cô ấy, trước sau đều là dựa nhờ, nương tựa vào thân người nam, sau khi thành “Phật” thì vẫn phải bám víu lấy người nam, mãi mãi ôm nhau (giao hợp), một giây phút cũng không rời nhau. Tức là dùng tư thế đó để xuất hiện ở trên thần đàn, trong tranh Đường Khải, như Nữ La ký sinh trên cây tùng bách, mặt ngửa nhìn vào mặt người nam, còn lưng thì xoay ngược ra trước sự quỳ bái của tín chúng. Cho nên, cái nghĩa gốc của “hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ” của giới Mật tông này xuất phát từ việc Không Hành Mẫu trí tuệ hiến thân cho việc song tu, có thể khiến cho người nam chứng được tứ hỉ đại lạc mà “thành Phật”, họ chỉ là công cụ trợ đạo cho nam hành giả mà thôi. [58]

Phật giáo Tạng truyền sở dĩ nâng cao địa vị của Không Hành Mẫu, mục đích là để dẫn dụ người nữ tự nguyện (nửa lừa nửa dọa) song tu với người nam, hơn nữa còn giành được sự tôn kính của đệ tử. Qua đây cũng có thể biết rằng: Không Hành Mẫu chưa chứng Không tính (của Phật giáo), đồng thời cũng không có trí tuệ của (Không tính), cái gọi là “tự tính trí tuệ” của họ chỉ là đặc chất âm tính của phụ nữ thôi, từ thân khẩu ý phát tán ra “mùi con gái”, có thể khơi gợi công năng dâm dục của người nam vậy thôi.

Phật giáo Tạng truyền là do người nam làm chủ, Đức Cát Trác Mã nói: “Các đền điện Mật tông trong tự viện là thuộc về người nam, đó là đền đài của người nam trong Phật giáo Tạng truyền, khiến cho người nữ trong cuộc sống tôn giáo bị ra rìa, trở nên thấp bé, cho đến không thể thấy”. [59] Trong Phật giáo Tạng truyền do nam giới làm chủ, Không Hành Mẫu chỉ là sản phẩm phụ thuộc, công cụ tình dục của nam Thượng sư thôi, không có nhân quyền bình đẳng, địa vị của họ lên hay xuống hoàn toàn đều do người nam quyết định, chứ trọng điểm không nằm ở chứng lượng tu hành tâm tính của cá nhân, mà là độ phối hợp và độ thỏa mãn trong quá trình “song tu”. Nếu như lấy Tứ tướng của Liên Hoa Sinh để đòi hỏi người nữ đáp ứng yêu cầu thật cao, thì những trường hợp hoàn toàn phù hợp trong lịch sử lại không nhiều. Do đó, chắc chắn lại phải có pháp biến thông nào đó như: Một, thoái lùi chấp nhận lấy cái thứ yếu, vẫn sẽ sử dụng. Hai, tăng cường thêm biện pháp nhân tạo, bồi dưỡng hậu thiên.

 

2. Bồi dưỡng hậu thiên

 

Phái Tát Già sau khi tìm được người nữ có đủ lục tướng, còn phải trải qua sự dạy dỗ, huấn luyện, thi sát hạch thì mới có thể được đảm nhiệm Minh Phi trong pháp tu song thân. Nội dung và thứ tự của việc bồi dưỡng này là: Trước hết “khi nghe bốn bộ Mật tục Kim Cương thừa, sinh khởi tín niệm không cùng chung, để đoạn hí luận, hành một cách không sợ hãi ở áo nghĩa thậm thâm.” [60] Cũng có nghĩa là cho cô ấy nghe khái quát về bốn bộ Mật tục của Kim Cương thừa, có sự hiểu biết, tin theo đối với hành pháp đặc biệt “tức thân thành Phật” (không cùng chung với Phật giáo) trong “hưởng thụ dâm lạc” của nam nữ song tu, hơn nữa là phải đoạn trừ cả suy nghĩ “tà dâm phạm giới”, không phải lo lắng, sợ hãi khi hợp tu song thân pháp “thâm ảo”. Đây là sự tẩy não về mặt quan niệm tư duy, để trừ khử chướng ngại tâm lý của người bình thường.

Tiếp đến là “Thụ thập thiện, ra sức hành ở pháp này, khi Ưu bà di hành Bố Tát đến viên mãn, cô ấy sẽ thanh tịnh liên tục bằng Biệt giải thoát giới, Bồ Đề tâm giới, Bồ Tát giới...” [62] Cũng có nghĩa là nói về bề ngoài là thụ Ngũ giới, Bồ Tát giới của Phật giáo, nhưng thực chất bên trong là thụ Tam muội da giới của Mật giáo, để phòng ngày sau tiết lộ bí mật của song thân pháp. Do song thân pháp vi phạm vào giới “Không (tà) dâm” cua Phật giáo, cho nên dựa vào Tam muội da giới của Mật giáo làm khai duyên, là chính giới để hợp lý hóa, thần thánh hóa dâm hành của nam nữ song tu.

Tiếp đến là thụ quán đỉnh: “Lấy quán đỉnh tịnh trị: Tức lấy bốn loại quán đỉnh viên mãn mà thanh tịnh”[63] Lần lượt là bình quán, mật quán, huệ (tuệ) quán và đệ tứ quán, để khiến cho người nữ này trở thành đệ tử Mật giáo, ngày sau mới có thể hợp tu song thân pháp. [64] Đồng thời dựa vào đây để thủ lấy hồng bạch Bồ Đề (nam tinh nữ dịch) làm cam lộ, dùng để cúng “tuệ quán”.

Để phối hợp với Thượng sư song tu trì lâu không xuất (bế tinh), thì người nữ này (Minh Phi) cần phải tu thêm chuyết hỏa định, bảo bình khí vân vân: “Lấy Du Già thiền định tịnh trị: Lấy sức mạnh Du Già, nhiếp khí để người có thể trì Bồ Tát tâm làm việc đó.” [65] Tự mình khống chế và nam Thượng sư cùng vào trong cơn cực khoái tình dục cùng lúc và bế tinh, kéo dài thời gian thể nghiệm cảnh giới “Lạc Không song vận”, giành lấy trí tuệ Lạc Không bất nhị, hoàn thành cực quả của “tức thân thành Phật”. Có thể tự lợi, lợi tha như thế, thì mới là Minh Phi có tư cách viên mãn.

Như trên đã nói, sự huấn luyện Minh Phi của phái Tát Già,. Từ nghe mật pháp, thọ trì mật pháp, đến hoàn thành quán đỉnh thứ tư, nhập vào đàn tràng để thực tu…các loại bày đặt như thế, đều chỉ là để cô ấy trở thành công cụ tình dục của nam Thượng sư. Nếu từ nền tảng này mà lại gia tu trung mạch, bảo bình khí và nâng hạ minh điểm, thì có thể được hạng nâng lên thành bạn tình của nam Thượng sư.

Tiếp đến là sự huấn luyện của phái Cát Cử, như “Na Lạc lục pháp” viết:

Sau khi tìm được, đầu tiên lĩnh thụ quán đỉnh, khéo giữ các giới. Nhưng không biết nghi quỹ, tu cũng không thành, cho nên lại phải hiểu ý nghĩa của nghi quỹ đồng tất, sau đó mỗi ngày bốn lần tu tập cho tốt… Người nữ có 64 loại tính lực, khác với những người nữ bình thường, khi họ đến lúc giao hợp, 64 loại tính lực mỗi loại đều có thể hiển lộ. Hơn nữa từng loại đều biết rõ tất cả, nếu không biết hết, nhất định là người giả… Cho nên khi giao hợp, trước tiên nhất định phải kiểm tra âm hộ của đối phương có phải là ma nữ hay là Không Hành Mẫu? Nếu không thể xác định được người đó là Không Hành Mẫu, thì vạn vạn không được mơ hồ giao hợp với cô ta, như thế là tự tạo đại ác nghiệp khôn lường đó. Khi đi tìm, bất luận người nữ dung mạo xấu đẹp thế nào, chỉ cần xem cô ấy có phải là Không Hành Mẫu hay không. [66]

Cũng là những hình thức phiền toái về quán đỉnh, thụ giới, nghi quỹ đồng tất, mục đích chỉ là để khai mở một cách hữu hiệu “64 loại tính lực” của người nữ này, để trong lúc giao hợp có thể hưởng thụ đầy đủ dâm lạc biến hóa đa dạng của người nữ ấy. Cũng vì song thân pháp của phái Cát Cử là sự tu trì tinh cần “một ngày bốn lần”, nên đương nhiên là phải thẩm kĩ đến kĩ năng tình dục và phẩm chất năng lực tình dục của đối phương, thì mới có thể duy trì được sự ham muốn về tâm lý và hưng phấn về sinh lý, nếu không làm nhiều sẽ thấy nhàm chán, khó mà giữ lâu bền được. Do đó, trước khi giao hợp, cần phải kiểm tra kĩ “âm hộ” của người nữ xem có hội tụ đủ các điều kiện của Không Hành Mẫu hay không. Nếu không thể xác định được thì không được cộng tu với cô ta, để tránh “tạo nghiệp”. Ngoài ra, trong huấn luyện ở Mật tục, như “Hỷ Kim Cương bản tục” nói:

Các Không Hành Mẫu sẽ chỉ thị cho ông ấy: Thọ dụng vị trí nào, vị trí nào thủ ấn! Ôi! Vajradhrk, tất cả là vì chúng sinh. Thọ dụng người nữ mắt to, tuổi vừa đủ tới, trẻ, đẹp, thì ông ấy tất sẽ truyền quán đỉnh chủng tử giác ngộ cho người nữ này. Trước hết để cho cô ấy thụ hành thập thiện, ông ấy nên giải thích cho cô ấy về “pháp” (Dharma), làm thế nào để tâm chuyên chú trên thân Bản tôn, và ý nghĩa thân hình tượng trưng, tâm cảnh liên quan đến chuyên chú. Sau một tháng rèn luyện, cô ấy sẽ trở thành Minh Phi đầy đủ đạo khí, đây là điều không cần phải nghi ngờ. Cho nên người nữ này bây giờ đã lìa xa được tất thảy mọi tà kiến điên đảo sai lầm, hành giả sẽ thọ dụng cô ấy như báu vật được ơn trên ban cho. Hoặc hành giả có thể dựa vào sức mạnh của mình để chiêu vời một vị Minh Phi đến từ thiên nhân, a tu la, nhân gian hoặc dạ xoa, hoặc khẩn na la để nhiếp thụ. Sau đó song tu với cô ta, hành giả khi tu pháp môn này, phải phối hợp định lực không tinh mà hành trì. [67]

 

Điều kiện và sự huấn luyện Không Hành Mẫu nói trong “Hỷ Kim Cương bản tục” đơn giản hơn so với phái Tát Già và Cát Cử: Trẻ, đẹp, mắt to, truyền quán đỉnh, huấn luyện hành thập thiện, mật pháp giải thoát, quán tưởng Bản tôn… Sau một tháng là tốc thành Minh Phi “đủ đạo khí”, tức là có thể nhập đàn tràng để tiến hành song tu rồi.

Qua những ví dụ trên, có thể thấy Không Hành Mẫu đạt tư cách trong Phật giáo Tạng truyền, về mặt lý luận là phải hoàn thành tu tập Sinh khởi thứ đệ, chứng được “không tính”, hơn nữa trong quá trình hợp tu lại phải có thể vận khí đưa vào trong thân của nam hành giả, giúp đỡ anh ta thành tựu tu chứng Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, thì mới có thể đảm đương được chức vụ “bạn tình” của Thượng sư, để được tôn xưng thành Phật Mẫu, Minh Phi. Nhưng vì điều kiện quá nghiêm ngặt, trên thực tế cực khó kiếm được người đủ tư cách như vậy, cho nên đa phần đều hạ thấp tiêu chuẩn xuống, chỉ cần trải qua các hình thức quán đỉnh, thụ giới vân vân là có thể phái lên đàn tràng rồi. Cho nên, đại đa số người nữ cuối cùng đều luân lạc thành công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục của Lạt Ma thôi.

Do Phật giáo Tạng truyền lấy “dục tham” làm đạo, hơn nữa còn lấy dâm lạc của nam Thượng sư làm chính, một ngày nhiều lần, quanh năm không nghỉ, không phải chỉ có một người nữ có thể kham nổi, mà cần có rất nhiều người nữ cùng hiến thân làm đạo cụ. Do đó, trong hàng phụ nữ hễ ai có tư chất, nhan sắc thì bất cứ lúc nào cũng có thể được chọn, được huấn luyện, sau đó chỉ trong một khoảng thời gian là trở thành đối tượng hoặc công cụ để nam Thượng sư hưởng thụ dâm dục, cưỡng bức giao hợp. Để dụ dỗ người nữ đồng ý sẵn sàng phối hợp, thì họ sẽ tôn vinh gọi những người nữ này là Phật Mẫu (Minh Phi), hoặc gọi chung là Không Hành Mẫu. Về mặt bản chất là vẫn không thoát rời khỏi sự mê mờ trong sùng bái Linga (dương vật) trong phái Siva và sùng bái Shakti (nữ âm) của phái Tính Lực trong Ấn Độ giáo. Còn về khởi điểm và quá trình của nam nữ song tu, âm dương giao cấu của Phật giáo Tạng truyền, tất cả đều là do người nam chủ động, người nữ phục tùng, tương ứng với nguyên mẫu Không Hành Mẫu (Dākinī) làm “thị nữ - hầu gái” của người vợ (Ca Lê) của thần Siva.

Từ bốn điều kiện lựa chọn “Không Hành Mẫu” của các phái đất Tạng nói trên, ta thấy rằng nếu như người nữ nào lớn tuổi, nhan sắc phai nhạt, cơ quan sinh dục rệu rã, vừa không khiến người nam hứng tình, giao hợp với cô ta sẽ không có đại lạc, vừa không có giá trị lợi dụng, nên chỉ có thể phế truất, tìm các cô gái non trẻ hơn. Hoặc để đạt được hứng tình đa dạng hóa, cũng cần phải tìm đến những người nữ có hình thể, cơ quan sinh dục các thể loại khác nhau để thay đổi khẩu vị. Với hành vi có mới nới cũ, tham lam vô độ như vậy, thì ắt phải cần đến sự hy sinh của một số lượng lớn các cô gái để cung cấp thỏa mãn dâm lạc cho họ. Tuy là dùng các danh từ đẹp đẽ như Trí Bi song tu, Lạc Không song vận, Dục tham là đạo, tức thân thành Phật [68], nhưng đều không nằm ngoài sự ích kỉ và ảo tưởng của (tập thể) người nam. Người nữ dưới sự uy hiếp, dụ dỗ, lừa bịp của văn hóa nam quyền chỉ có thể phục tùng, phối hợp, để đổi lấy những lợi ích thế tục và ảo tưởng về tôn giáo. Thế nhưng, do người nam lúc đầu thì loạn bậy, cuối cùng vứt bỏ, nên đa phần những người nữ đều rơi vào kết cục bi thảm, ti tiện. Bởi vì, dưới con mắt dâm dục của người nam, người nữ chỉ có chức năng và giá trị (cơ quan sinh dục) cục bộ, không hề có nhân cách đầy đủ và độc lập riêng biệt. Hơn thế nữa, Mật giáo lấy dâm lạc xác thịt và vọng tưởng thổi phồng làm giáo nghĩa căn bản, hai bên nam nữ sẽ đều mãi mãi bị trói buộc vào trong chấp mê của ngũ ấm lục thức, không thể nào đoạn được ngã kiến, được giải thoát; sau khi mệnh chung, sẽ càng phải theo nghiệp đã tạo mà bị đọa vào trong Tam ác đạo.

Nói tóm lại, các điều kiện tuyển (Minh) Phi và sự huấn luyện cho đến các nghi quỹ nhập vào đàn thành để tu hành (song thân) nói trên,  xem ra có vẻ phức tạp và trịnh trọng, nhưng kỳ thực càng giống với một pháp chướng ngại mắt, từ đầu đến cuối đều không lìa khỏi khoái lạc “tình dục”, hoặc kèm theo vọng tưởng “lấy âm bổ dương, tăng cường năng lượng (tình dục)”, cho đến ảo giác đại loại như “quên mình, chứng không hợp nhất” trong cơn cực khoái tình dục. Do đó, đa phần các trường hợp, Thượng sư ở vai trò chủ đạo đều không so đo kì kèo gì nhiều về điều kiện thân tâm và gia hành, huấn luyện của Không Hành Mẫu, chỉ cần người nữ đồng ý hợp tu là trực tiếp tuyển dụng luôn. Những quy định và nghi thức kia đều chỉ là trò hề giả thần giả quỷ, đối với người nữ chấp nhận hiến thân mà nói có lẽ chỉ là sự tô vẽ và an ủi cần thiết, để họ chìm đắm vào trong một thứ tình cảm thiêng liêng, phụng hiến, dựa vào nghi thức và danh phận này để siêu vượt lên trên sự bỉ ổi, ô uế tình dục và sự thô bạo trong xâm hại tình dục mà thôi. Lấy những điểm này làm hạt nhân, mở rộng đến toàn bộ giáo nghĩa của “Phật giáo Tạng truyền”, họ cũng áp dụng cùng một bộ phương pháp để lừa bịp tín chúng, bao gồm cả các nam chúng vừa nhập môn, cho đến các Thượng sư tu học lâu năm, họ đều trở thành những kẻ lừa đảo. Điều này cũng không chỉ có ở “Phật giáo Tạng truyền”, mà vẫn luôn có vô số các vụ lừa tình và xâm hại tình dục với danh nghĩa là các tôn giáo giả.

 

3. Hai vụ việc: Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã và June Campbell

 

Khi chiếc khăn voan thần bí của Tây Tạng dần dần được vén lên, chân tướng của nam nữ song tu được công bố rộng rãi ở các nước văn minh, thì lập tức nổ ra rất nhiều nghi vấn và phê phán. Thế nhưng các Lạt Ma Tây Tạng sống lưu vong tại nước ngoài ai nấy đều nói họ xưa nay chưa từng tu hoặc hiện tại đã không tu nữa… Chủ tịch quỹ Tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ở Đài Loan, ông Đạt Ngõa Tài Nhân cho đến hôm nay vẫn áp dụng những ngôn từ tương tự mà không hề sửa đổi, thì có thể thấy là toàn cầu đều thống nhất cả. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp thực tế có thể chứng minh rằng song thân pháp và Không Hành Mẫu quả thực đã từng tồn tại, hơn nữa vẫn còn cho đến ngày nay. Tình huống tương đối tốt là hai bên lợi dụng lẫn nhau, ai nấy lấy cái mình cần, nhưng không từng thành tựu bất kì quả vị Phật giáo nào, đến ngay cả trí tuệ Sơ quả bậc đầu tiên của đạo Thanh Văn cũng không đạt được. Từ đó trở xuống thì đều phơi bày ra dục vọng thú tính của mình thông qua phương thức “dụ dỗ thông dâm, xâm hại tình dục” mà không có chút ý nghĩa tu hành nào cả. Địa vị của người nữ trong vùng Tây Tạng cực thấp, nhưng theo lý luận của Phật giáo Tạng truyền thì nam nữ hợp tu là pháp nhanh chóng thành tựu chứng ngộ “Phật quả”, vì thế các Thượng sư hoặc Lạt Ma cao cấp bắt buộc phải tìm người nữ để song tu, và để đạt được mục đích của mình mà ban cho họ những phẩm hàm thiêng liêng kiểu như “Không Hành Mẫu, Phật Mẫu, Minh Phi”, khiến cho người nữ bị mê hoặc bởi thân phận phẩm hàm đó mà sẵn sang cung cấp công cụ tình dục, phối hợp song tu. Vai diễn của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền có thể lấy hiện thân thuyết pháp của “Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã” [69] làm ví dụ chứng minh:

Tiểu Cơ Mễ Nhã là một cô gái ở thôn Điều Cốc phía nam, năm đó 14 tuổi. Kim Cương Chu Ba đi qua thôn này nhìn thấy Cơ Mễ Nhã đã muốn cô gái nhỏ ấy làm Phật Mẫu. Phật Mẫu cũng gọi là Minh Phi. Nước Bu Tan những năm đó có chính trị và tôn giáo hợp nhất, người người đều nói về sự phụng hiến, nên các cô gái có thể đem thân mình cúng dường cho Phật làm Minh Phi là một chuyện vô cùng vinh dự, vì thế mà Cơ Mễ Nhã đã vui vẻ đồng ý. Kim Cương Chu Ba đưa Cơ Mễ Nhã đến một ngôi chùa lớn ở Đình Bố, vào phòng tu bí mật của Đại Kim Cương Lỗ Ba. Chu Ba đem cô bé hiến cho thầy của mình. Đại sư vô cùng nghiêm túc thực hiện nghi thức Liên Hoa Kim Cương cho cô bé, cũng tức là “gia trì Minh Phi”. Đại sư nói: “Thân nữ thế tục của con sau khi trải qua quán không đã trở thành thân thiên nữ rồi.” Thế là cô bé liền trở thành Minh Phi. Đại sư kéo tay cô bé vào trong trướng……Cô bé không sợ nữa, sau đó theo pháp Thản Đặc La (Tantra), đại sư ôm cô bé vào trong lòng….. Đó gọi là “đại định hòa hợp nam nữ”. Trong đại định hòa hợp, Kim Cương không được động, tập trung tư tưởng trong “đại lạc” để thể nghiệm…. Làm Minh Phi là chuyện không dễ dàng gì. Trong cuốn “(Mật tông) đạo (thứ đệ) Quảng Luận” của đại sư Tông Khách Ba phái Cách Lỗ có quy định Minh Phi phải hiểu được hơn 30 loại động tác đại định hòa hợp.... Khi cô bé và Đại Kim Cương Lỗ Ba nhập định (giao hợp), thì đệ tử của Lỗ Ba là Chu Ba quỳ ở ngoài màn trướng, trong lòng quán tưởng đến Đại Nhật Như Lai. Sau khi đại sư hoàn thành nhập định, lập tức kéo tay cô bé bước ra khỏi màn vải. Lúc này, đại sư dùng ngón tay cái và ngón vô danh (áp út) khều lấy hai thứ châu báu hồng bạch từ trong liên hoa của cô bé. Hồng bạch nhị châu này gọi là Ma Ni bảo. Đại sư miệng niệm: “Kim Cương Trì quán đỉnh cho Phật tử của ta” và một đoạn lớn “Kim Cương Man kinh”, rồi lại niệm chú ngữ Nga Na Bát Để Chủ Tôn; sau đó đem Ma Ni bảo đặt vào trong miệng của đệ tử, bảo đệ tử nuốt xuống…. Vì sao khi làm mật quán đỉnh, nhất định phải yêu cầu tuyển dụng các cô gái 12, 14, 16 tuổi vậy? Là vì như thế mới bảo đảm đó là gái đồng trinh, thì trong liên hoa của gái trinh mới có thể lấy ra được hồng châu chứ!...Sau khi nuốt xuống, Phật Mẫu nói, đại sư đem cô bé sau khi nhập “đại định” đó đích thân đặt vào trong tay của đệ tử, sau đó tay cầm chùy kim cương đặt lên đỉnh đầu của đệ tử, miệng niệm rằng “chư Phật làm chứng, đưa cô ấy trao cho ngươi”… Lễ trao Minh phi xong, bèn lệnh cho đệ tử như pháp tu trì “đại định hòa hợp”. Đệ tử một bên nhập định thể nghiệm đại lạc, đại sư đứng ở bên chỉ đạo. Cho đến khi đại sư vừa ý, cho rằng đã hợp với nghĩa lý mới thôi. Từ đó trở đi, tiểu Cơ Mễ Nhã đã trở thành Minh Phi của Chu Ba…. Sau đó là sự tu trì Lạc Không song vận kéo dài… Các tăng nhân Mật tông 40 tuổi đại đa số đều luyện thành thục khí công, súng ống không đổ, thời gian đại định kéo dài, cho nên Cơ Mễ Nhã 14 tuổi luôn ở tình trạng thân thể mệt mỏi, kiệt quệ tinh thần....Đến năm 16 tuổi thì sinh hạ một đứa con trai, năm 19 tuổi thì sinh thêm một con gái. Chính vào năm sinh đứa thứ hai, Chu Ba Kim Cương lại tìm thêm được một Phật Mẫu 12 tuổi.... Phụ nữ mà sinh được hai đứa con rồi, làm sao mà tốt bằng gái 12 tuổi được?... Kim Cương sau khi nhập định, dùng Minh Phi để thi triển “đại lạc”, dần dà lâu ngày, “đại lạc” không còn sinh khởi tác dụng với người nhập định nữa, cũng chứng minh là tiêu trừ triệt để dục vọng. “Đại lạc” của Minh Phi càng cao cấp, thì người nhập định càng không quán ra được hình tượng quang huy của chủ tôn, vậy thì vị Kim Cương ấy sẽ đạt đến cảnh giới “không”. Đạt đến cảnh giới “không” là đạt đến cảnh giới thành Phật rồi. Cho nên, “đại định hòa hợp” là nội dung chủ yếu của “ý” trong Vô thượng Yoga, “Lạc Không song vận” là con đường chủ yếu của tức thân thành Phật…. Dựa trên những thể nghiệm của tôi, người làm Minh Phi căn bản là không hề tồn tại khả năng không quán. Minh Phi sau khi lên “hòa hợp”, nhiệm vụ chủ yếu của cô ấy là sinh ra “đại lạc”. Minh Phi đều là những cô bé chưa thành niên, mấy chục phút sau đã mệt đến mồ hôi đầm đìa, làm gì có tâm tư nào mà đi không quán hình tượng quang huy của đại thần chủ tôn nữa?.... Ban đầu vốn là một sự phụng hiến vô tư, nhưng sau đó thì hiểu ra rằng tôi đang bị ngược đãi. Tôi sau khi tốt nghiệp khoa Xã hội học ở Mumbai về Bu-Tan, thì vừa hay bắt gặp cuộc cách mạng dân chủ của quốc vương Đa Nhĩ Cát, bèn viết một tấu chương “Kết thúc mật tu đại định hòa hợp” rất dài cho quốc vương.... Vào cuối những năm 60, sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, chính giáo hợp nhất cũng bị giải thể, quốc vương tuyên bố đại định hòa hợp là phi pháp….Các vị Kim Cương không dám công khai bốn phương đi tìm các cô gái trẻ đẹp 12, 14, 16 tuổi nữa, thế nhưng chuyện “đại lạc” theo tôi được biết thì vẫn còn tồn tại, chỉ có điều đã được làm một cách bí mật hơn mà thôi.

 

Đây chính là thủ đoạn mà Phật giáo Tạng truyền lung lạc Không Hành Mẫu – nâng cao phẩm hàm và địa vị của cô ấy, khiến cho phụ nữ khắp vùng Tây Tạng cho rằng hiến thân cho Lạt Ma song tu mà trở thành “Phật Mẫu” là một chuyện vinh dự - ăn uống không thiếu, lại được người người sùng bái. Còn về nguồn gốc của các Minh Phi này, có một phần là các cô gái (gái trinh vị thành niên) do đệ tử Mật giáo tìm được ở bên ngoài, đem về dâng hiến cho Thượng sư; các cô gái sau khi trải qua việc Thượng sư quan hệ tình dục để “gia trì”, thì ban cho cái tên gọi là “Minh Phi”, sau đó là tiến hành thực tu “đại định hòa hợp”. Trong quá trình đó, Thượng sư (Kim cương) bất động, tập trung ý thức vào việc bế tinh không xuất trong cơn cực khoái tình dục, để thể nghiệm cảm giác “đại lạc”. Minh Phi thì phải dùng mấy chục tư thế và động tác giao hợp, kích thích lâu dài sự hưởng thụ của Thượng sư, còn bản thân ngoài việc cơ thể bận rộn mệt mỏi ra, không còn chút sức thừa nào để quán tưởng “không” nữa. Có thể nói, hai bên trong quan hệ tình dục này là không hề có sự bình đẳng, Thượng sư toàn thời gian tiếp nhận sự phục vụ cả gói của Minh Phi, hưởng lạc tuyệt đối, mà lại còn giả đò giả tảng “quán không” để ức chế xuất tinh (trong cực khoái).

Thượng sư sau khi hoàn thành nghi thức gia trì (mở nụ) [70], để cảm ơn sự cúng dường của đệ tử, đã dùng một nghi thức hủy nhục tên Phật, đem Minh Phi này tặng cho đệ tử, đồng thời đích thân chỉ dạy hai người làm lại hành vi “đại định hòa hợp” nói ở trên, thành tựu sự truyền thừa bí mật giữa thày trò lần đầu tiên. Dưới góc độ nhân tính bình thường mà nói, cả quá trình này có thể nói là hai người đàn ông (thày trò) cùng hợp mưu để dụ dỗ và thông dâm luân xa chiến với phụ nữ, người nữ không hề có chút quyền tự quyết và sau khi bị chơi bời thì không hề có quyền tố cáo nào. Con đường nhân sinh tiếp theo của họ là “tu trì Lạc Không song vận trong thời gian dài”, cũng tức là liên tục bị cưỡng bức và phục vụ tình dục dưới danh nghĩa tôn giáo.

Một minh chứng khác, đó là câu chuyện của tăng ni xuất gia June Campbell [71] người Âu Mỹ:

Sự việc xảy ra như sau: Vào thời đại HiPhật phápy những năm 60, sau khi June Campbell trở thành một tín đồ Phật giáo [72] ở quê nhà Scotland, cô đã đi du lịch đến Ấn Độ và xuất gia ở đó trở thành một tỳ kheo ni. Sau đó, cô đã sống 10 năm trong một ngôi tự viện của Lạt Ma Tây Tạng, thâm nhập tiếp cận sâu vào tầng cao thần bí trong tín ngưỡng này vượt xa hơn so với bất kỳ người phương Tây nào. Cuối cùng, cô ấy còn trở thành người phiên dịch tùy tòng của đại sư Mật tông Phật giáo Tạng truyền Kalu Nhân Ba Thiết khi đi diễn thuyết tại Âu Mỹ vào những năm 70. “Chính là vào sau thời kỳ đó”, Campbell nói: “Kalu Nhân Ba Thiết đã đề nghị tôi trở thành bạn tình của ông ta, cùng tu Mật pháp song tu với ông ta”…. “Sau nhiều năm trôi qua, tôi mới tỉnh ngộ ra rằng cái mức độ mà mình khi đó đang bị xâm phạm và bị lợi dụng từ lâu đã trở thành một loại bóc lột và chà đạp tình dục rồi.”…Như những gì mà Campbell kể lại trong sách, những Lạt Ma cao cấp có xưng hiệu là “đại sư” thì tự nhận rằng mình đã đạt đến cảnh giới có thể tiến hành song tu hợp thể nam nữ thực sự mà không bị tình dục làm ô nhiễm. Trong cái gọi là “Mật tục” của Tây Tạng đã giải thích rất chi tiết về phép kiểm soát hô hấp Yoga và các phép tu hành khác mà những xưng hiệu này có thể kiểm soát được dòng tinh dịch của nam giới. Mục đích chủ yếu của tất cả các phương pháp này đều không ngoài việc “đưa tinh dịch men theo cột sống lưng chạy lên trên dẫn đến não bộ”….Trong trạng thái giữ cho bản thân không xuất tinh ra, người nam thậm chí còn có thể thông qua việc hấp thu dâm dịch của người nữ song tu để đạt được năng lượng tinh khí đặc biệt. “Việc làm đảo lộn hành vi tình dục thông thường này”, June Campbell nói: “đủ để chứng tỏ địa vị, quan hệ tương đối giữa hai bên nam nữ trong nghi thức song thân, bởi vì nó cho thấy rõ sức mạnh năng lượng là từ trên thân người nữ truyền dẫn sang bên người nam”. Sự mất cân bằng về địa vị nam nữ trong pháp tu song thân này còn là vì các Lạt Ma chắc chắn sẽ luôn kiên trì yêu cầu “Không Hành Mẫu” song tu với họ phải luôn giữ bí mật – mục đích của nó là để giúp cho các Lạt Ma có thể tiếp tục khống chế các bạn tình song tu – nên khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. June Campbell nói: “Cuốn sách này từ khi xuất bản đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều thư gửi đến từ các phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã từng gặp phải cảnh ngộ tương tự, thậm chí còn tồi tệ, bi thảm hơn”.

Vậy rốt cuộc là nguyên nhân nào đã khiến cho cô ấy liên tục sống bên cạnh Kalu Nhân Ba Thiết suốt gần 3 năm? “Đó là danh vọng và địa vị cá nhân!” Các phụ nữ làm song tu cùng với thượng sư Lạt Ma đều tin tưởng rằng cũng giống như các thượng sư kia, bản thân họ cũng sẽ trở nên vừa đặc biệt vừa thiêng liêng! Bọn họ tin rằng mình đang bước vào lĩnh vực thiêng liêng. Việc bước vào lãnh địa thiêng liêng này sẽ đem đến may mắn trong kiếp sau của mình. Mà để bước vào lãnh địa thiêng liêng này và tiến hành song tu lõa thể với các thượng sư Lạt Ma là một sự thử thách xem có trung thành với tín ngưỡng của mình hay không? Sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo, tình dục, quyền lực với bí mật này có thể sinh ra một hiệu ứng với uy lực cực lớn.... Đối với các “Không Hành Mẫu” kia mà nói, áp lực tinh thần này thông thường là do họ buộc phải phát lời thề độc đảm bảo quyết không tiết lộ những bí mật về tình dục song tu với thượng sư mà còn phải tăng cường mạnh mẽ hơn! Trong trường hợp của June Campbell, cô ấy đã từng bị cho biết rằng nếu như cô ấy phản bội lời thề tiết lộ bí mật, thì “điên cuồng, tai nạn, thậm chí là cái chết” sẽ có thể đổ ập lên người cô bất cứ lúc nào!... Trong văn hóa Tây Tạng, quyền lực đều được nắm giữ trong tay một số ít người mà từ lúc họ lên hai tuổi đã bị ép rời khỏi tay mẹ mình và được đưa đến các tự viện Lạt Ma toàn là đàn ông, những người mà từ nhỏ tâm linh đã bị tổn thương. “Một số người nào đó trong số họ tuy có lúc được cho phép gặp mẹ hoặc chị em mình, nhưng đều được thực hiện trong điều kiện phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối – điều này tự nhiên khiến họ liên kết hai chuyện gặp gỡ với phụ nữ và bắt buộc phải giữ bí mật với nhau.” “Khi tôi bắt đầu cởi được những nút thắt cũ trong lòng mình thì tôi cũng bắt đầu sinh ra nghi ngờ đối với tất cả những gì xảy ra trong quá khứ.” Ý của câu này là, điều mà cô đang nghi ngờ đã không phải chỉ là những hành vi của một thượng sư Lạt Ma cụ thể nào đó mà còn hơn thế nữa, cái quan niệm gọi là “thượng sư” phải chăng vốn dĩ nó đã có vấn đề? Cô còn bắt đầu hoài nghi về cả hệ tư tưởng của Mật giáo Thản Đặc La (Tantra) liệu cơ bản chỉ là một sự đại vọng tưởng hay không? Còn nam nữ song tu trong Vô thượng Yoga Mật giáo quả thực liệu vốn có sự khác biệt nào với quan hệ tình dục lõa thể nam nữ thông thường hay không? Cô thậm chí còn hoài nghi việc tu hành như khai ngộ bản thân, tĩnh tọa minh tưởng liệu có ý nghĩa chân thực hay không?

 

Nhân vật đương sự và sách của cô ấy trong ví dụ này đều có thể thẩm tra bất cứ lúc nào, ở mục này chúng tôi nêu ra là để chứng minh rằng song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền được truyền thừa từ cổ chí kim, không từng gián đoạn, không phải như các Lạt Ma nói rằng ngày nay đã phế bỏ rồi đâu. Bất cứ người nữ nào mà không cảnh giác trước chân tướng dâm uế của chúng, thì có thể sẽ giống như June Campbell, rơi vào một số mệnh bị lừa dối và bi thảm. Người nữ trong văn hóa Tây Tạng có lẽ sẽ khó mà thoát khỏi sự kiểm soát của hoàn cảnh. Thế nhưng, khi bóng ma đen tối từ đất Tạng bị đóng kín dần dần chuyển ra quốc tế nhân văn ở thế kỉ 21, thì thói quen xấu ác của nó không những không thay đổi, mà thậm chí còn biến tướng lợi hại hơn. Trước sự được thể của trò bịp xấu xa này, tình người hiện đại trong nền khoa học phát triển, tâm trí mở mang này sao có thể nhẫn chịu được?

 

V. PHÁP TU SONG THÂN KHÔNG THỂ THÀNH PHẬT

 

       Ở trên căn cứ vào kinh văn của Mật giáo, nghiên cứu của các học giả, phỏng vấn đương sự đã chứng minh cho thấy nguồn gốc ngữ nghĩa, loại hình của Không Hành Mẫu và các điều kiện cần thiết cũng như phương thức huấn luyện của họ. Trong đó, có rất nhiều điều khiến người đời không thể hiểu được, nhưng lại là những nội dung rất được Tạng Mật coi trọng. Là một tôn giáo, những nội dung như vậy so với xã hội văn minh phát triển cao mà nói, là sự quỷ dị, dã man, mê tín, đầy rẫy những tư tưởng vu thuật (đồng cốt) và sùng bái quỷ thần. Điều này nó tương xứng với địa hình đóng kín, văn hóa lạc hậu của Tây Tạng cổ. Nhưng vì đã mạo dùng các danh tướng Phật pháp, vọng ngôn tuyên truyền sai sự thật, khiến cho những người không biết tâm mê ý loạn, cho rằng đó là sự tu hành chính pháp, hơn nữa còn có chứng lượng thực tế, nên đây là điều bắt buộc phải bác bỏ và biện minh nghiêm túc. Ý nghĩa của Không Hành Mẫu được xây dựng trong Tạng Mật lấy thân phận người nữ để hoàn thành tu hành, và phải dựa vào người nam, chức năng chủ yếu của người nữ là cung cấp thân thể và kĩ năng tình dục, phối hợp song tu, khiến cho nam Thượng sư trong cơn dâm lạc đó quán tưởng thấy “lạc thụ” và “ý thức” đều không có hình sắc, đồng thời coi sự bất nhị của đại lạc (thọ uẩn) quang minh (thức uẩn) này là sự chứng ngộ cao nhất, cũng chính là tức thân thành Phật. Thế nhưng, xét theo chính tri kiến và thứ tự đạo của Phật pháp (Phật giáo), thì Phật giáo Tạng truyền xây dựng trên sự phân biệt và hợp tu của hai tướng “nam nữ” là Phật Phụ và Phật Mẫu (Dũng Phụ và Không Hành, Thượng Sư và Minh Phi), rơi vào trong giác tri và vọng tưởng của ngũ uẩn, không những không thể thành Phật ở đời này đời sau mà ngay cả Sơ quả Thanh Văn sơ cấp nhất trong Phật pháp cũng đều không thể chứng được, thậm chí còn vì gây ra dâm hành cực nặng và mắc đại vọng ngữ nghiệp mà thành tựu nghiệp địa ngục. Vì sao vậy? Căn cứ theo pháp nghĩa của Phật giáo, thì có thể phán định thực chất của pháp tu song thân của Tạng Mật như sau:

 

1. Không lìa sự tham ở Dục giới

      

Phật giáo Tạng truyền chia thành bốn bộ [73], lấy Vô thượng Yoga là cao nhất, nội dung chủ yếu của nó chính là nam nữ song tu, Lạc Không bất nhị. Việc ngoài là lễ bái, cúng dường, lễ thỉnh, tắm gội, tịnh thân, trì chú, sám hối, ca tụng, lập đàn tràng…Việc nội định là Thiên yoga, Không yoga, Phong yoga… Mật hành giả trước hết bắt buộc phải học sinh khởi thứ đệ thuộc ba bộ dưới như sự bộ, hành bộ, yoga bộ. Sau khi học xong, thì mới có thể thụ học pháp hợp tu song thân của Vô thượng Yoga. Đạt Lai Lạt Ma nói:

Hệ thống Mật tông có bốn bộ. Có điều, chỉ có Vô thượng Yoga mới có thể hoàn toàn triển thị sự sâu rộng và độc đáo đặc biệt của Mật tục. Do đó, chúng ta nên coi ba bộ kia là nấc thang hướng đến Vô thượng Yoga. Tuy rằng tứ bộ Mật tục đều là lợi dụng dục vọng để dẫn dắt hành giả nhập đạo, nhưng tầng thứ dục vọng được sử dụng lại khác nhau. Trong bộ thứ nhất “sự tục”, dục niệm nhập đạo chỉ là ngắm nhìn người khác giới có sức hấp dẫn mà thôi; Trong ba bộ còn lại – hành bộ, yoga bộ và Vô thượng Yoga bộ - thì ý niệm nhập đạo lần lượt là mỉm cười với người khác giới đó, tiếp đến là muốn dắt tay, sờ mó, cho đến cuối cùng là tưởng mong sự kết hợp tình dục. [74]

 

Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” cũng nói như vậy. Không Hành Mẫu trong bốn bộ Mật tục chính là bị lợi dụng làm công cụ tình dục trong hòa hợp song tu. Chức năng của cô ấy là dẫn dắt hành giả thâm nhập vào đạo dâm dục, để hỗ trợ nam Thượng sư quán không mà tức thân “thành Phật” trong cơn dâm lạc.

Tứ bộ Mật tục vốn lấy dâm dục nam nữ làm pháp môn, trong Tam giới là nằm trong phạm vi của Dục giới, không lìa sự tham ái của lục trần trong Dục giới. Đạt Lai Lạt Ma cũng nói: “Đối tượng mà Vô thượng Yoga tục bày đặt ra là thuộc về nhân loại trong Dục giới.” [75] Vì tu Vô thượng Yoga mà không thể li dục đắc Sơ thiền, mãi mãi không thể chuyển tiến lên Sắc giới, Vô sắc giới được, tầng thứ định huệ của nó rất thấp. Mà thứ tự tu hành trong Phật giáo Tạng truyền lại lấy Vô thượng Yoga mãi mãi trụ ở trong cảnh giới dâm dục cực thô nặng để làm pháp thành tựu tối cao. Du già (yoga) Trần Kiện Dân nói:

Vô thượng Yoga chia làm hai đạo: Một là đạo phương tiện, còn gọi là Tham đạo, ắt phải tu Sự Nghiệp Thủ Ấn. Hai là đạo giải thoát, tức Đại Thủ Ấn, hoặc gọi là Quang Minh Đại Thủ Ấn. Đạo phương tiện tu đến quán đỉnh thứ tư, tức là tương hợp với Đại Thủ Ấn. [76]

 

“Tham đạo” trong Vô thượng Yoga là lấy dâm dục nam nữ làm phương tiện để tu, cho nên gọi là “Đạo phương tiện”; Đạo phương tiện tu đến quán đỉnh thứ tư, tức là kết hợp với Đại Thủ Ấn, cho nên tu trì của Đạo giải thoát “Đại Thủ Ấn” càng không lìa song thân pháp. Mật hành giả muốn chuyển tiến đến bậc cao hơn, thì ắt phải tu song thân pháp, như “Na Lạc Không Hành” nói:

Phong tức hòa nhập “minh điểm không hoại” cũng chia làm hai vị: Vị thứ nhất là 10 loại phong tức có một phần hòa nhập  “minh điểm không hoại”, cảnh giới này hành giả có thể thông qua tự mình tu thiền mà đạt được. Thế nhưng nếu muốn chứng được vị thứ hai, để cho 10 loại phong tức bao gồm “Biến hành phong” cũng hoàn toàn hòa nhập  “minh điểm không hoại”, thì tất phải nương dựa vào “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. Khi hành giả có thể dựa vào tu thiền của cá nhân đến khiến phần lớn phong tức hòa nhập vào “minh điểm không hoại”, thì mới là thời vị chính xác y chỉ  “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. [77]

 

Khí tức, trung mạch, minh điểm là trọng điểm tu hành của Phật giáo Tạng truyền, “minh điểm không hoại” tức là tâm nhỏ nhất, tâm thường trụ “ẩn phục trường kỳ trong Tâm luân”. Cảnh giới tối cao mà cá nhân độc tu đạt được chỉ có thể đem “một bộ phận” khi tức dung nhập vào “minh điểm không hoại”, còn nếu muốn đem toàn bộ khí tức hòa nhập vào, thì phải luyện đến Đại lạc tứ hỉ, tức là buộc phải nương dựa vào Không Hành Mẫu, hành Sự Nghiệp Thủ Ấn – tức là Minh Phi thực thể (người thật). Liên Hoa Sinh nói: “Các ngươi hãy lắng nghe: Tu Không Hành trí tuệ, có pháp người nam đơn tu, người nữ đơn tu, đều xa mà khó thực hiện. Nếu như nam nữ vô nhị mà tu, thì đó là bậc tối thắng trong tất thảy pháp Không Hành Dũng Sĩ”. [78] Đạt Lai Lạt Ma cũng nói: “Khi hành giả trong đạo Mật tông đạt đến tầng thứ tương đối cao, họ sẽ được yêu cầu đi tìm Minh Phi hoặc Dũng Phụ để làm động lực nhập đạo”. [79] Vô thượng Yoga là pháp môn cao nhất trong bốn bộ Mật tục, lấy hưởng lạc tình dục tham muốn không chán để làm chủ tu, do đó, tầng thứ tu chứng trong Mật giáo càng cao, thì ái dục nam nữ của họ càng thô nặng, cả đời dây dắt trói buộc trong tầng thấp nhất của Dục giới. [80] Kết quả của việc nỗ lực “tu hành”, tầng thứ sinh mệnh của họ không lên còn đọa ngược, khi còn sống đã ngầm thông mật ứng với tam ác đạo rồi, nên sau khi chết nghiệp quả thực tế tất sẽ vãng sinh vào trong tam ác đạo. Nếu dựa theo pháp nghĩa của Phật giáo mà quan sát, thì hành giả Mật giáo dâm vọng song tu, có sự khuyết tổn trong nhân đạo, trái ngược với thiên đạo, vừa không thể lìa ngũ dục để đắc sơ thiền, lại đọa lạc vào trong Thức ấm và cảnh giới lục trần, càng không thể nào đoạn được Ngã kiến, đắc giải thoát; phúc đức và trí tuệ vừa tàn vừa tổn, thì làm sao có thể xa xỉ mà nói đến “tức thân thành Phật” được?

 

2. Không chứng Như Lai Tạng

 

“Đạo thành Phật” mà Thích Ca Thế Tôn nói trong Tam chuyển Pháp luân, xét về mặt tuệ học mà nói, là bắt đầu từ “minh Tâm kiến Tính”, theo thứ tự tiến tu Bát Nhã Tổng tướng trí, Biệt tướng trí và Nhất thiết chủng trí, địa địa chuyển tiến, trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Cái Tâm được minh (sáng) ở Kiến đạo vị chính là thức thứ tám Như Lai Tạng, còn gọi là Thực Tướng Tâm, Bản Tế Tâm, Không Tính Tâm. Đây là Tâm mà Bồ Tát thất trụ vị ở Biệt giáo thân chứng được, chân thực không hư giả, không phải là Tâm mà kẻ phàm phu, ngoại đạo và người tu Nhị thừa có thể chứng được, cũng không thể lấy tất cả mọi danh tướng do tư duy, suy đoán, bàn luận mà có thể mầy mò ra được.

Trong Mật giáo, Không Hành Mẫu ở bậc cao cũng phải chứng ngộ “Không tính”, “Không tính” còn gọi là “Tự tính”, “Pháp tính”, là cội nguồn của vạn pháp. Liên Hoa Sinh nói: “Không thấy Tự tính, chắc chắn không đắc Phật qu.” [81] Câu nói này về mặt chữ là chính xác, nhưng Liên Hoa Sinh lại nhầm coi tâm Ý thức giác tri là Tự tính chân thực mà nói rằng:

Từ tâm cần có các yêu cầu thủ ý, nhậm vận, xả bỏ, hòa nhập, nội thị..., tất cả đều chỉ trụ ở đại tự nhiên, du hí tự tại, không có tán loạn. Thế nhưng tâm ở đây không phải là tịch tĩnh. Nếu là không có niệm thì sao? Như ánh sáng mặt trời vẫn liên tục chiếu rọi. Nếu là có niệm thì sao? Không có biểu sắc, hình sắc tức là không và hoàn toàn tỉnh giác – đây chính là bản tính tâm anh. Được rõ cái thể này, lại thêm bảo nhiệm, tức là “kiến”. Trụ ở trong cảnh này không loạn, không thủ không tán, tức là “tu”. Ở cảnh giới này, đối với lục nhập không chấp không nhiễm, không có thủ xả, không kỳ vọng hoặc lo sợ, tức là “không”.... Lấy đó, thân dù là phàm tướng, tâm đã là không hai với Phật rồi. [82]

 

“Vô biểu sắc, hình sắc” là sở duyên của Ý thức, hoàn toàn tỉnh giác cũng là cảnh giới của Ý thức, Liên Hoa Sinh cho rằng Ý thức chính là “bản tính của tâm”, cũng chính là “tâm thể”, chứng được tâm thể bản tính mà bảo nhiệm (giữ lấy và trưởng dưỡng) nó, là “kiến”; trụ ở trong cảnh giới này mà không giữ, không tan, là “tu”. Đối với lục nhập không chấp không nhiễm, là “hành”. Kiến, tu, hành, đều phải dựa vào tự tính và công năng của tâm Ý thức, cho rằng phải thực hành công phu trên Ý thức và cảnh giới tương ứng với Ý thức, thì “tâm” đó tức là ngang hàng với Phật. Thực không biết “Ý thức” chỉ là pháp hữu vi sinh diệt, là pháp do nhân duyên sinh ra, được quy nhiếp trong Thức ấm có sinh có diệt, không thể dựa vào đó để làm tâm thể thường trụ bất diệt được. Tâm Chân Như và Đại viên kính trí mà ba đời chư Phật chứng được, thành tựu được là thức thứ tám thường hằng bất biến, năng sinh vạn pháp. Liên Hoa Sinh và Mật giáo Tây Tạng đã không biết, cũng không chứng thức thứ tám Như Lai Tạng này, thì tất cả mọi sự tu hành của họ đều rơi vào trong Lục thức, không hề đoạn Ngã kiến thuộc Thức ấm, càng không lìa khỏi dâm lạc do hai căn nam nữ tiếp xúc nhau thuộc về Ngã sở trong Thức ấm, thì những gì họ thấy (kiến), họ tu, họ hành đều không lìa đoạn thường, định loạn, thủ xả, thì làm sao mà có chút công đức thọ dụng đối với “pháp thân, Bát Nhã, giải thoát” nào?

Liên Hoa Sinh đã nhận lầm “Ý thức” thuộc Thức ấm là Không tính, tâm thể, các chi phái hậu thế truyền thừa giáo pháp của ông ta cũng đi theo con đường sai lầm này mà không tự biết, không thể sửa đổi, như Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói: “Chúng ta cũng bắt buộc phải có cái nhân kiên định, …là bản thể của Ý thức mà không phải là Ý thức bình thường, cũng tức là một cái Ý thức liên tục lâu dài.” [83] Thế nhưng, bất luận là Ý thức thông thường hay đặc biệt, thì cũng đều là pháp biến dị sinh diệt, không nằm ngoài Thức ấm có tính sinh diệt, không thể sinh ra Uẩn Xứ Giới và vạn pháp thế gian, cũng không thể đi qua lại ba đời lâu dài và liên tục được [84], càng không thể nào thu giữ tất thảy các chủng tử ô nhiễm và thanh tịnh, thì tất cả mọi thứ tu hành đời này của hành giả Phật giáo Tạng truyền, cho đến cái gọi là “tức thân thành Phật”, sao có thể không hoàn toàn rơi vào trống không (lạc không) lúc xả báo cho được?

Ngoài việc nhận lầm tâm Ý thức là “Không tính” ra, Phật giáo Tạng truyền có lúc còn gọi nó là Tâm tối tế (tâm nhỏ bé nhất), như cuốn “Kim Cương du già mẫu” nói:

Trong tâm luân chúng ta có một vật hình dạng như vỏ sò, nửa trên của nó là tâm bạch Bồ Đề thù thắng có được từ chỗ cha lúc nhập thai, còn nửa dưới chính là tâm hồng Bồ Đề thù thắng có được từ chỗ mẹ. Hai cái này trên dưới hợp long thành cái nắp hoàn toàn trùm lên Tâm tối tế, Tâm tối tế bèn ngủ vùi trong đó. Tâm tối tế này chính là bản tính của tâm, là cảnh vị ban sơ của tâm. [85]

 

Chỗ này lại lấy bạch minh điểm có được nhờ quán tưởng làm Tâm tối tế, để làm cảnh vị ban sơ của tâm, cũng chính là Tâm căn bản, tên gọi và ý nghĩa của nó khá phức tạp, Trần Binh nói:

Tự tính của quang minh, tâm tối tế và phong tối tế, minh điểm li hí là một, một thể không hai. Vô thượng Yoga nói khi chứng thấy quang minh, khí tất nhiên nhập hòa vào trung mạch, khiến cho nghiệp khí của phàm phu hóa làm khí trí tuệ mà tiến vào mạch đạo trí tuệ, mở tung mạch kết trói buộc che ngăn quang minh bản tính trên tâm luân, tâm quang vốn có bị vô minh che mờ ấy vì thế bỗng nhiên tiến phát theo sự ngưng thành hoặc mở rộng của minh điểm trí tuệ, là cái gọi là “tâm hoa phát minh, chiếu mười phương thổ” trong kinh đại thừa, ấy là nhằm vào tình huống này mà nói. Có điều Vô thượng bộ của Mật thừa còn nói khi viên chứng được quang minh, không những chứng được cái “pháp thân” lấy phong tối tế hoặc minh điểm li hí làm thể, lượng ngang vũ trụ, không sinh không diệt, mà còn khiến cho tứ đại nhục thể hiện tại cũng dung nhập vào trong quang minh mà sinh ra sự thay đổi kết câu vật chất, biến thành “thân hồng quang (quang uẩn)”, đó là cái mà được xưng tụng là mục tiêu tối cao của tu luyện du già (yoga). [86]

 

Hoặc có lúc gọi là Ý thức tối tế (nhỏ nhất), như Đạt Lai Lạt Ma 14 nói:

Mật tục Vô thượng Yoga …đem ý thức chia thành ba tầng thứ: ý thức thô, tế và tối tế….Tầng thứ tối tế thì nằm độc lập bên ngoài thân thể. Loại ý thức tối tế này của chúng ta gọi là minh quang, tâm minh quang. Bởi vì có ý thức tối tế này làm cội nguồn, trải qua tác dụng tương hỗ với đại não, nơ ron thần kinh, cơ quan cảm giác thì mới sinh ra tầng thứ khá thô của tâm trí. Trong Phật học, tầng thô của ý thức là tính chất do tế quang minh hiện ra; …tất cả các tầng khá thô của tâm đều do ý thức tối tế sinh ra, chúng cuối cùng đều sẽ hòa nhập vào ý thức tối tế, cho nên nó như là cội nguồn của tất cả các tầng thứ khá thô của tâm trí. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng: trong kho của ý thức, cái mà bên trên có lưu giữ tất cả mọi vết tích chính là tâm quang minh ý thức tối tế. Nó lưu lại tất cả mọi kí ức được cất giữ… Tâm tối tế đó không cô lập đứng ngoài thân thế, bởi vì còn có sự nối liền với thân tối tế verysubtlebody và “khí (wind), tiếng Phạm prana). [87]

 

Thế nhưng, bất luận là thô, tế hay tối tế, thì nó vẫn là ý thức, không hề nằm ngoài phạm vi của Thức ấm, thì vẫn thuộc về pháp sinh diệt vô thường:

(Phật Đà) thấy trước các pháp sư thời mạt pháp sẽ vì không chứng được Như Lai Tạng mà phát minh ra các loại thuyết ý thức bất diệt, vì thế trong đạo Giải thoát A Hàm đã nói một cách sắt đá rằng: “Tất cả các loại ý thức, chúng đều do ý (ý căn) và pháp (pháp trần) làm duyên sinh ra”, để nhấn mạnh tất thảy mọi ý thức thô tế đều là pháp có sinh…. Điều đáng tiếc là: Đến đời sau vẫn có những người Trung Quán phái Ứng Thành của ngoại đạo trong Phật môn, ví dụ như Phật Hộ, Nguyệt Xứng, An Huệ, Tịch Thiên thời Ấn Độ cổ, và cả những người như Liên Hoa Sinh, Tông Khách Ba, Đạt Lai Lạt Ma, Ấn Thuận, Chiếu Huệ của ngoại đạo Tạng Mật, họ đã đặc biệt làm trái với lời dạy rõ ràng của Phật Đà, ngang nhiên và kiên quyết chủ trương tâm thô hoặc tâm tế của ý thức là pháp bất sinh diệt. Đó căn bản không phải là tâm thái và hành vi cần có của đệ tử Phật – đặc biệt là đệ tử Phật xuất gia. [88]

 

Do Mật giáo không thể thân chứng được thức thứ tám Như Lai Tạng Tâm Không Tính, nên thoái lùi mà chủ trương Lục thức luận, dựa vào vọng tưởng mà xảo lập danh mục, sáng tạo ra thuyết mới, phát minh ra rất nhiều danh từ để thay thế cho thức thứ tám, thay vào để chứng thực “ý thức thứ sáu” là bản tính của Tâm, là chủ thể liên tục kéo dài, thường trụ bất diệt, như Liên Hoa Sinh cho rằng “không tính” là ý thức, là vô tự tính; “Kim Cương du già mẫu” cho rằng “bản tính của tâm” là tâm tối tế có sở trụ; còn Đạt Lai Lạt Ma thì nói “cội nguồn của tâm trí” là ý thức tối tế. Họ dựa vào sự hiểu biết sai lầm này mà bày đặt ra tất cả các lý luận tu hành và nghi quỹ, cho dù có dốc hết sức một đời để chăm tu, do không chứng được thức thứ tám, cuối cùng vẫn không thể đoạn Ngã kiến, ngay cả Sơ quả bậc thấp của pháp Thanh Văn cũng đều không thể chứng được, huống hồ là minh Tâm, kiến Tính trong pháp Đại thừa, để thứ tự mà tiến tu đạo Phật Bồ Đề?

Như trên đã nói, Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền vừa không lìa sự tham ở Dục giới, cũng không thể nào đoạn được Ngã kiến thuộc Thức ấm, càng không thể chứng Như Lai Tạng, thì nền tảng để thực chứng “đạo Giải thoát” và “đạo Phật Bồ Đề” đều khiếm khuyết, thì làm sao có thể phát khởi Bát Nhã trí, Nhất thiết Chủng trí tiến tu sau khi chứng ngộ, rồi dựa vào chính pháp mà cứu độ chúng sinh, tích nhiều phúc đức, mà hướng đến đạo thành Phật? Nếu suy xét đến ngọn nguồn sở dĩ họ làm trái với Phật pháp mà lấy đạo (quỷ) thần bày đặt giáo lý, chủ yếu là do các tổ sư Mật giáo chủ trương “Lục thức luận” mà phủ định (hiểu sai) thức thứ bảy, thức thứ tám, như “Nhập Trung luận” nói: “Do nghiệp không lấy tự tính diệt, cho nên không có Lại Da cũng có thể sinh; có nghiệp tuy diệt trải qua thời gian lâu dài, nên biết có năng sinh quả chính mình.” [89] Nguyệt Xứng chủ trương tất thảy pháp không, không cần thức thứ tám A Lại Da cất giữ nghiệp chủng, cũng có thể sinh ra quả của chính mình kiểu “từ không sinh ra có”, đó là cùng loại với “Vô nhân luận” của ngoại đạo. “Nhập Trung luận thiện hiển mật ý sớ” nói: “Vô lượng kinh điển như ‘Bát Nhã thập vạn tụng’ khi nói về số thức, chỉ nói đến thân lục thức, không từng nói nhiều hơn.” [90] Tông Khách Ba xác nhận rõ ràng rằng lấy “thân lục thức” là toàn bộ “thức” nói ở trong kinh Phật, tức không thừa nhận có thức thứ bảy và thức thứ tám, rơi vào trong sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa Ngũ uẩn Thập thất giới, chỉ có pháp thế tục mà không có Thế tục đế của pháp Thanh Văn, càng không có Thắng nghĩa đế của pháp Đại thừa. Do đó, tất thảy mọi “tu hành” của họ chỉ có thể là sự vận hành, quán tưởng trên sắc thân và ý thức, không lìa khỏi pháp hữu vi sinh diệt, cuối cùng chỉ có thể lấy đại khoái lạc của dâm dục hợp nhất với vọng tưởng quán không, gọi đó là Lạc Không bất nhị, tức thân thành Phật, trở thành sự đàm tiếu tự lừa mình lừa người.

Thế nhưng, đạo thành Phật mà Phật Thích Ca đã xếp bày trong Tam chuyển pháp luân đã bao hàm vô lượng pháp môn thế xuất thế gian, lợi mình lợi người, từ sơ phát tâm đến cứu cánh giác, tiến lên theo thứ tự, buộc phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới có thể tu tập viên mãn tất thảy công đức; Trước sự thực này Mật giáo không những không chịu thừa nhận, thậm chí còn tự tin tự mãn, tu hành ngược đạo, càng đi càng xa, càng tu càng dở; thậm chí cho đến sau khi thành lập ra “Vô thượng Yoga” thì đã hoàn toàn tách rời Phật pháp, lập môn hộ riêng rồi, thế nhưng lại vẫn mạo danh Phật giáo. Chân tướng của nó ở đây, quá nửa số học giả đều không biết, không xét, lại còn ăn đờm dãi của họ mà gọi là “Phật giáo Tạng truyền”; hơn nữa còn mù quáng cho rằng ra đời sau mà chuyển thành tinh anh, là thành quả tối thượng cuối cùng trong sự phát triển của Phật pháp! Thích Ấn Thuận sớm đã nhìn ra điểm mù này, nên đã từng bình luận trong sách của mình. [91]

“Ma ha Bát Nhã ba la mật kinh” quyển 8 nói:

Phật nói với các thiên tử: “Bồ Tát ma ha tát nếu có thể học tất thảy pháp này, tức là Đàn na ba la mật cho đến Nhất thiết Chủng trí, vì lẽ đó nên coi các Bồ Tát ma ha tát ấy là Phật. Này các thiên tử! Ta xưa khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, khắp bốn đường trong thành Hoa Nghiêm gặp Phật nghe pháp, thì đắc không lìa Đàn na ba la mật hành, không lìa Thi ba la mật, Sạn đề ba la mật, Tì lê da ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát Nhã ba la mật hành; không lìa nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, Tứ niệm xứ cho đến Bát thánh đạo phần; không lìa Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, tất thảy Tam muội môn, tất thảy Đà la ni môn; không lìa Tứ vô sở úy, Phật thập lực, Tứ vô ngại trí, Thập bát bất cộng pháp, đại từ đại bi, và vô lượng chư Phật pháp hành còn lại. Vì vô sở đắc, lúc ấy Phật Nhiên Đăng đã thọ kí cho ta trong đời tương lai hơn một a tăng kì kiếp nữa sẽ thành Phật.” [92]

 

Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn ở quả vị Bồ Tát nhân địa đã tinh cần tu học vô lượng Phật pháp như Lục ba la mật, Tứ niệm xứ, Bát thánh đạo phần, Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, các Tam muội môn, tất thảy Đà la ni môn, Tứ vô sở úy, Thập lực, Tứ vô ngại trí, Thập bát bất cộng pháp, Nhất thiết Chủng trí…., khi đạt đến Thất địa mãn tâm vị thì được Phật Nhiên Đăng thọ kí, cuối cùng sẽ thành Phật. Quá trình và nội dung như thế, các tổ sư và hành giả Mật giáo đã từng trải qua và thực chứng được chút ít nào chưa? Nếu như một chút xíu công đức còn không có, thì không đủ tầm để nói bừa đến quả vị tương ứng. Chỉ xét về hai pháp định, tuệ, “Tứ thiền Bát định” và “Nhất thiết Chủng trí” cần có đủ ở Phật quả, tất thảy mọi pháp vương, thượng sư xưa nay của Vô thượng Yoga Mật giáo toàn bộ chỉ có thể tưởng tượng mà không ai có sở chứng gì.

“Đại trí độ luận” quyển 44 nói:

Chín thứ bậc định. Là chín bậc nào? Li dục li ác bất thiện pháp, hữu giác hữu quan, li sinh hỉ lạc nhập Sơ thiền; Vì diệt các giác quan bên trong thanh tịnh mà nhất tâm, vô giác vô quan, định sinh lỉ lạc nhập Nhị thiền; Vì lìa hỉ, hành xả, thọ thân lạc, thánh nhân có thể nói có thể xả, niệm hành lạc, nhập Tam thiền; Vì đoạn khổ lạc, do diệt ưu hỉ trước, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhập Tứ thiền; Vì vượt qua tất cả mọi sắc tướng, do diệt hữu đối tướng, vì tất thảy dị tướng không niệm, nhập Vô biên hư không xứ; Vượt qua tất thảy Vô biên hư không xứ, nhập tất thảy Vô biên thức xứ; Vượt qua tất thảy Vô biên thức xứ, nhập Vô sở hữu xứ; Vượt qua tất thảy Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; Vượt qua tất thảy Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập Diệt thọ tưởng định. [93]

 

Phật nói có chín loại thiền định, có thứ tự của nó, phải chứng cái trước đã, xuất nhập định thành thục, thì mới có thể tiếp tục tu tầng định sau, không được nhảy cóc. Vậy mà sự tu hành cao nhất của Mật giáo không lìa khỏi dâm dục nam nữ, tối đa chỉ đắc cảnh giới chuyên tâm hưởng lạc trong dục lạc, đến ngay cả Dục giới định [94] cũng không thể chứng đắc, thì huống hồ là Sơ thiền và định căn bản trên Sơ thiền. Phật giáo Tạng truyền tuy lồng ghép các danh tướng Phật giáo, nhưng lại không có thực chất của mình, như Tông Khách Ba nói: “Phần trước của quán đỉnh thứ ba như thế, cùng hợp thụ diệu hoan hỉ với một vị Minh Phi. Phần sau, cùng chín vị Minh Phi đẳng chí, tức từ họ mà sinh diệu hỉ.” [95] Mật giáo lấy việc giao hợp với một vị Minh Phi trong quán đỉnh thứ ba và tạp giao với chín vị Minh Phi trong quán đỉnh thứ tư, nam nữ cùng nhập vào cảm thụ cực khoái tình dục, gọi đó là “đẳng chí” trong thiền định. [96], đã không hề lìa dục lìa ác, lại còn có động tác và tâm cực tham trong giao hợp nam nữ, như thế thì làm sao mà phát khởi Dục giới định được? Huống là có thể nhập Sơ thiền? Cái gọi là đẳng chí của họ, chính là nói nam nữ đồng thời đạt đến cực khoái tình dục trong lúc hành dâm, hoàn toàn không liên quan gì đến bản chất của thiền định cả.

Nhất thiết Chủng trí là minh chứng của việc thành Phật, còn Vô sinh pháp nhẫn có được khi các Bồ Tát tu học Nhất thiết Chủng trí gọi là Đạo Chủng trí, duy chỉ ở Phật địa mới có đầy đủ viên mãn Nhất thiết Chủng trí. Mà nội dung của Nhất thiết Chủng trí lại là trí tuệ của tất thảy mọi chủng tử tàng chứa trong thức thứ tám. Việc đạt được trí tuệ này, bắt buộc sau khi thân chứng được Như Lai Tạng, thông đạt các kinh điển hệ Bát hã, thành tựu Biệt tướng trí, rồi phải đi theo các bậc đại thiện tri thức tu học Đạo Chủng trí theo thứ tự, đồng thời phải tích vô lượng phúc đức thì mới có nhân duyên mà thành tựu. Thích Ca Thế Tôn thì đời đời kiếp kiếp thường theo chư Phật tu học, tu học Vô sinh pháp nhẫn, cúng dường chư Phật mười phương, giáo hóa vô lượng chúng sinh, quảng tu Lục độ ba la mật, tích lũy sâu dày hai tư lương phúc tuệ, cuối cùng giáng sinh ở nhân gian, thì mới đắc viên mãn Nhất thiết Chủng trí. “Đại trí độ luận” quyển 57 nói: “Này Kiều Thi Ca! Không lấy thân này gọi là Phật, vì đắc Nhất thiết Chủng trí mà gọi là Phật.” [97] “Đại trí độ luận” quyển 84 lại nói: “Phật tự nói nghĩa lý Nhất thiết Chủng trí, có hai loại tướng: Thứ nhất, vì thông đạt Thực Tướng của chư pháp mà tịch diệt tướng, như trong nước biển lớn gió không thể động, vì độ sâu thẳm mà sóng không nổi lên; Nhất thiết Chủng trí cũng giống như vậy, gió hí luận không thể lay động. Thứ hai, tất thảy chư pháp có thể dùng danh tướng văn tự để thuyết giảng, thông đạt rõ ràng không có chướng ngại. Vì nhiếp hai việc hữu, vô, gọi là Nhất thiết Chủng trí.” [98] Nếu như không thể thực chứng Không tính Như Lai Tạng, thì không thể nào tiến tu theo thứ tự mà thành tựu Nhất thiết Chủng trí; Nếu không có Nhất thiết Chủng trí, thì không thể viên mãn “Tứ trí ở Phật địa” mà thành Phật được. Do đó, cái gọi là “tức thân thành Phật” trong tu tập song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền chỉ là những danh tướng (danh từ) dựa vào cảnh giới Dục giới mà sinh ra vọng tưởng, ngang nhiên trái lìa với Lục độ, tăng trưởng tam độc (tham sân si) mà lưu chuyển sinh tử, đều không thể biết cũng không thể chứng trong đạo Giải thoát và đạo Phật Bồ Đề, về mặt bản chất không được chúng là “Phật giáo”, cũng không thể thành tựu Phật Vô thượng Chính đẳng Chính giác có đầy đủ mười danh hiệu.

Ở trên là nhằm vào sự mê muội lạc lối trong “sùng bái tính lực” và “pháp tu song thần” mà nói, cho dù mục tiêu của nó là nắm bắt lấy “động lực vũ trụ”, hoặc đạt đến “tức thân thành Phật”, thì cũng đều là những sự bày đặt sai lầm. Pháp sư Thánh Nghiêm nói:

Tư tưởng gốc rễ của Phật giáo coi dâm dục là nguyên nhân chính dẫn đến sinh tử của chúng sinh. Hành vi giao hợp nam nữ là ác pháp gây chướng ngại cho đạo Giải thoát....Mật thừa của thời kì cuối, do chịu ảnh hưởng của phái Tính lực thuộc Ấn Độ giáo, nên mới có pháp môn vô thượng lấy dâm hành làm tu đạo.... Loại tư tưởng này chui vào trong Mật thừa, liền khiến cho Phật học hóa, lấy đại trí “Bát Nhã”, đại bi “Phương tiện” để thích ứng với nó, nên mới thành lập ra nguyên lý nam tính và nữ tính. Đem “Không” tính của Bát Nhã phối hợp với âm hộ của người nữ; “Hữu” tướng của Phương tiện phối hợp với dương vật của người nam; ... Kết quả của bi trí song vận chính là đại lạc của Niết Bàn (Mahāsukha đại hạnh phúc), sự ôm nhau giao hợp của song thân nam nữ chính là nguyên tắc tối cao của Vô thượng Yoga. Do đó mà thành lập nên Kim Cương thừa bản tính (Sahajīya -Vajrayāna). Bởi vì đại lạc của Niết Bàn là sự dung hợp của Không tính Bát Nhã và Hữu phương tiện, đó là cảnh giới tuyệt đối vượt lên trên hữu và vô, chủ và khách, thanh tịnh và tạp nhiễm. [99]

 

Kỳ thực, tính lực (sức sinh sản) của nam nữ không phải tự nhiên sinh ra. Theo Phật pháp mà nói, đó là sự vận hành “ái dục” phát động (cơ quan) sinh lý, dựa vào nghiệp lực mà hoàn thành một số quả báo nào đó, như hưởng lạc, sức khỏe, con cháu, mà “ái dục” duyên vào “hành – vô minh”. Do đó, hành vi hoặc sự tu luyện để theo đuổi cái đại lạc toàn thân, chỉ có thể làm tăng trưởng sự ngu si và tham chấp, đi ngược với trí tuệ và từ bi; huống hồ là tất cả các hành vi tình dục (song tu) và cảnh giới ý thức (Lạc Không) đều từ Như Lai Tạng mượn duyên mà sinh ra, mà hiển hiện. Nếu không ra sức đi theo pháp tu chính xác để cầu chứng Như Lai Tạng, thì không thể nào dò tìm ra được cội nguồn của sinh mệnh, thì làm sao mà có thể theo thứ tự tiến tu Bát Nhã trí, Đạo Chủng trí, đồng thời lợi tha nhiều kiếp, quảng tích đại phúc đức mà thành Phật được đây?

 

VI. ĐẦU LOẠN CUỐI VỨT: KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN

 

       Như trên đã phân tích: pháp tu song thân Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền không lìa Dục giới tham, không trì Bồ Tát giới, không đắc căn bản định, không đoạn Ngã kiến Ngã chấp, không chứng thức thứ tám Như Lai Tạng, tam học lục độ đều không thành tựu, thì làm sao có thể tiến tu theo thứ tự mà thành Phật được? Đã không thể thành Phật, thì cho dù có bày đặt ra cả một hệ thống lý luận, chức danh, điều kiện, huấn luyện, dụ dỗ ép bức người nữ đóng vai Phật Mẫu, Minh Phi để phối hợp song tu, cuối cùng là tu hành rơi vào trống rỗng, Thượng sư và nữ đệ tử lưỡng bại câu thương, trở thành một trò lừa dung tục. Bên nam thì vẫn còn có thể cả đời hưởng thụ dâm lạc, còn bên nữ thì hoàn toàn mất đi nhân cách.

 

1. Sự bóc lột “thân thể”

Lấy sắc thân làm vật cúng tế, tùy ý bày đặt, phối hợp hành dâm – là công cụ tình dục của nam Thượng sư. Bắt đầu là từ việc lừa dối (lợi dụng), cuối cùng là vứt bỏ. “Kim Cương du già mẫu” nói:

Trong Tục thừa có bốn bộ pháp tu. Không phải mỗi một bộ trong đó đều có năng lực khiến hành giả có thể nhanh chóng cứu độ hữu tình... duy chỉ có “Vô thượng Yoga tục” mới có đủ đại lực này. Vô thượng Yoga tục là pháp tu tục bộ cao cấp nhất....Từ “La-me gyu” là chỉ tục bộ không có cái nào cao hơn nó. [100]

 

“Có thể nhanh chóng cứu độ hữu tình” là đại lực mà Phật giáo Tạng truyền thường lấy đó làm tự hào. Thế nhưng, quán xét phương pháp cái mà Vô thượng Yoga tục gọi là “cứu độ” thì lại là pháp song thân nam nữ, dẫn dắt chúng sinh cùng thân làm việc tà dâm, miệng nói đại vọng ngữ, ý khởi tham sân si, thầy trò cùng tạo nghiệp ác đạo, cùng dắt tay nhau nhảy vào hố lửa. Điều này đối với hành giả Phật giáo muốn cầu giải thoát, chứng Bồ Đề mà nói là dự dạy dỗ tà ác mà muốn tránh e còn không kịp. Thế nhưng, hơn 1000 năm nay, các tổ sư Mật thừa ra sức biên tạo các bộ tục luận, đem những thứ kiểu “dâm hành”, “vọng tưởng” thực hiện hợp lý hóa, thần thánh hóa, mê hoặc các tín đồ đất Tạng; đặc biệt là những người nữ (Không Hành Mẫu) mà “pháp tu song thần” cần đến, ngay từ đầu đã được tuyển chọn qua vật chất sắc đẹp, thì đã cố tình lừa dối rồi: Lấy chức danh cao quý, lời hứa thiêng liêng và mệnh lệnh uy quyền, ngang nhiên đi các nơi lừa đảo gái trinh “nhà lành”, có thể nói là nửa lừa nửa cướp. Thế nhưng, đại đa số các cô gái sau khi đã trở thành Phật Mẫu, Minh Phi song tu, ngoài việc chuyên nghề đóng vai công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục ra, thì họ không có chút thân phận hay hoạt động cao sang nào cả; hơn nữa còn tùy theo vui giận thất thường và có mới nới cũ của các nam Thượng sư, nội tâm họ thường bị dày vò, thiếu khuyết cảm giác an toàn; thậm chí không lâu sau sẽ bị rũ bỏ, đuổi đi, ở mức độ nghiêm trọng hoặc vì bị dày vò quá mức mà mất mạng. [101]

Còn về các Thượng sư Phật giáo Tạng truyền sở dĩ họ có thể bạo gan lừa dối, ép bức các thiếu nữ, ngược đãi các bé gái như vậy, đó là vì hành vi như thế trong pháp nghĩa và giới luật của tôn giáo họ là được quy định, được khuyến khích, như trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba có nói:

Lìa tham dục như vậy, các người rốt cuộc không nên làm; Ngươi thọ dụng chuyện dục, cứ làm không phải sợ; Ăn ngũ nhục cam lộ, cũng bảo vệ lời thề; không nên hại chúng sinh, không nên bỏ nữ bảo, không nên bỏ sư trưởng, tam muội da [102] khó trái. Nhờ huệ phương tiện tâm, không thiếu không nên làm, người vô tội đừng sợ, như Như Lai đã nói; tâm ý tịnh tín kim cương tính, tự thề y chỉ vô tận lạc, thiếu lạc các nẻo ngươi sẽ đến, kim cương tát đỏa thường trụ tính. [103]

 

“Tham dục là đạo” như thế, ăn thịt uống cam lộ và “không nên bỏ nữ bảo”, toàn là để thọ dụng chuyện dâm dục, nương dựa vào khoái lạc vô tận. Đối với nam giới ở cõi Dục giới có bản năng động vật thôi thúc như vậy, đó là thọ dụng cầu mà không được, nay càng vì có sự gia trì của sư trưởng và sự mở lối cho phép của tam muội da, dưới sự đảm bảo của hành dâm vô tội, các Lạt Ma sẽ muốn làm gì thì làm, không việc gì phải kiêng kị nữa. Thế nhưng, những người nữ như Không Hành Mẫu, Minh Phi dưới áp lực kép của quyền uy nam giới và bóng ma tôn giáo, họ chỉ có thể để mặc cho người ta cắt tiết. Người nam thế gian ai nấy đều đem “nữ thể” vật cách hóa thành công cụ giải tỏa tình dục, còn Phật giáo Tạng truyền thì thần cách hóa họ thành đạo cụ, bề ngoài tuy có phân cao thấp, đều là sự làm nhục nhân cách phụ nữ; thế nhưng, cái trước xuất phát từ việc vô tri, cũng dễ chỉnh sửa; cái sau thì lại cố tình lừa dối, hơn nữa lại là sự lừa dối có tính tập thể, khó mà đối trị được.

Phật giáo Tạng truyền cho rằng sau khi bộ phận sinh dục của Không Hành Mẫu được gia trì, thì lập tức có thể thành “hàng thượng diệu phẩm cúng Phật”, như “Na Lạc lục pháp” nói:

Trong “Kinh bí mật” có nói: “Thế gian có bốn vật không thể rời bỏ”, đó là, một, hoa; hai, rượu; ba, giao cấu; bốn, vật tam bảo.” Ba loại đầu nhìn thô thì dường như không tốt đẹp lắm, nhưng người có lực thì có thể gia trì cho nó, để trở thành diệu phẩm vô thượng cúng Phật....Hoa thì có chia làm hoa trong và hoa ngoài. Hoa ngoài tức là hoa trong hoa cỏ, hoa trong thì người nữ mới có. Đóa hoa của người nữ này, nếu như khéo biết dùng nó, thì có lợi ích không gì to lớn bằng. Nếu không khéo dùng nó, thì lại di hại vô cùng đó. [104]

 

Hoa trong (nội hoa) là từ đại diện cho “nữ âm”, là chỉ chỗ kín bất tịnh, vốn không nên lộ ra nơi công cộng, huống hồ là đem đến chỗ Tam bảo để cúng? Mật giáo lại hoang đường nói: Thông qua sự gia trì của bậc hữu lực thì có thể trở thành “diệu phẩm cúng Phật”, nếu có thể khéo dùng nó (hợp tu song thân pháp) thì sẽ có “lợi ích không gì to lớn bằng”. Đây có lẽ là chuyện kì quái thiên cổ, cái gọi là diệu phẩm, lợi ích đều là sự cuồng tưởng Mật giáo xuất phát từ “tình dục của đàn ông”. Lấy đó làm chính, cộng thêm “uống rượu, giao hợp”, lại cho rằng giá trị của “nữ âm” ngang bằng với “vật Tam bảo”. Thoạt nhìn thì dường như đang nâng cao địa vị của người nữ, nhưng suy nghĩ kĩ thì lại lấy cơ thể người nữ chỉ giới hạn ngắn lại ở bộ phận sinh dục, đồng thời vật cách hóa thành đồ cúng, lấy đó để làm ô nhục Tam bảo Phật giáo!

Tiếp đến, hãy xem sự quán đỉnh trong Mật giáo, có nói rằng: “Quán đỉnh là tâm yếu căn bản của tất thảy chứng ngộ, nếu chưa đạt được quán đỉnh mà truyền thừa giáo thụ của Mật tục, thì thượng sư và đệ tử đều sẽ đọa vào trong ác đạo dưới cùng.” [105] Quán đỉnh có nghĩa là “trao quyền”, tức là truyền thụ quyền lực tu Mật, quán đỉnh thực sự (của họ) là chứng ngộ tâm Ý thức của mình và cảm giác dâm xúc đều là vô hình vô sắc. Bốn bộ Mật pháp, bộ nào cũng có quán đỉnh khác nhau, nếu chưa trải qua sự quán đỉnh, thì không có quyền tu Mật pháp. Đạt Lai Lạt Ma nói:

Sách luận của Nguyệt Xứng đem toàn bộ Mật tục chia thành 5 thứ tự...., bởi vì đạo có thứ tự khác nhau, cho nên có thành thục bốn loại quán đỉnh của đạo này mới trao quyền cho hành giả tu trì sinh khởi thứ đệ. Thứ nhất là bình quán, thứ hai là bí mật quán, ... thứ ba là trí tuệ quán, ...thứ tư là văn tự quán. [106]

 

“Quán đỉnh bảo bình”: Hành giả Mật tông trước hết cúng hiến cho Thượng sư một vị Minh Phi. Thượng sư sau khi tiếp nhận, thì lại đem Minh Phi trao lại cho hành giả. Hành giả vuốt ve bầu vú của Minh Phi, ôm ấp cơ thể của cô ấy, qua đó mà dẫn phát đại tham (hưng phấn tình dục), bởi vì bầu vú của Minh Phi giống như cái bình đựng sữa, cho nên quán đỉnh này mới gọi là quán đỉnh bảo bình. “Quán đỉnh bí mật”: Thượng sư và Minh Phi hành dâm, cùng lên cơn cực khoái tình dục, sau đó thu gom lấy chất hỗn hợp tinh dịch của Thượng sư và dâm dịch của Minh Phi (tức bạch Bồ Đề tâm và hồng Bồ Đề tâm), đặt vào miệng của đệ tử cho nuốt xuống, đồng thời ngắm nhìn bộ phận sinh dục nữ của Minh Phi (liên hoa) để dẫn sinh ra kích thích tình dục lớn hơn. “Quán đỉnh trí tuệ”: Thượng sư đem chính vị Minh Phi đó trả lại cho đệ tử, yêu cầu đệ tử và Minh Phi này hành dâm đến khi lên cơn cực khoái tình dục. “Quán đỉnh văn tự” (quán đỉnh danh từ): Đệ tử và Minh Phi cùng nhập vào song vận, nhưng để duy trì cực khoái tình dục liên tục, thì phải ghìm bế tinh, không tiết xuất ra đầu của cơ quan sinh dục (bảo chùy kim cương). Bốn loại quán đỉnh này đều có liên quan đến người nữ, ở đây dựa vào “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba mà nói vắn tắt nội dung của nó như sau [107]: “Ban đầu tiếp xúc với vú trí tuệ an lành, tức là bình quán đỉnh.... Vì lấy tâm Bồ Đề của phụ mẫu làm quán đỉnh vật bí mật, nên gọi là mật quán đỉnh.” Lại nói: “Quán đỉnh thứ ba, tuệ gọi là thắng trí, vì ở đây có gọi là ngoại ấn. Trí gọi là tâm lìa phân biệt từ nơi đó sinh ra, thanh tịnh cùng sinh hoan hỉ.” Đây là nói sau khi nếm dâm dịch sinh ra từ cuộc giao hợp của Thượng sư và Minh Phi, hiểu được “vị đại lạc” mà dẫn sinh ra trí tuệ làm thế nào để phát khởi dâm lạc, diệt trừ suy nghĩ “dâm dịch bất tịnh”; nhưng vẫn chưa đích thân song tu, cho nên gọi là ngoại ấn. Lại nói: “Mật quán đỉnh sau khi truyền, là chỉ Thượng sư cùng chín Minh Phi từ 12 đến 20 tuổi đẳng chí (cùng đạt cực khoái), lấy câu chủng kim cương rót vào miệng đệ tử, dựa vào đó mà quán đỉnh... Cùng chín vị Minh Phi đẳng chí tức là với từng người sinh ra diệu hỉ... Đó gọi là quán đỉnh thứ tư thế tục.” Nam đệ tử mới bắt đầu học quán đỉnh thứ ba, Thượng sư tuy đã giải thích về đạo lý song thân pháp, nhưng vẫn e sợ nam đệ tử vẫn không thể hoàn toàn hiểu hết các loại thiện xảo và lý luận chi tiết trong thực tu, hơn nữa đệ tử đó lĩnh thụ lạc xúc trong quán đỉnh thứ ba cũng còn ít, vẫn chưa thể nào lĩnh thụ được Lạc Không bất nhị, cho nên bắt buộc phải nói rõ chi tiết ngay tại hiện trường trong quá trình Thượng sư giao hợp cùng chín vị Minh Phi ở quán đỉnh thứ tư; sau đó thu thập hỗn hợp tinh dịch của Thượng sư và dâm dịch của chín vị Minh Phi mà thành “câu chủng kim cương”, trút vào trong miệng đệ tử, sau đó đem một phần hoặc toàn bộ Minh Phi ban cho đệ tử để hợp tu, Thượng sư lại đứng bên cạnh chỉ đạo lâm sàng, thì mới có thể lĩnh hội được “thắng lạc” của đệ tứ hỉ trong lúc thực tu, do đó mà thành tựu viên mãn “công đức” của đệ tứ quán. Cái gọi là “Minh Phi cấm hành” là nói:

Trong đây trao ba cấm hành (Minh, Kim Cương, Hành), việc trao Minh Phi cấm hành là nói sau quán đỉnh thứ tư, đem tay Minh Phi đặt vào tay đệ tử, lấy tay trái của mình cầm hai tay họ, lấy tay phải trì Kim cương đặt lên đỉnh đầu đệ tử. Dạy rằng: “Chư Phật chứng việc này, ta đem nàng trao ngươi”, nói như thế là chư Phật làm chứng. “Không phải pháp khác có thể thành Phật, cái pháp này có thể thanh tịnh ba nẻo, cho nên ngươi và nàng, đến cùng cũng không được lìa bỏ. Điều này là tất thảy mọi Phật, vô thượng Minh cấm hành, nếu kẻ ngu làm trái, không được lên tất địa.” Trao cho Minh Phi cấm hành.... Xả bỏ Minh Phi cụ tướng, lấy phương tiện khác không thể nào nhanh chóng thành Phật.... Là nói ba cõi do có cái này thanh tịnh, cho nên ngươi không nên lìa bỏ Minh Phi này. Do có Minh Phi cụ tướng tu hành đại lạc tam ma địa, là tất thảy Phật vô thượng Minh Phi cấm hành....Cái nghĩa của cấm hành, là nói để đắc tất địa của tất thảy Như Lai,, nên quyết định cần phải làm. [108]

 

Nghĩa là nói, phải cùng người nữ thật thực tu song thân pháp, thì mới có thể đạt đến thành tựu cao nhất. Muốn tu pháp này thì trước hết buộc phải thụ Tam muội da giới của Mật tông (14 giới căn bản và tám tội thô). Nội hàm của giới này toàn là bày đặt ra để phương tiện tu song thân pháp. Sau khi thụ giới này, song thân pháp sẽ trở thành chuyện không hề có cấm kị, mỗi ngày đều bắt buộc phải tu. Nay xin nêu mấy điều khoản trong đó làm chứng:

Điều 5, đoạn tâm Bồ Đề rễ chính pháp: xả bỏ hoặc làm rớt mất tâm Bồ Đề năng sinh bất biến đại lạc (tinh dịch), thì tức là phạm giới; tức là phải nương dựa vào Minh Phi hành dâm cùng nhập vào cực khoái tình dục, nhưng bế tinh không tiết xuất. Điều 13, không dựa vào tam muội da đã đắc (từ chối thụ vật câu thề): tu trì Vô thượng Yoga song thân pháp phải định kỳ làm hội cúng, thọ dụng những thứ gia trì đặc biệt như rượu, thịt, không ăn tức là phạm giới. Điều 14, hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ: nương dựa vào xúc lạc hai căn hòa hợp do nữ căn sinh ra, có thể tăng thượng trí tuệ Lạc Không, cho nên không thể hủy báng cơ quan sinh dục (trí tuệ) của người nữ, nếu không là phạm giới. [109]

 

Qua bốn loại quán đỉnh bí mật này có thể biết rằng, nam đệ tử Mật giáo bằng việc sờ mó bầu vú người nữ trong “bình quán” mà sinh khởi ý niệm dục vọng; trong “mật quán” và “tuệ quán”, trước hết là lấy dâm dịch sau giao hợp của Thượng sư và Minh Phi để quán đỉnh cho đệ tử nam, đồng thời còn lệnh cho anh ta nếm vị ấy; trong “đệ tứ quán”, thì Thượng sư và Minh Phi song tu tại hiện trường, lệnh cho nam đệ tử quan sát và giải thích cho anh ta các nội dung, sau đó thì đem Minh Phi ban cho đệ tử nam giao hợp, đồng thời Thượng sư chỉ đạo lâm sàng....Nam nữ đệ tử Mật giáo trải qua việc dạy học và thực tập “dâm lạc” này, sẽ bị kẹt sâu vào tham ái và ảo tưởng sắc dục, muôn kiếp cũng không được giải thoát. Còn Không Hành Mẫu thì làm đạo cụ trong “bốn loại quán đỉnh”, từ đầu đến cuối có thể nói là không có gì để nói, chỉ như người bơm hơi có xác không hồn, thậm chí trong quá trình thầy trò (nam giới) bọn họ dạy nhau quan hệ tình dục, cô ấy đã trở thành người bàng quan cho thuê thân xác.

Ngoài việc quan hệ tình dục dâm lạc ra, người nữ Tạng Mật trong song tu Vô thượng Yoga còn có một chức năng khác là “lấy âm bổ dương”, như Liên Hoa Sinh nói: “Không Hành, Dũng Sĩ, tùy ý nhiếp trì, phúc thọ tăng trưởng; thân tươi sáng như đồng tử, đầu không có tóc bạc, trán không có nếp nhăn. Thân anh ta phần đỏ không thể đa đề (chiết nhiều), nhiều thì thân thành màu tía đen, cho nên phải biết mức độ của nó. Người có đủ tính kham năng, yếu quyết như vậy, nên biết mà thụ trì.” [110] Ở đây là nói pháp song tu có thể khiến cho người nam tăng trưởng phúc thọ, da dẻ sáng bóng, đầu không tóc bạc, trán không nếp nhăn; nhưng về việc chiết xuất tinh huyết của Không Hành Mẫu thì nên vừa phải (ngang sức chịu đựng) là dừng, để tránh làm tổn hại thân mệnh cô ấy.

Qua đây có thể biết rằng, vai diễn của Không Hành Mẫu trong pháp song tu của Phật giáo Tạng truyền chính là hai vai nô lệ tình dục “thỏa mãn tính dục của người nam”, hoặc công cụ tình dục “cung cấp năng lượng nữ tính”, thân thể người nữ là thứ bị xâm phạm, bị lợi dụng, bị tước đoạt. Nhân quyền ngay lúc đầu đã bị đánh mất, vận mạng cuối cùng càng đáng thương, trong sự hi sinh tiểu ngã đó, sau khi tác thành sự dâm lạc trong hiện thực và “thành Phật” trong ảo tưởng của Lạt Ma, tất nhiên cô ấy sẽ bị vứt bỏ - vì điều kiện của Không Hành Mẫu là trẻ đẹp, tươi non nhạy cảm [111]; Thế nhưng, mỗi một sắc thân đều là vô thường, đều có kỳ hạn sử dụng của nó. Mức độ yêu cầu của Lạt Ma đối với Không Hành Mẫu cực cao, mà con gái trong thiên hạ vô cùng nhiều, vậy thì đối với người nữ song tu bị vật thể hóa, công cụ hóa đó, trong logic của các nam Thượng sư, “dùng qua thì vứt”, “có mới nới cũ”, đối với người nữ song tu bị vật thể hóa, công cụ hóa mà nói thì đó là kết luận tất yếu.

Phật giáo Tạng truyền lấy pháp song thân Vô thượng Yoga làm tu trì “tức thân thành Phật”, mỗi một giai đoạn đều cần có người nữ phối hợp, do đó họ đã lấy vai diễn hư danhcảnh giới tôn giáo tự sáng tạo ra để lung lạc, dẫn dắt sai lầm cho phụ nữ Tây Tạng có địa vị thấp kém, để họ tự hào vì làm Không Hành Mẫu mà “phụng hiến vô tư” thân thể và tinh lực của mình; để mặc cho các Thượng sư hưởng thụ dâm lạc và hấp thụ năng lượng trên thân xác mình, để rồi không lâu sau thì tinh cùng lực kiệt, sắc phai yêu lỏng, do thân tâm tàn bại mà bị vứt bỏ, trong cả hai phương diện hiện thực và tâm linh đều không được cái gì, cuối cùng mới hiểu ra được rằng mình “bị lừa bịp, bị ngược đãi”. Trong lời thuật của Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã trích dẫn ở trên, cô ấy đã trải qua và hiểu được sâu sắc rằng trong quá trình song tu, thân tâm người nữ đã bị xâm phạm, bị dày vò nghiêm trọng như thế nào; còn những thứ thành tựu tu chứng mà các Lạt Ma rêu rao, đối với cô ấy mà nói đều không thiết thực, do đó dưới sự bày bố dàn xếp của nghiệp lực, họ chỉ trở thành những con cừu trầm mặc.

 

2. Sự lừa bịp “tâm trí”

Cái mà bài viết này gọi là “vai diễn (đóng vai)” là nói người chủ sự trong giáo đoàn Tạng Mật sẽ hư cấu (bịa) trước [112] ra một số vai diễn (của người chứng ngộ Không tính) cao quý và thiêng liêng để những người nữ học Mật sẽ đóng vai, như Phật Mẫu, Độ Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu....Họ lấy đây là hình mẫu để dụ dỗ các cô gái bình thường rơi vào các cạm bẫy hư danh này, do đó dưới tình huống bị lừa dối, phục tùng các điều kiện mà người nam của Phật giáo Tạng truyền đặt ra, đồng thời chấp nhận sự huấn luyện đặc biệt (để thỏa mãn dâm lạc cho người nam), đặt cho cái tên mỹ miều là Minh Phi, Nữ Phật Sống, Sự Nghiệp Thủ Ấn… Trong đây đã có khoảng cách giữa tự ngã và lý tưởng (con người chính mình và vai diễn, phàm nhân và thánh nữ). Người nữ được lựa chọn, tất nhiên sẽ cố gắng đóng vai diễn của mình, về mặt bản chất là làm trái ngược với nhân tính và hạ nhục Phật pháp; ngược lại, nam Thượng sư tinh kiệt người chết, thành Phật không nổi. Không Hành Mẫu cũng sắc phai người tàn, nhưng có hư danh. Thậm chí là dùng xong thì vứt, kết cục rất đáng thương. Đây mới chính là cảnh ngộ thực tế của đại đa số Không Hành Mẫu ở Tây Tạng, đến đi tay trắng, vận mệnh rơi vào trống rỗng. Cái ẩn chứa trong này chính là cú lừa tôn giáo do nam quyền chỉ đạo, người nữ chỉ là công cụ tình dục, vật hi sinh cho dâm lạc của người nam. Nam lạc (hưởng sướng) nữ không (trắng tay), gọi một cách mỹ miều là Lạc Không song vận. Người nữ trong xã hội thực tế vốn đã phụ thuộc vào người nam; do may mắn mà được lựa chọn, tiến vào trong Phật giáo Tạng truyền của lĩnh vực tôn giáo, vận mệnh không những không thăng lên, mà lại tăng thêm một tầng lừa dối và bóc lột. Còn về “vô nam nữ tướng”, “bình đẳng bình đẳng” trong nghĩa lý chân thực của Phật pháp thì lại hoàn toàn đảo lộn trong Mật giáo Tây Tạng, sự thấp kém và bi thảm của Không Hành Mẫu thậm chí còn tệ hơn cả các cô gái trên thế gian. Nếu như đào sâu suy nghĩ, bất luận là “song” trong song tu hay là “nhất” trong nhất thể, hoặc phân hoặc hợp, đều là sự vọng tưởng phân biệt của ý thức, vừa không thể thay đổi được nhận thức và nghiệp báo của “nam nữ”, càng không thể vì thế mà thành Phật được. Bởi vì, Thượng sư và Minh Phi, Dũng Phụ và Không Hành [113], khi giao hợp tuy có cái khoái lạc của dâm xúc, trong cơn mê say thì cho là “vô ngã” mà thành Phật; sau khi tách nhau ra thì nam nữ riêng biệt, khi tỉnh lại thì biết người và mình vẫn là phàm phu.

Đạt Lai Lạt Ma nói: “Khi tiến hành song vận, nam hành giả có chứng lượng tương đối cao sẽ có thể giúp đỡ nữ hành giả chứng ngộ Phật quả; cùng lý đó, nữ hành giả nếu như có chứng lượng tương đối cao, cũng có thể hỗ trợ giúp đỡ nam hành giả chứng ngộ…. Hiệu quả của nó là bổ trợ lẫn nhau.” [114] Lời tuy là nói như vậy, nhưng chúng ta chưa từng nhìn thấy sự thực có bất cứ nam nữ Mật tông nào “chứng ngộ” trong song tu cả, tất cả đều rơi vào trong cảnh giới Thức ấm, huống hồ là chứng ngộ Phật quả? Bởi vì, dựa vào lý thuyết và phương pháp mà họ bày đặt ra để tu, tâm trí của anh ta sẽ vừa không lìa khỏi cái tham Dục giới, mà cũng không tin có Như Lai Tạng, lại kiên trì chấp bám Lục thức trong Thức ấm và cảnh giới Lục trần trụ vào, thì không thể nào đoạn Ngã kiến chứng quả giải thoát, cũng không có duyên để minh Bản Tâm, chứng Bồ Tát đạo. Do đó, nam hành giả Mật tông hành song tu, dù là Pháp vương, Thượng sư Lạt Ma hay nam hành giả, dựa vào nội hàm của Tam thừa Bồ Đề mà quán xét, xưa nay chưa từng có “chứng lượng tương đối cao”, thì làm sao mà giúp đỡ được nữ hành giả? Còn nữ hành giả còn trẻ đã được/bị tuyển làm Không Hành Mẫu, 20 tuổi đã bị vứt bỏ, thì cũng không thể nào có chứng lượng tu hành gì – trừ phi cái “chứng lượng” (mà Đạt Lai Lạt Ma) nói ở đây là năng lực và kinh nghiệm quan hệ tình dục dâm lạc.

Người nữ đất Tạng trong hai phương diện tuyển làm “Không Hành Mẫu” và phối hợp “song tu”, dường như họ không có bất cứ một quyền tự chủ nào, đã sinh ra làm con gái thì đã mất đi tất cả nhân quyền rồi. Như điều thứ 13 trong Căn bản giới của Mật giáo nói: “Không dựa vào đã đắc Tam muội da”, Trần Kiện Dân (Thượng sư của Mật giáo) nói: “Ở đây tức là chỉ chuông chùy Tam muội da. Là nói song thân pháp đã đắc rồi mà không chịu thực tu. Trong giới điều đặc biệt của Cát Tường thiên mẫu, Vô thượng Yoga sĩ có thể tu pháp song vận, mà không chịu nỗ lực tu nó. Ngày có chỗ khuyết, khiến Minh Phi không vui vẻ, tức coi là phạm giới.” [115] Vô thượng Yoga sĩ của Mật giáo đã thụ song thân pháp, nhưng lại thực tu mỗi ngày, khiến cho Không Hành Mẫu không vui, tức là phạm giới. Cùng lý đó, Không Hành Mẫu mà không phối hợp song tu với Lạt Ma, khiến Lạc Ma không vui, thì cũng là phạm giới. Chỉ có những người ngày ngày cùng Không Hành Mẫu hợp tu song thân pháp thì mới là người trì giới thanh tịnh trong Mật tông [116]. Do đó, thân là Không Hành Mẫu, mỗi ngày đều phải phối hợp với Du Già sĩ “nỗ lực” tu pháp dâm dục, đó là nghĩa vụ của họ, nếu không kính nghiệp (yêu nghề) như vậy, hoặc hoài nghi song thân pháp, thì tức là phạm giới Tam muội da, trì giới không thanh tịnh, phải đọa vào “địa ngục Kim Cương” [117]. Điều này đối với Không Hành Mẫu lại là một sự đè nén trầm trọng nữa.

Có lẽ sẽ có người cho rằng, ngoài việc trở thành “Không Hành Mẫu” thực tu song thân pháp ra, thì cũng có thể tự tu hành mà thành tựu. Điều này có lẽ là một suy nghĩ xa xỉ, hãy xem: Đan Tân Ba Mặc (Jetsunma Tenzin Palmo) đã từng tu hành vất vả 18 năm ở vùng núi khuất nẻo xa xôi ở núi Himalaya, nhưng lại không thể thụ trì giới Tỳ kheo ni ở Tây Tạng. Cho đến năm 1973, cô ấy đến Hồng Kông mới chính thức xuất gia [118]. Trong một luận văn hội nghị, cô ấy đã đề cập đến Phật giáo Tạng truyền lấy người nam làm chủ đạo:

Tất cả các Thượng sư đều lấy người nam làm chính, người nữ ở Phật giáo Tạng truyền thậm chí còn không từng nghĩ đến khả năng có nữ Thượng sư. Một truyền thống khác của Phật giáo Tạng truyền – Phật sống, cũng có lý đương nhiên là chỉ có người nam. Linh đồng chuyển thế vừa sinh ra hoặc sau khi “tọa sàng” thì đã phải chịu sự giáo dục và huấn luyện chuyên môn của Thượng sư, đến khi họ trưởng thành rồi, cũng sẽ chỉ đem giáo pháp quan trọng nhất truyền cho người chuyển thế của Thượng sư của họ (cũng là thân người nam). Cho nên, giáo pháp tối cao của Phật giáo Tạng truyền vẫn luôn là “câu lạc bộ quý ông”…. Khang Sở Nhân Ba Thiết đời thứ tám (the 8th Khamtrul Rinpoche) từng chia sẻ câu chuyện của chị ông ta như sau: Chị ông ta trước khi sinh ra đã xuất hiện rất nhiều điềm của Thượng sư chuyển thế, thậm chí còn nhiều hơn cả ông ta lúc sinh ra. Thế nhưng, sau khi cô ấy được sinh ra, mọi người đều vô cùng thất vọng trước giới tính của cô…. Những cô gái này vào tuổi nhi đồng ngay cả cơ hội tu hành cũng không có. Rốt cuộc là năng lực của người nữ không đủ hay là đã bị hủy diệt khả năng phát triển tâm linh rồi? Các cô gái Tây Tạng luôn phải đợi đến khi trưởng thành rồi, sau khi có gia đình của mình rồi thì mới bắt đầu tu hành. Do trình độ giáo dục của họ khá thấp, cứ cho là tu hành của họ có thể đạt đến mức độ rất cao, thì họ cũng không có năng lực hoằng pháp. Vòng tuần hoàn ngược này khiến cho nữ Thượng sư rất hiếm khi xuất hiện ở trong Phật giáo Tạng truyền. [119]

 

3. Sự thành tựu “ác nghiệp”

Sự bóc lột về thể xác và lừa bịp về tâm trí đã khiến cho tên giả “Không Hành Mẫu” đã mất đi quyền “tự chủ” và quyền “tri thức” của nam nữ bình đẳng làm người trong thế tục, đây là sự bóc lột nhân quyền mà có thể thấy được ở ngay đời này. Thế nhưng, sự đãi ngộ bất nhân tính này lại được thực hiện trên danh nghĩa giả tu hành, về mặt tôn giáo lại càng gây nên rất nhiều loại ác nghiệp: Sau khi một người nữ bị tuyển trúng và hiến dâng cho Thượng sư, trải qua huấn luyện (tà dạy dỗ) và thực tu (tà dâm hành) mà trở thành Không Hành Mẫu, ba nghiệp thân khẩu ý đã cùng Thượng sư phạm phải mười ác nghiệp mà Phật đã cấm chế; Không Hành Mẫu tuy là không biết gì, bị động, chỉ là tòng phạm, nhưng những gì gặp phải đời này cho đến nghiệp đời trước hiện hành, lại lần nữa bị ô nhiễm, tội chồng thêm tội, không có khả năng tự bật ra, nhân duyên nhiều lần tiếp xúc với tà sư, trải qua dâm hợp song tu mà càng thêm gắn bó mật thiết rồi.

Không Hành Mẫu sau khi cùng Thượng sư hòa hợp đại định, lại bị luân chuyển cho nam đệ tử: “Chư Phật làm chứng, đưa cô ấy trao cho ngươi”, rồi lại cùng nam đệ tử dâm hợp. Trước sau cùng hai thầy trò họ hành dâm phi pháp như vậy, là đã vi phạm nghiêm trọng giới (tà) dâm của Phật giáo rồi, mà về sau lại tiếp tục cùng những người nam học Mật khác hợp tu song thân pháp, hơn nửa đời người đã lấy việc đó làm thường nghiệp (nghề chính), tuy có sự ủng hộ của lý luận Du Già và giới Tam muội da, nhưng đều lại là tà kiến, tà giới, càng thêm ô nhiễm thân khẩu ý sâu nặng hơn, rơi vào trong ác nghiệp, khó mà tự rút ra được.

Tiếp đến, trong quá trình song tu, Không Hành Mẫu bị dạy dỗ hoặc tự nhận rằng mình “đã chứng Không tính”; nhưng phần trên đã nói, hành giả Phật giáo Tạng truyền không thể nào chứng được Không tính – bởi vì pháp nghĩa và hành trì của họ đều mắc sai lầm, song bọn họ lại lấy cảnh giới do quán tưởng bằng tà kiến mà thành, vọng nói đó là chứng Không, như thế là “chưa chứng nói chứng”, lại phạm vào giới đại vọng ngữ. Lại có người nặng hơn, Không Hành Mẫu cao cấp (Phật Mẫu) sau khi giành được tư cách “truyền pháp”, để truyền thừa “pháp đoạn kiến” tất thảy pháp không hoặc “pháp thường kiến” Ý thức thường trụ mà mình đã học được, đã thay thế “pháp Trung đạo” lấy Như Lai Tạng làm nòng cốt của Phật giáo để truyền thụ cho đệ tử của mình, như vậy lại thành tựu thêm đại ác nghiệp căn bản hủy Phật hoại Pháp, sau khi chết sẽ khó tránh khỏi đọa vào trong tam ác đạo.

Từ mặt sự tướng mà nói, sinh nhai của Không Hành Mẫu, do phụ thuộc vào Thượng sư Mật giáo, mà phải tùy thuận thành tựu các nghiệp ác nặng nề như (tà) dâm, đại vọng ngữ, phỉ báng Tam bảo, khi xả thọ tất sẽ đọa vào ác đạo hoặc chuyển sinh vào Ma giới. Quả báo loại này là điều mà các nữ tu hành giả của Phật giáo Tạng truyền không thể không biết, không thể không thận trọng. Nếu dựa vào kinh điển Phật giáo mà khảo xét, thì tà pháp mà Thượng sư và Không Hành Mẫu Mật giáo tu hành đã đồng thời gây nên bốn loại nghiệp nặng, như “Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hành Thủ Lăng Nghiêm kinh” quyển 6 đã nói:

Cho dù có trí tuệ cao, có thiền định hiện tiền, nhưng nếu không đoạn trừ dâm tâm thì tất sẽ rơi vào ma đạo: Thượng phẩm thì làm ma vương, trung phẩm thì làm ma dân, hạ phẩm thì làm ma nữ. Những loại ma quỷ này cũng đều có tín đồ đi theo, ai nấy tự xưng là đã thành đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, thời mạt pháp sẽ có nhiều loại ma dân này, thịnh hành khắp thế gian, quảng hành tham dâm, tự xưng là thiện tri thức, khiến cho chúng sinh rơi vào hố tà kiến tham ái, bị lạc mất con đường tu Bồ Đề”…. Dù là người có nhiều trí tuệ, đạt được thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ sát nghiệp thì chắc chắn sẽ lạc vào đạo quỷ thần. Người thượng phẩm thì được làm Đại lực quỷ, người trung phẩm thì làm Phi hành Dạ xoa, các quỷ soái… Còn người hạ phẩm thì làm Địa hành La Sát. Các quỷ thần đó cũng đều có tín đồ, ai nấy đều tự xưng là đã đạt được đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp, những loại quỷ thần đó đầy rẫy thế gian, tự tuyên bố rằng ăn thịt vẫn có thể đắc đạo Bồ Đề”…. Dù cho có nhiều trí tuệ, đạt được thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ được tâm ăn trộm thì tất sẽ rơi vào tà đạo: Kẻ thượng phẩm thì làm tinh linh, kẻ trung phẩm thì làm yêu mị, kẻ hạ phẩm thì làm tà nhân bị các quỷ mị bám chặt. Các loại tà đó cũng có tín đồ, ai nấy tự xưng thành đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp, những loại yêu tà đó thịnh hành khắp thế gian. Chúng giấu giếm sự gian dối của mình, tự tuyên xưng là thiện tri thức, ai nấy đều nói rằng mình đã đắc pháp thượng nhân. Chúng gây huyễn hoặc kẻ không hiểu biết, đe dọa khiến họ mất tâm chính niệm. Những nơi chúng đi qua, gia đình đó đều hao tán…. Nếu nói đại vọng ngữ, tức Tam ma địa không được thanh tịnh, trở thành ma có tà kiến tham ái, mất đi hạt giống Như Lai. Tức là kẻ chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, hoặc cầu tôn thắng đệ nhất thế gian. Họ nói với người trước mặt rằng: Ta nay đã đắc quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, đạo A La Hán, Bích Chi Phật thừa, Bồ Tát các vị Thập địa, trước địa, để cầu mong sự lễ sám của người ta, tham cầu đồ cúng dường của người ta...” [120]

 

Cái gọi là “quảng hành tham dâm, sát sinh ăn thịt, ngầm ẩn gian dối, chưa chứng nói chứng”, tức là tà dâm, sát sinh, trộm cắp, đại vọng ngữ, bốn trọng tội này đều phạm cả. Hơn nữa mỗi một tội nặng này đều có đầy đủ ba pháp căn bản, phương tiện và thành dĩ, không những tự mình làm mà còn dạy người khác làm. Trong quá trình phối hợp với Thượng sư Mật giáo hành pháp tu song thân, Không Hành Mẫu với thân phận và chức năng của mình, đã cùng nhau thành tựu các nghiệp ác nói trên. Bất luận là họ có biết hay không biết, chủ động hay bị động, thì những lợi ích nhỏ nhặt trên thực tế (danh văn lợi dưỡng) cũng không thể nào xứng ngang với những quả báo ác đạo (ma dân, ma nữ, dạ xoa, la sát, yêu mị tà nhân) trong trường kiếp ở đời sau đâu!

 

VII. KẾT LUẬN: TỔN THƯƠNG “KÉP” CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN

 

Qua phần luận thuật ở trên có thể thấy, vận mệnh của Không Hành Mẫu là sự mất mát kép: Về thế tục thì “nam nữ” bất bình quyền, về mặt tôn giáo thì việc “thành Phật” không có hy vọng. Tuy tổ sư Mật giáo và các học giả trên lý thuyết đều cực lực khoa trương nói Phật giáo Tạng truyền tôn trọng (hoặc đối đãi bình đẳng) người nữ nhất, hơn nữa bậc thành tựu là người nữ nhiều nhất [121], nhưng chúng ta đứng từ định nghĩa, loại hình, vai diễn, chức năng của Không Hành Mẫu trong song thân pháp Vô thượng Yoga, và kết cục cuối cùng thì nhìn chung địa vị xã hội của họ là rất thấp kém, thân phận tôn giáo là kẻ phụ tòng (ăn theo), từ đầu đến cuối đều bị người nam coi là công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục, mặc sức muốn làm gì thì làm; mà kết cục của họ là bị vứt bỏ, cho tự sinh tự diệt. Về mặt hiện thực là bất bình đẳng, về tín ngưỡng là không có kết quả, Không Hành Mẫu có thể nói là người cung ứng chủ yếu cho “song tu dâm dục” trong Phật giáo Tạng truyền, cũng là kẻ hy sinh lớn nhất.

Phật giáo Tạng truyền tuy có rất nhiều “nữ Phật”, “nữ Thượng sư”, “nữ thành tựu giả” để rêu rao rằng họ tôn trọng hoặc sùng bái người nữ, thế nhưng đó chỉ là những lời lẽ bề ngoài, ngôn từ lý thuyết thôi. Nếu như đi sâu quan sát lịch sử và chế độ của nó, thì có thể phát hiện thấy trong ngoài bất nhất, tự mâu thuẫn với chính mình. Họ đặc biệt bày đặt ra pháp tu song thần, dường như là đã nâng cao địa vị không thể thiếu khuyết của người nữ trong pháp “Vô thượng Yoga”, hơn nữa còn lạm dụng những khái niệm “song vận”, “hợp nhất” để cho thấy sự bình đẳng không phân biệt (nam nữ) chí cao cứu cánh; nhưng kỳ thực, từ đầu đến cuối, do phân chia rõ ràng hai tướng (nam nữ, âm dương, trí bi) thì mới cần phải song tu, hòa hợp. Nếu là trong Phật giáo chính thống, nam nữ tuy là hai chúng, nhưng pháp tu chỉ có một loại, của ai người nấy tu, ai nấy thành tựu giải thoát và quả vị giống nhau. Đặc biệt là sau khi thân chứng Như Lai Tạng, thì biết Chân Như vốn thanh tịnh, Thực tướng là vô tướng, trong nam nữ hoàn toàn không khác biệt, bình đẳng ngang nhau. Đó mới là bình đẳng, trang nghiêm thực sự. Vu Quân Phương nói:

Đúng như Khải Bối Tùng (Cabezon) đã nhắc nhở…Sự xuất hiện của tượng trưng nữ thần và nữ tính trong tôn giáo không thể giải thích thành sự tôn trọng đối với các phụ nữ về mặt văn hóa. Một xã hội tôn sùng nữ thần và địa vị của phụ nữ trong xã hội đó, hai thứ ấy không có quan hệ hô ứng nhất định nào…. Lôi Minh Đốn (Leigh Mintum) nêu nghi vấn trong tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ Ấn Độ của bà: Vì sao trong một nền văn hóa nữ thần có đại thần lực, người nữ lại bị coi là sản phẩm phụ thuộc? Nữ thần không hề ban cho phụ nữ bất cứ quyền lực thế gian thực tế nào, nhưng tôi thấy họ lại cho sự kiên nhẫn và tự tôn cực quan trọng trong tính cách phụ nữ Ấn Độ. [122]

 

Học giả Tạng tộc Đức Cát Trác Mã cũng nói rằng:

Người nữ được tôn vinh là “Không Hành Mẫu”, trong số họ có người nữ xuất gia, cũng có người nữ tại gia, họ được hưởng địa vị rất cao trong cuộc sống xã hội Tạng tộc…. Đồng thời, nữ tính quan đến từ xã hội, tập tục cũng có vai trò trong Phật giáo Tạng truyền. Do đó, thái độ và tiêu chuẩn giá trị của Phật giáo Tạng truyền đối với người nữ là mang tính kép, một mặt là tôn sùng người nữ, mặt khác lại hạ thấp người nữ, có khuynh hướng lưỡng cực hóa. [123]

 

Thái độ của Phật giáo Tạng truyền đối với người nữ là lưỡng cực hóa: Một mặt là nâng người nữ lên rất rất cao, như Phật Mẫu, Trí Tuệ Mẫu, Không Hành Mẫu vân vân; mặt khác lại hạ thấp người nữ, coi người nữ là công cụ tình dục, nô lệ tình dục trong pháp tu song thân, như Sự Nghiệp Nữ vân vân. Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền, dưới sự “cường điệu hóa” của giáo nghĩa, bề ngoài là có địa vị rất cao; thế nhưng địa vị như thế chủ yếu là dựa dẫm vào nam Bản Tôn và nam Thượng sư mà có, nếu không có nam Phật thì cũng không có Phật Mẫu, nếu không có Dũng Phụ thì không có Không Hành, nếu không có Thượng sư thì không có Minh Phi…Đạt Lai Lạt Ma cũng thừa nhận: “Trong Phật giáo Tạng truyền sở dĩ lơ là địa vị và quyền lợi của người nữ, một phần nguyên nhân là người đời xưa vốn không suy xét đến điều này, chúng ta không nhiều thì ít thì cũng coi đây là chuyện đương nhiên.” [124] Một học giả người Đức nói:

Người nữ trong Phật giáo Tạng truyền càng không ra cái thể loại gì, bọn họ phục dịch người khác, hơn nữa bắt buộc phải nghe lệnh người khác…Người nữ trong Phật giáo Tạng truyền là thuộc về loài người hạ đẳng….Thái độ đối xử tiêu cực với người nữ của Phật giáo Tạng truyền, trong pháp tu “nội mật” của Đàm Thôi (Tantra)/Phật giáo Tạng truyền là vô cùng rõ rệt. Cái mà pháp tu này đạt được chính là tức thân thành Phật của người nam, người nữ chỉ là công cụ cần thiết để đạt được mục đích này mà thôi… Khi “tình dục” được lôi kéo vào đây, thì người nam sẽ có khả năng ít nhiều sử dụng bạo lực mềm, để quán triệt tư tưởng phụ quyền của bọn họ. [125]

 

Sự đắm đuối của nam hành giả Tạng Mật đối với Không Hành Mẫu và tịnh độ Không Hành, có thể được giải thích là nguyện vọng quay về “tử cung” trong Tâm lý học [126]. Lấy Không Hành Mẫu làm điều kiện song tu, lý luận của họ được thiết lập nên từ chức năng khí quan và nhu cầu tâm lý của người nam, có thể nói là sự tranh chấp giữa ảo tưởng tình dục và lo lắng tình dục, nhưng lại lấy tâm ý thức vòng vo tam quốc mà tôn sùng hóa nó, thần thánh hóa nó để lừa bịp người nữ, dụ dỗ khiến họ hiến thân hợp tu một cách bán tự nguyện! Bề ngoài thì dường như là người nam chủ đạo, kỳ thực là người nữ phụ thuộc, thoái lui một cách không tự giác về với sùng bái nữ thần và chủ nghĩa duy thân nguyên thủy [127], mà điều này lại tương ứng với duyên khởi tính không của “Lục thức luận” mà bọn họ chủ trương, rơi vào sự chấp bám trong cảnh giới của Sắc ấm và Thức ấm. Xin tổng kết như sau:

 

1. Sự tu hành của họ trước sau không tách rời sự phân biệt hai giới nam nữ, tuy có trừu tượng hóa là hai khí âm dương, hoặc triết học hóatrí tuệ và phương tiện, nói là trong thân tất thảy vạn vật đều có hai nguyên tố này, dựa vào sự tiếp xúc của ngoại tướng để hoàn thành sự hợp nhất của nội tại, tức liền có thể thành Phật. Vừa bắt buộc song tu, sau đó hợp nhất, thì trong ý thức của họ vẫn là có tri kiến sai biệt, chứ họ không biết cũng không chứng được Bản Tôn (Như Lai Tạng) vốn dĩ thanh tịnh, tự tính viên mãn, vốn dĩ Niết Bàn kia. Bản Tôn này vừa không có tướng nam nữ, cũng không bắt buộc phải song tu; nó vốn không có phân biệt, không cần phân tách nam nữ; vốn dĩ có tự tính viên mãn, không cần phải tái hợp gì cả.

 

2. Lại hạ thấp thân phận của người nữ, như thuyết cội nguồn của tộc Tạng: Con khỉ (mi hầu) và La Sát nữ giao hợp sinh ra. Bên nam là thuộc đạo súc sinh, bên nữ là thuộc đạo quỷ thần, đẳng cấp có cao thấp; sau đó mới làm đẹp hóa bằng sự hóa hiện của Quán Âm và Độ Mẫu. Mà La Sát “có sức thần thông, có thể bay nhanh trong không trung, hoặc đi nhanh trên mặt đất, đó là loài quỷ bạo ác đáng sợ”, đây có lẽ là một trong những nguồn gốc của hình tượng của Không Hành Mẫu. “Nam La Sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh lục, còn nữ La Sát thì như phụ nữ tuyệt mỹ, có sức mê hoặc lòng người, chuyên ăn máu thịt của con người.” [128] Điều này rất rõ ràng là nhào nặn hình tượng người nữ từ quan điểm của người nam, mà đa số các tượng (Phật) song thân của Mật giáo đều là nhe nanh đáng sợ, chính là thể tổng hợp của loài súc sinh, La Sát và ngạ quỷ này, chúng tu hành trong khi hành dâm dục và ăn máu thịt. Tuy rằng đời này hóa hiện hình người, tự xưng là học Phật, nhưng những gì họ nghĩ, họ làm đều không lìa cảnh giới tam ác đạo. Lại nữa, từ bối cảnh văn hóa lấy người nam làm chủ đạo, dưới cộng nghiệp ấy lại cố ý đè nén tính tự giác và địa vị của người nữ [129], làm nổi bật thói xấu trong nền thống trị uy quyền, đi ngược lại với sự bình đẳng và tâm lượng từ bi của Phật giáo. Đối lập với điều này, chức năng của Không Hành Mẫu là hiến thân cho song tu, cho nên bắt buộc phải là các cô gái trẻ đẹp (để gây kích thích tình dục cho người nam), nhu thuận phối hợp (thỏa mãn các yêu cầu của người nam). Để đạt được hai công năng này, không thể không hi sinh chính mình, phó mặc cho người ta sắp đặt, để đánh đổi lấy sự sinh tồn cơ bản và tia hy vọng nhỏ nhoi.

 

Không Hành Mẫu bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, là người hầu nữ của “nữ thần Ca Lê” vợ thần Siva, thuộc về loài quỷ thần, do Liên Hoa Sinh đem vào đất Tạng mà có sự diễn biến: Tăng thêm chủng loại, có rất nhiều vai như Phật Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Độ Mẫu, Trí Tuệ Nữ, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ, Thiên Nữ, Quỷ Nữ, Dạ Xoa Nữ, La Sát Nữ, Nữ Tín Sai, Cống Phẩm… Qua điều kiện tuyển dụng Không Hành Mẫu và quá trì huấn luyện của bốn đại phái ở Phật giáo Tạng truyền có thể thấy: Không Hành Mẫu chỉ là công cụ tình dục kích dẫn dâm dục cho các (nam) Lạt Ma, phối hợp song tu. Do đó, họ bắt buộc phải là những cô gái trẻ đẹp, âm hộ có tính đàn hồi tốt; sau đó dạy cho họ về mật pháp, không tính, mật giới, quán đỉnh, rồi ban cho họ cái mỹ danh là Không Hành Mẫu Trí Tuệ, để họ có được thân phận huy hoàng đẹp đẽ trong mắt dân chúng ở đất Tạng, để rồi sẵn sàng cung cấp cơ quan sinh dục mà hành dâm với Lạt Ma, rồi ảo tưởng đến khả năng “tức thân thành Phật”. Thế nhưng, những cô gái này giống như vật phẩm, bị cho đi nhận lại, đệ tử đem họ hiến tặng cho Thượng sư, rồi Thượng sư dùng xong lại ban họ cho các đệ tử xài. Sau một thời gian, họ sẽ vứt bỏ không thèm xài nữa. Các Lạt Ma không được có bất cứ tình cảm nào đối với các cô gái này, cho nên “Không Hành Mẫu” trong Vô thượng Yoga chỉ là “công cụ tình dục” bị lợi dụng mà thôi.

Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền đa phần là các thiếu nữ vị thành niên, trong quá trình thực tu song thân pháp, bản thân họ không có bất cứ chứng lượng nào. Mà mỗi ngày mấy giờ liền phải “Lạc Không song vận”, đã bị dày vò đến mức “tinh suy lực kiệt”, không thể nào lại có thể dựa nhờ vào Thượng sư có tu chứng cao để nâng đỡ cô ấy “chứng ngộ Phật quả” trong cơn cực khoái tình dục được. Người nữ trong Tây Tạng cũ có địa vị cực thấp kém, nhưng Phật giáo Tạng truyền lấy song thân pháp làm lý luận cho việc “tức thân thành Phật”, cần phải có người nữ phối hợp song tu, vì thế mà đã sử dụng thủ đoạn “nhạt hóa và pha loãng”, bề ngoài là liên tục “gia tăng hóa” nâng cao địa vị của Không Hành Mẫu, cho đến gọi họ là “Phật Mẫu”, lấy đó để lung lạc người nữ tham gia song tu. Do đó, người nữ trong Tây Tạng cũ lấy việc đảm nhiệm chức Không Hành Mẫu làm điều đáng tự hào. Ban đầu, họ tự nhận mình “là một loại phụng hiến vô tư”, nhưng sau khi trải qua nhiều năm tháng dâm hợp song tu, thể lực bội chi, năng lượng mất hết, do đó mà sớm già, nhan sắc phai tàn, lại bị “vứt đi không dùng”, trong tu chứng Phật pháp lại không có được cái gì, đến lúc đó mới hiểu ra “mình đang bị ngược đãi”, thật đúng là sự bi ai của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền. Tuy trong thời gian ngắn việc ăn mặc không thiếu thốn, nhưng lại phải sống những tháng ngày “bị ngược đãi tình dục”, địa vị của họ lên hay xuống, tất cả đều do Lạt Ma quyết định.

Pháp tu song thân của Mật giáo được bày đặt từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, nó đã hàm chứa rất nhiều tín ngưỡng và ảo tưởng lạc hậu; nguồn gốc của Không Hành Mẫu là một kiểu thần thoại, cho dù trong quá trình phát triển của Mật giáo Ấn Tạng nó không ngừng được nâng cao và phức tạp hóa, nhưng đó chỉ là một sự bày đặt vọng tưởng, không phải là kết quả của tu chứng Phật pháp, mục đích của nó vẫn chỉ là sự hợp nhất của âm dương nhị nguyên luận ở nhân gian. Nếu thực sự muốn tu học Phật, thành Phật, thì vẫn phải quay về với chính pháp Phật giáo, quy y với chân thiện tri thức trong Phật môn (chứ không phải là tà sư dụ dỗ đệ tử song tu); nam nữ hành giả dưới sự hướng dẫn của họ ai nấy tự tu dựa trên tri kiến và thứ tự của đạo Phật Bồ Đề. Trước hết là quan sát như thực thấy Ngũ uẩn hư vọng để đoạn Ngã kiến, chân phát tâm Bồ Đề, vun trồng đại phúc đức, tiến đến tham thiền chứng ngộ Tâm Như Lai Tạng, phát khởi trí tuệ Bát Nhã, rồi tiến tu Đạo Chủng trí, từ Thất trụ vị của Biệt giáo dần dà tu lên, trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp tu viên mãn 52 bậc, cho đến thân cuối cùng cứu cánh thành Phật. Đây vốn dĩ chính là pháp môn tu học Nhất thừa mà Phật Phật đạo đồng, từ cổ chí kim cho đến tương lai đều không thể nhảy cóc, cũng không có đường tắt. Nếu không tin vào con đường này mà lại sáng lập ra pháp mới, thì đó không phải là chính giáo mà Phật nói, nhân duyên quả báo do sở tu sở đắc đều không liên quan gì đến Phật Bồ Đề, cũng không thể thành Phật được.

Như trên đã nói, Mật giáo Tây Tạng đắm chìm vào trong cảm giác tiếp xúc giữa thân (nam căn – dương vật) và thân (nữ âm), rồi vọng quán tưởng là (việc đó) không có hình sắc, cho rằng thông qua kết hợp “nam nữ” Lạc Không song vận, có thể phục chế (copy) chuyển hóa thành sự hợp nhất giữa “hành giả và Bản Tôn”, điều này kỳ thực rất giống với một loại “di tình” trong văn học tưởng tượng, cái mà họ căn cứ vào không phải là thuyết “Sinh Phật bất nhị” (chúng sinh đều có Như Lai Tạng) của Phật pháp, mà là thuyết “Phạm Ngã hợp nhất” trong Bà La Môn/ Ấn Độ giáo.

Qua đó có thể thấy rằng, Mật giáo Tây Tạng xây dựng trên song thân pháp Vô thượng Yoga, về mặt bản chất là sự sùng bái tính lực (sinh đẻ) mà xuất phát từ ảo tưởng tình dục và kết thúc ở thỏa mãn tình dục. Tuy là họ khoác lên tấm áo Phật giáo, nhưng xưa nay đều không phải là Phật pháp. Hơn nữa, Mật giáo lan khắp đất Tây Tạng, kéo dài 10 thế kỉ, từ chính trị đến tôn giáo, đều là tư duy và thực tiễn của nam quyền lãnh đạo; danh nghĩa “Không Hành Mẫu” từ đầu đến cuối đều mang tính phụ thuộc, tính công cụ, đồng thời không có bất cứ nhân cách “độc lập” và tu chứng “loại bỏ giới tính” nào - ở Nhân địa là “Minh Phi”, ở Quả địa là “Phật Mẫu”, nhưng vẫn không phải là Phật. Có thể nói, sự kỳ thị giới tính trong Mật giáo Tây Tạng là rất triệt để, nó xuyên suốt qua cả tục đế và thánh đế, một đời làm con gái, vĩnh kiếp làm Phi, Mẫu. Mà giá trị tôn giáo của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền lại nghiêng về chức năng của “sắc thân”, hơn nữa chỉ rút gọn giới hạn ở “cơ quan” của thân thể - vú và âm bộ. Cuối cùng, cái gọi là “người nữ” cũng không hề tồn tại nữa, mà chỉ còn lại Yoni [130] mang tính tượng trưng, chả trách ý nghĩa hình ảnh của Không Hành Mẫu lại bắt nguồn từ người hầu nữ (Đồ Cát Ni - Dākinī) của vợ (Ca Lê) thần Siva của Ấn Độ, đó là sự thấp kém “kép”. Tuy để bấu víu vào Phật giáo mà nêu “Bà Tu Mật Đa” trong “Kinh Hoa Nghiêm” làm người phát ngôn cho song thân pháp, nhưng thứ nhất, Bà Tu Mật Đa trong kinh Phật là trường hợp đặc biệt và là chứng cứ đơn lẻ [131], không thể mở rộng ra để giải thích rằng đó là thông lệ trong Vô thượng Yoga của Mật giáo; thứ hai, tu chứng của Bà Tu Mật Đa trong Phật pháp là Thập hành vị [132], còn chưa có (chứng lượng) Đạo Chủng trí, không thể như Mật giáo thổi phồng lên là có thể khiến người ta tức thân “thành Phật” (thành Phật bằng ngay thân này đời này); thứ ba, “trước lấy dục dụ dỗ, sau khiến nhập Phật trí”, những người hành dục với Bà Tu Mật Đa quả thực đều nhập vào trong Phật pháp đoạn Ngã kiến và chứng được trí tuệ Bát Nhã của Như Lai Tạng, và cũng từ đó đoạn được dâm, chứ không như Mật giáo là nhập vào ngoại đạo kiến, cả đời hành tà dâm.

Sự bày đặt ra Không Hành Mẫu chỉ là một ví dụ vốn đầy rẫy tư tưởng hoang đường và tà pháp của Mật giáo, ngoài ra còn có những thứ khác như sùng bái Thượng sư, giới Tam muội da, Phật sống chuyển thế… đều là những quái lực loạn thần đếm không hết, ít nhiều đều củng cố cho quyền uy chủ đạo của người nam trong song thân pháp Mật giáo tối cao, không được nghi ngờ, cũng không được làm trái ngược.

Cuối cùng, chúng ta hãy xem giải tích ba lớp của Lưu Uyển Lợi về Không Hành Mẫu:

Ngoại mật: Các loại hình dáng hiển hiện bề ngoài, như người hoặc thần, Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn, có lợi ích hoặc gây nguy hại đối với loài người.

Nội mật: Khi hành giả cao thâm chuyển hóa thành công bản thân thành Không Hành Mẫu vĩ đại (Thân Bản Tôn Kim Cương Du Già Mẫu), thì mới hiển hiện.

Mật mật: Uy lực, năng lượng vô hình và sự gia trì thuần tịnh của Không tính. [133]

 

Thế nhưng, căn cứ nguồn gốc Ấn, Tạng của Không Hành Mẫu, và chức năng của họ trong song thân pháp ở Mật giáo, thì có thể đảo ngược thứ tự của nó, thì mới tương đối ăn khớp với sự thực:

Ngoại mật: Các loại hình dáng hiển hiện bề ngoài, như người (ni tăng) hoặc thần (La Sát), Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn (xem hình ảnh).

Nội mật: Trí tuệ, từ bi, cứu độ được gán ghép và tượng trưng bằng quan niệm danh tướng của Phật pháp (Phật giáo)

Mật mật: Bị mê hoặc bởi “hư danh” mà tự nguyện hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục (song tu) với Thượng sư, sau đó thì vứt bỏ hoặc chết thảm, nhưng trong tu hành lại không có bất cứ thành tựu gì.

 

----------------------------

 

CHÚ THÍCH:

 

[1] Cụm từ “Phật giáo Tạng truyền” nói trong bài viết này là sử dụng lối nói của giới học thuật, như bài “Nghiên cứu sơ bộ về sự phát triển của Phật giáo Tạng truyền ở Đài Loan” của Dao Lệ Hương nói: [Phật giáo Tạng truyền là hình thức địa phương độc đáo của sự phát triển Phật giáo sau khi truyền nhập vào Tây Tạng, về tên gọi của nó lâu nay trong giới học thuật có những ý kiến khác nhau, có người gọi là “Lạt Ma giáo”, có người gọi là “Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Phật giáo Tạng truyền”, lại có người gọi thẳng là “Mật tông Tây Tạng” hoặc “Tạng Mật”. Từ “Lạt Ma giáo” là tên gọi mà các nhà nghiên cứu nước ngoài dùng khi giới thiệu về Phật giáo Tây Tạng thời kỳ đầu, khi ấy tên gọi này ngầm chứa ý nghĩa phủ định “hình thái trộn lẫn đọa lạc cấp thấp”... Theo ý kiến của Thỉ Kì Chính Kiến (Yazaki Masami), vì Phật giáo Tây Tạng có sự đặc sắc cơ bản: do các yếu tố mang tính chú thuật, tôn sùng khác thường đối với Lạt Ma, nhận định “Lạt Ma tức là Phật sống” tạo nên... Cách gọi “Tạng Mật” cũng không thể hàm chứa nghĩa của nó, tuy trong Phật giáo Tây Tạng, Mật tông hưng thịnh hơn Hiển tông, theo thói quen thì cũng coi Mật tông là tinh túy của Phật giáo Đại thừa,... Do đó, để thể hiện nhìn nhận đến tính tổng thể của nó, đồng thời vì sự tiện lợi trong nghiên cứu, bài viết này sẽ dùng từ “Phật giáo Tạng truyền” để phân biệt với Phật giáo Hán truyền chủ yếu ở Đài Loan.] “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học” kỳ 5, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), năm 2000, trang 315-338. Địa chỉ mạng: http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-BJ011/93567.htm.

Đoạn văn này cung cấp cho chúng ta mấy luận điểm: 1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài thời kỳ đầu và Thỉ Kì Chính Kiến đã nói đúng về tính chất của Mật giáo Tây Tạng, do đó, đây là cách gọi chính xác nhất. 2. Phật giáo Tây Tạng là một tên gọi rộng mà không đúng sự thật, chỉ là để bám víu lấy Phật giáo, bề ngoài thì có chứa cả Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, nhưng trên thực chất thì chỉ có Mật giáo, thì chỉ có thể nói là Quỷ thần giáo ngoại đạo đội lốt Phật. Nếu như khảo sát từ nghĩa lý chân thực của Phật pháp và lịch sử tôn giáo Tây Tạng thì cái mà Tây Tạng được truyền từ Ấn Độ và phát triển từ bản địa chỉ có Mật giáo, không phải là Phật pháp. Do đó, “Phật giáo Tạng truyền” là cái tên suông thiếu thực chất về Phật pháp, hoặc là nói, Phật giáo mà người Tạng tự xưng, kỳ thực là Mật giáo, là một loại tôn giáo pha trộn, đồng với tín ngưỡng dân gian, là pháp ngoại đạo Mật giáo đã biến chất ở thời kỳ sau của Phật giáo Ấn Độ, lại cộng thêm Bôn giáo của đất Tạng, nên về bản chất là pháp quỷ thần chú thuật, chứ không phải là Phật giáo. Cái tên gọi ăn khớp với sự thực là “Mật giáo Tây Tạng” hoặc “Lạt Ma giáo” – tuy nhiên các thầy tôn giáo đất Tạng và (một số) nhà nghiên cứu Phật học không đồng ý, vẫn sử dụng sai lầm cái tên “Phật giáo Tạng truyền”, đồng thời cho rằng tính chất của nó ngang đồng với “Phật giáo Hán truyền”, và xếp vào nhóm truyền bá mang tính khu vực “Phật pháp Đại thừa Bắc truyền”. Bài viết này tuy áp dụng thuật ngữ của học thuật, nhưng không tán đồng danh nghĩa của nó, cái thực chất của “Phật giáo Tạng truyền” trong bài viết vẫn là Lạt Ma giáo, Mật tông Tây Tạng. Ngày sau sẽ viết riêng một chuyên luận (tạm đặt nhan đề là “Từ lý luận ‘phán giáo’ khảo sát tính hợp pháp của sự phân lập ‘Hiển, Mật’”) để làm rõ vấn đề này.

 

[2] Quỳnh Na Nặc Bố Vượng Điển viết, “Kim Cương, Không Hành, Hộ Pháp trong Đường Khải”, nhà xuất bản Đại học Sự phạm Thiểm Tây (Tây An), tháng 5/2007, trang 114. Cuốn sách này có giải thích riêng của Mật tông: Truyền thống Không Hành Mẫu là một loại truyền thống khắp châu Á sớm hơn nữa, bắt nguồn từ giáo nghĩa của Phật từ thời đại viễn cổ. Sau khi trải qua nhiều thế kỷ, thì truyền thừa này bắt đầu trở nên hủ bại suy nhược. Thế là, Phật Thích Ca Mâu Ni đã lấy hình tướng Đại Nhật Như Lai và Kim Cương Tổng Trì để thu thập lại các truyền thừa này, để cho nó khôi phục trở lại trạng thái thuần tịnh như nguyên sơ, đồng thời đổi mới thêm cho nó, để thích ứng với nhu cầu của thời đại.

Đây có lẽ là lối nói biên cải của nội bộ Mật giáo thời kỳ sau, để nhằm nâng cao địa vị của nó mà vượt lên trên Phật giáo chính thống, không liên quan gì đến nguồn gốc và sự thực của Không Hành Mẫu, cho nên không áp dụng.

 

[3] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 218.

 

[4] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 220.

 

[5] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 215.

 

[6] Thương Quyết Trác Mã viết, “Tổng thuật nghiên cứu phụ nữ Tây Tạng”, đăng trong “Nghiên cứu Tây Tạng”, kỳ 1, Viện khoa học xã hội Tây Tạng (Lhasa Tây Tạng), tháng 2 năm 2008, trang 114-115.

 

[7] Phật quả này là Phật Mật giáo, Phật Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền, không phải là Phật trong Phật giáo chính thống.

 

[8] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 213-236.

 

[9] Lý Nam viết, “Sự sùng bái người nữ trong Đạo giáo và Mật giáo”, đăng trong “Nghiên cứu Nam Á”, kỳ 1, Tạp chí xã châu Á Thái Bình Dương đương đại (Bắc Kinh), năm 1998.

 

[10] Lý Nam viết, “Thần Phật nữ trong Mật tông Phật giáo”, đăng trong “Nghiên cứu Nam Á”, kỳ 2, Tạp chí xã châu Á Thái Bình Dương đương đại (Bắc Kinh), năm 2007.

 

[11] Bách khoa Wiki đã chỉnh sửa lại điều này, trong đó một phần tư liệu có lẽ bắt nguồn từ: “Độ Mẫu, Minh Phi, Thiên Nữ trong Đường Khải” do Cát Bố viết, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây (Tây An), năm 2006, trang 47. Có thể bổ sung sự thiếu sót của luận văn học thuật: Cội nguồn của phái Tính Lực bắt rễ sâu vào thời kỳ trước lịch sử Ấn Độ. Từ hình tượng nữ thần được biết đến sớm nhất ở vùng định cư 22.000 năm trước thời kỳ đồ đá cũ ở Ấn Độ, đến sự thay đổi giáo phái của họ ở thời kỳ văn minh Hà Cốc Ấn Độ, sự rơi rụng một phần ở thời kỳ Phệ Đà (Vệ Đà) và sự tái hiện cũng như mở rộng của truyền thống tiếng Phạm cổ điển sau này đã chứng tỏ ở nhiều phương diện, “lịch sử truyền thống Ấn Độ được coi là sự tái hiện của vị nữ thần này”…. Vị chủ thần mà phái Tính Lực phụng thờ là nữ thần Sa Khắc Đế (Minh Phi), bà ấy là cội nguồn của “đại năng vũ trụ”, phối ngẫu của bà ấy là nam thần Thấp Bà (Siva); “Sự ôm nhau vĩnh hằng” (giao hợp) của Sa Khắc Đế (Shakti?) và Siva tạo nên vũ trụ, nhưng bên được coi là làm cội nguồn động lực trong đó là Sa Khắc Đế, tử cung của bà ấy là “cái miệng phun ra các loại năng lượng và sinh mệnh”; thần Siva nếu như mất đi sự ôm ấp của bà ấy, thì chỉ là một cỗ “thi thể”.... Cho rằng “tính dục” là năng lượng có tính sáng tạo lớn nhất, trải qua sự giao hợp nam nữ, có thể kích phát bùng nổ năng lượng trong linh hồn và thể xác của loài người, hợp lưu với đại năng lượng của u hồn vũ trụ, đạt đến một loại cảnh giới tinh thần cao nhất. Do đó, họ đã phát triển “tình dục” lên thành một loại nghi thức tôn giáo.

 

[12] Mã Gia Lực, Thượng Hội Bằng viết, “Người Ấn Độ nhất ứng câu toàn”, Nhà xuất bản Hoa Thần (Đài Bắc), 1.10.2002, trang 189-190.

 

[13] Đỗ Vĩnh Bân viết, “Kỳ tăng Tây Tạng thế kỷ 20 – bình truyện về người đi đầu chủ nghĩa nhân văn Canh Đôn Quần Bồi đại sư”, chương 6, “7. Nghiên cứu tình dục học”, NXB Tạng học Trung Quốc (Bắc Kinh), năm 2002, trang 236-237.

 

[14] Không nằm ngoài hai nguyên tắc giao cảm (sympathetic) và mô phỏng (imitable).

 

[15] Thạch Hải Quân viết, “Chính kiến về ái dục: Chủ nghĩa diễm dục trong văn hóa Ấn Độ”, Bách Thiện thư phòng (Đài Bắc), tháng 9.2009, trang 92-93.

 

[16] Pháp sư Thánh Nghiêm, “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ”, Pháp Cổ văn hóa (Đài Bắc), tháng 11.1997, trang 260-263.

 

[17] Ấn Thuận, “Hoa Vũ Tập (tập 4)”, NXB Chính Văn (Đài Bắc), tháng 4.1993, trang 201-208.

Lại nữa, cuốn “Mật tông quán đỉnh luận” của Trần Kiện Dân cho rằng, Vô thượng Yoga nam nữ giao hợp chỉ là sự tu hành của “giai cấp dọn phân”, “chủng tính ăn thịt”, chủng tính Bà la môn có bệnh sạch sẽ sẽ không chấp nhận: “Sự quan sát trong tâm và chùy Kim Cương cầm trong tay họ, trên dưới mỗi bên có năm bộ, tức là biểu thị ngũ đại ngũ trí, thực ra là ngọn cờ tiêu rèn luyện tâm Bồ Đề; Sau đó, khi tiến tu song vận pháp của Vô thượng Yoga bộ, tức quán phụ chùy này hành đẳng trì trong liên cung của mẫu. Sau đó, thiết lập ra dựa trên thói quen ưa sạch sẽ của chủng tính Bà la môn Ấn Độ trong Yoga bộ, thì pháp kham nhẫn của giai cấp dọn phân, chủng tính ăn thịt (Vô thượng Yoga) sẽ không chấp nhận, duy chỉ tu pháp môn Không Lạc bất nhị của họ trong dục lạc mắt mũi tươi cười ở thiên giới”.

Link trang mạng: http://tw.myblog.yahoo.com/jw!qJ4sXEWeFRJQflXftt9cvQ--/article?mid=4467&prev=4468&l=f&fid=108

Nhưng đây dường như chỉ là lời của một nhà, vẫn cần phải có nhiều tư liệu hơn để chứng thực.

 

[18] Năm M: Là năm hành vi lấy M làm chữ cái đầu, chỉ uống rượu (Madya), ăn thịt (Māmsa), ăn cá (Matsya), mong đợi tình dục (Maithuna), hoan lạc của nam nữ tạp giao (Mudra).

 

[19] Pháp sư Thánh Nghiêm trong đoạn trên có bình luận như thế này: “Để biểu trưng bi trí tương ứng, (Mạn đà la Kim Cương bộ) bộ chủ đều có nữ tôn làm phối ngẫu, người tu pháp tiến hành thực tế, chính là hành đại lạc song thân nam nữ. Sau đó, lấy Thượng sư Kim Cương làm phụ, lấy phối ngẫu của Thượng sư và tất cả người nữ tu mật pháp làm Không Hành Mẫu, cuối cùng lấy nam tinh nữ huyết rơi sót lại khi Thượng sư tu song thân pháp để làm cam lộ, làm tâm Bồ Đề. Phật giáo vốn coi dâm dục là pháp chướng đạo, Tối thượng thừa của Mật giáo lại lấy dâm hành làm pháp tu đạo… Từ sự khai diễn của hành pháp hai thân tương giao hợp, tiếp đến thì xuất hiện nhiều loại danh từ tượng trưng: gọi sinh thực khí (bộ phận sinh dục) của người nam là Kim Cương chùy (chày Kim Cương), gọi sinh thực khí của người nữ là liên hoa (hoa sen); gọi quan hệ tình dục là nhập định, gọi nam tinh nữ huyết xuất ra là hai tâm hồng Bồ Đề, bạch Bồ Đề; gọi cái lạc sinh ra khi sắp xuất tinh mà lại khiến cho nó ghìm lâu không xuất là đại lạc, diệu lạc. Đối với sự tu trì của người nam mà nói, sinh thực khí của người nữ quả thực chính là một đạo tràng tu trì pháp môn Vô thượng Yoga; sự tu trì dựa vào đạo tràng này có thể đắc tất địa.” Chi tiết ở chú thích 16, trang 260-261.

 

[20] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 219.

 

[21] Thỉ Kì Chính Kiến viết, Trần Quý Tinh dịch “Lịch sử Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn Thù (Đài Bắc), năm 1986, trang 41-44.

 

[22] Thỉ Kì Chính Kiến viết, Trần Quý Tinh dịch “Lịch sử Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn Thù (Đài Bắc), năm 1986, trang 41.

 

[23] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 219.

 

[24] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 220-222.

 

[25] Ngũ nhục: thịt chó, bò, dê, voi, người. Ngũ cam lộ: nước tiểu, phân, xương tủy, tinh dịch nam, kinh huyết nữ.

 

[26] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 223-224.

 

[27] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 227. Trích một đoạn trong chú thích gốc số 34: [Về nguồn gốc của Tịnh độ Không Hành Mẫu, là vào thời kỳ mật pháp Thích Ca Mâu Ni Phật chuyển pháp luân lần ba, truyền lại Kim Cương thừa, có hàng ngàn vạn người nữ từ Tịnh độ Ô Trượng Na của Liên sư đến nghe pháp, lập tức chứng ngộ Phật quả, thế là được gọi là Không Hành Mẫu, bởi vì khi tiếp nhận giáo pháp Mật thừa người nữ đông hơn người nam rất nhiều, do đó số lượng Không Hành Mẫu vượt xa số Dũng Phụ người nam. Thế là “sau đó, pháp giáo Mật thừa đã được đưa đến cảnh vực cao hơn – Tịnh độ Không Hành Mẫu, và Không Hành Mẫu cũng trở thành cội nguồn của pháp giáo Mật tục.” (Khải Tháp Nhân Ba Thiết, 231-2)].

 

[28] Chu Cổ·Ô Kim Nhân Ba Thiết truyền miệng, Y Hỉ·Thác Gia Phật Mẫu biên tập sang tiếng Tạng, Nương·Nhượng·Ni Nã·Ốc Sắt, Tang Kiệt·Lâm Ba lấy phần tiếng Tạng, Lưu Uyển Lợi dịch: “Pháp giáo Không Hành: tập hợp lời dạy của Liên sư thân truyền cho Không Hành Mẫu Y Hỉ·Thác Gia” (khai thị hướng dẫn đọc), Tượng Thụ Lâm (Đài Bắc), ngày 22.12.2007, trang 29-31.

Hình thức hỏi đáp giáo nghĩa này tương tự như đối thoại kín giữa thần Siva và nữ thần Tuyết Sơn – trong truyền thống Mật giáo Ấn Độ, thông qua đối thoại thân mật giữa thần Siva của Ấn Độ và bạn tình nữ thần Tuyết Sơn của ông ta, đã truyền ra ngoài những bí mật không để cho người ngoài biết về Yoga tình dục. Các điển tịch Mật giáo Ấn Độ có ghi chép, cặp bạn tình vũ trụ này sau khi chia sẻ tình dục quên mình đã được thăng hạng lên thành nam thần và nữ thần. Thông thường, các đối thoại trong kinh văn thông qua ngôn ngữ ẩn ước trong thí dụ hoặc câu đố mà hiển thị ra chân nghĩa của nó. Link: http://blog.sina.com.cn/s/blog_50198b460100pxsj.html

 

[29] “Trong hư không pháp thân chư Phật”, Phật giáo Tạng truyền coi  “pháp thân chư Phật” là “hư không”, kiến giải này khác với Phật giáo, trong khi Phật giáo coi “Pháp thân” là “tựa như hư không”. Chủ đề này đã tách rời khỏi chủ đề “Không Hành Mẫu”, cho nên bài viết này không thuật chi tiết thêm.

 

[30] Ni Mai Ba Đức Khâm Hắc Lỗ Ca viết, Pháp Hộ dịch, “Na Lạc Không Hành Mẫu sinh khởi thứ đệ đạo dẫn Kim Cương Không Hành Mẫu chúng tâm minh điểm”, Nam Thiên thư cục (Đài Bắc), năm 1997, trang 1.

 

[31] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 216-220.

 

[32] Cũng có việc phân chia ba loại là chú sinh, câu sinh, nghiệp sinh, hoặc câu sinh, sát sinh, nghiệp sinh. Cuốn “Pháp quán hành cúng dường Thượng sư” nói: “Tuổi đẹp vừa lòng khéo hiểu ý, tinh thông sáu mươi tư kỹ nghệ, điền sinh chú sinh câu sinh mẫu, xinh đẹp ảo hóa dâng Thủ Ấn”.

Link: http://www.gelu.org/bbs/redirect.php?tid=260&goto=lasong thân phápost

“Pháp cúng dường Phật sự bảy chi của Phổ Hiền Vương Như Lai” quảng tu cúng dường: “Yểu điệu tuyệt xinh Minh Phi ta cúng dường, khéo léo hòa hợp sáu mươi tư kỹ năng yêu, Thiên nữ báo tin thật nhiều lại thanh thoát, hoặc là điền sinh chú sinh và câu sinh”.

Link: http://www.books.com.tw/books/series/series9572844903-2.php

“Thắng tập Mật giáo vương ngũ thứ đệ giáo thụ thiện hiển cự luận” quyển 11 Tông Khách Ba viết: “Dựa cảnh tăng thượng, tổng thuyết về ba loại Du Già mẫu câu sinh, điền sinh, chú sinh. Chủ yếu nói cái sau, là nói có bốn loại liên tướng, loa tướng, tượng tướng, lộc tướng của chủng tính như Phật nhãn. Trong đó thân hình, ý lạc của riêng từng người và tổng thân tướng riêng, như Thân giáo luận và Luật sinh đã nói nên biết.”

Link: http://book853.com/wap.aspx?nid=1437&p=11&cp=4&cid=41

 

[33] “Không Hành Mẫu là nữ Bồ Tát, thường đảm nhiệm chức tín sai (đưa tin) giữa phàm phu và Phật Bồ Tát.” Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 228.

 

[34] Sinh thực khí của người nam sau khi được hành giả có thành tựu gia trì, thì có thể trở thành “diệu phẩm vô thượng cúng Phật”; Nếu có thể khéo dùng pháp tu song thân, thì sẽ có lợi ích vô cùng lớn đối với nam hành giả, có thể “tức thân thành Phật”. Do đó, trong “Na Lạc lục pháp”, bộ phận sinh dục của của Không Hành Mẫu có hàm nghĩa là đồ cúng. Tham khảo “Na Lạc lục pháp thâm đạo môn dẫn đạo chi thứ đệ cụ tam tín ngưỡng như thị ngụ” do Kim Cương Thượng sư Nặc Mỗ Khải Kham Bố Đạo Nhiên Ba La Bố Thương Tang Bố khẩu thuật, Chấn Hải Lô Dĩ Chiếu Dung Châu ghi chép, Thần Hy Văn Hóa (Đài Bắc), năm 1994, trang 290-291.

 

[35] Kham Bố Khải Tháp Nhân Ba Thiết viết, Hà Văn Tâm dịch, “Người nữ chứng ngộ”, Công ty hữu hạn xuất bản Văn hóa Đại Chúng (huyện Đài Bắc), năm 1998, trang 232-233.

 

[36] Lạc Tang Tháp Khâm Nhân Ba Thiết tạo, Đan Tăng Thiện Huệ Pháp Nhật Hán dịch, “Kim Cương Du Già Mẫu – Khởi phần thập nhất du già tường giải”, Trung tâm phục vụ Từ Huệ Phật giáo xuất bản (Hương Cảng), năm 2000, trang 251: “Đại Nhật Như Lai”, “Bảo Sinh Như Lai”, “Vô Lượng Quang Như Lai”, “Bất Không Thành Tựu Như Lai”, “Bất Động Như Lai” và “Kim Cương Tổng Trì”; Minh Phi của họ là: “Phật Nhãn Phật Mẫu”, “Ma Ma Chỉ Phật Mẫu”, “Bạch Y Phật Mẫu”, “Cứu Độ Phật Mẫu”, “Kim Cương Hợi Mẫu” và “Kim Cương Giới Tự Tại Mẫu” Vajradhatveshvari.

 

[37] Tưởng Dương Khâm Triết Vượng Ba đời thứ nhất viết, nhóm Đỉnh Quả Khâm Triết Nhân Ba Thiết giảng giải, Hoàng Anh Kiệt dịch, “Đạo thành Phật thù thắng – Long Khâm tâm tủy đạo dẫn”, NXB Văn hóa Toàn Phật (Đài Bắc), năm 1995, trang 68.

 

[38] Đức Cát Trác Mã, “Liên hoa trong thánh điện – phân tích tín ngưỡng Độ Mẫu”, NXB Triết học Trung Quốc (Bắc Kinh), năm 2007, trang 154.

 

[39] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 220.

 

[40] Cát Mã Ba đời thứ sáu viết, Hoàng Anh Kiệt dịch, “Giáo ngôn Đại thủ ấn – thúc đẩy tâm huyền Không Hành”, phụ lục: Chỉ Cống Cát Cử bất cộng hộ pháp – truyện A Xí (Tằng tổ mẫu hộ pháp). NBX Văn hóa Toàn Phật (Đài Bắc), năm 1995, trang 233.

 

[41] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 220.

 

[42] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, Geshe Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, Trần Cầm Phú dịch sang tiếng Trung, “Thế giới Phật giáo Tạng truyền – triết học và thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn hóa Lập Tự (Đài Bắc), năm 2004, trang 110.

 

[43] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 303.

 

[44] Du Già sĩ Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 12, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 259-260.

 

[45] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 216.

 

[46] Khương Cống Khang Sở Nhân Ba Thiết đời thứ nhất nói: “Hộ pháp giúp đỡ quét trừ chướng ngại tu hành của hành giả, cho nên thường hiện tướng phẫn nộ, cho đến khi ma chướng bị chinh phục mới thôi.” Trích dẫn từ chú thích sát trên, trang 228.

 

[47] Thổ Quan·La Tang Khước Quý Ni Mã viết, Lưu Lập Thiên dịch và chú thích, “Thổ quan tông phái nguyên lưu”, Trung tâm phục vụ Từ Huệ Phật giáo (Hương Cảng), năm 1993, trang 38.

 

[48] Sự, Hành, Du Già, Vô thượng Yoga.

 

[49] Đóng vai diễn là một loại hoạt động mô phỏng tình cảnh. Cái gọi là so sánh tình cảnh, là một loạt các phương pháp căn cứ vào chức vụ có thể đảm nhiệm của người bị khảo hạch, biên chế một bộ hạng mục trắc nghiệm tương tự thực tế, đưa người bị khảo hạch vào trong môi trường làm việc mô phỏng như thật, rồi yêu cầu người bị khảo hạch xử lý các vấn đề có khả năng xảy ra, dùng các phương pháp để khảo nghiệm tố chất tâm lý và năng lực tiềm tàng của anh ta. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở trong Tâm lý học, diễn xuất hí kịch và huấn luyện chức vụ.

 

[50] Cái gọi là “mô phỏng (simulation)” đã không còn là mô phỏng đối với “sự vật chân thực”, mà là “tái mô phỏng” trong “vật mô phỏng”. Nhan Lượng Nhất, Hứa Triệu Nguyên, Lâm Kim Thành đồng tác giả, “Nói lại về văn hóa sản nghiệp và không gian: Bồi đắp thành văn hóa gốm sứ Anh Ca” nói: “Baudrillard cho rằng, vật mô phỏng là một thứ đồ mô phỏng vật thật, là sản phẩm phục chế của vật thật; thế nhưng vật mô phỏng được sáng tạo ra ở cuối thế kỉ 20 đã vượt qua bản thân vật thật, bắt đầu mô phỏng vật ban đầu vốn không tồn tại, hơn nữa còn chân thật hơn cả vật thật, hình thành nên một sự chân thật quá độ (hyperreality), dẫn đến giới tuyến giữa tưởng tượng và chân thực đã hoàn toàn bị phá vỡ”. “Quý san nghiên cứu Xã hội Đài Loan” kỳ 71, tháng 9.2008, trang 41-69. Link: http://english.fju.edu.tw/lctd/List/ConceptIntro.asp?C_ID=71

 

[51] Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 12, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 246-247.

 

[52] Tất Ngõa Ba viết, Tát Già Ban Trí Đạt giảng thích, Pháp Hộ dịch, “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú”, NXB Văn hóa Đại Tạng (Cơ Long), năm 1992, trang 275-276.

 

[53] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 303.

 

[54] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 376.

 

[55] Kim Cương Thượng sư Nặc Mỗ Khải Kham Bố Đạo Nhiên Ba La Bố Thương Tang Bố khẩu thuật, Chấn Hải Lô Dĩ Chiếu Dung Châu ghi chép, “Na Lạc lục pháp”, Thần Hy Văn Hóa (Đài Bắc), năm 1994, trang 205.

 

[56] Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 viết, Trịnh Chấn Hoàng dịch, “Đạo tu hành của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Huệ Cự thành phố Đài Bắc tài đoàn pháp nhân (Đài Bắc), năm 2001, trang 56.

 

[57] Phật giáo Tạng truyền lấy người nam biểu thị cho Phương tiện, lấy người nữ biểu thị cho Trí tuệ, cùng tu song thân pháp với người nữ, có thể chứng được “Trí tuệ”, do đó, Minh Phi còn được gọi là Trí Tuệ Nữ. Thông qua song thân pháp có thể thành “Phật”, còn gọi là “Phật Mẫu”. Cho nên, phỉ báng tự tính “nữ căn có thể khiến cho người ta đạt được trí tuệ Lạc Không song vận” của người phụ nữ cũng chính là phủ định gốc rễ của song thân pháp, tất sẽ đọa địa ngục Kim Cương.

 

[58] Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 2, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 242. “Phụ nữ có trí tuệ, con người không phải cuồng điên, thì sao lại phỉ báng họ? Đặc biệt tự tính trí tuệ của họ có thể hiển hiện ra các loại tư thế, phong tao, tham ngữ, tham thái, tham hành vân vân, không được hủy báng. Nên biết đó chính là do tự tính đại lạc trí tuệ hiển hiện ra.”

 

[59] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 46.

 

[60] Tất Ngõa Ba viết, Tát Già Ban Trí Đạt giảng thích, Pháp Hộ dịch, “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú”, NXB Văn hóa Đại Tạng (Cơ Long), năm 1992, trang 277.

 

[61] Giới Bồ Đề tâm: Lấy tự tính thanh tịnh của tâm Bồ Đề làm giới, đó là tên gọi khác của Tam muội da giới. Như Chân Viên A xà lê nói: [Thực chất của giới Bồ Đề tâm là lời thề phát khởi tu học Phật pháp của Phật tử, đặc biệt là mật pháp, tức có năm lời thề: “Hữu tình vô biên thệ nguyện độ, Phúc trí vô biên thệ nguyện tập, Phật pháp vô biên thệ nguyện học, Như Lai vô biên thệ nguyện thờ, Vô thượng Bồ Đề thệ nguyện thành”… Giới Bồ Đề tâm khi tỳ kheo tu học mật pháp, bắt buộc sau khi truyền thụ ba đại giới thì thực hành nó trước khi truyền Tam muội da giới mật pháp… Công đức thụ giới Bồ Đề tâm là “lìa xa hai tướng ngã pháp, hiển minh Bản giác, Chân Như bình đẳng kính trí hiện tiền, đắc thiện xảo trí, có đầy đủ viên mãn tâm Phổ Hiền.”…Thứ tự quán đỉnh học pháp Mật giáo đời Đường, sám hối truyền giới (cư sĩ phải thụ giới Bồ Tát), tiếp đến truyền giới Bồ Đề tâm, sau đó hứa khả ấn tín, thứ nữa truyền giới Tam muội da, sau đó chính thức nhập đàn hoàn thành Tứ gia hành (Thập bát đạo, Kim Cương giới, Thai tạng giới, Hộ ma). Sau đó nhập đàn thụ quán đỉnh truyền pháp, thủ đắc ấn tín quán đỉnh.]

Link: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4b9fd9b101008hst.html

 

[62] Như chú thích trên.

 

[63] Tất Ngõa Ba viết, Tát Già Ban Trí Đạt giảng thích, Pháp Hộ dịch, “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú”, NXB Văn hóa Đại Tạng (Cơ Long), năm 1992, trang 277.

 

[64] Các Lạt Ma Phật giáo Tạng truyền trong hiện thực không hề tuân theo quy định như vậy để tìm Minh Phi, chỉ cần là các cô gái trẻ đẹp là có thể làm Minh Phi rồi.

 

[65] Tất Ngõa Ba viết, Tát Già Ban Trí Đạt giảng thích, Pháp Hộ dịch, “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú”, NXB Văn hóa Đại Tạng (Cơ Long), năm 1992, trang 278.

 

[66] Kim Cương Thượng sư Nặc Mỗ Khải Kham Bố Đạo Nhiên Ba La Bố Thương Tang Bố khẩu thuật, Chấn Hải Lô Dĩ Chiếu Dung Châu ghi chép, “Na Lạc lục pháp”, Thần Hy Văn Hóa (Đài Bắc), năm 1994, trang 205-206.

 

[67] D.L Snellgrove dịch sang tiếng Anh, Thôi Trung Chấn dịch sang tiếng Trung, “Hỷ Kim Cương bản tục”, Viện dịch kinh Thời Luân xuất bản, năm 1989, trang 99-100.

 

[68] Mật ý của loại thuật ngữ này (kiến thức chung về người nam) là:  Người nam khoái lạc, người nữ hụt hẫng; Dục tham phát ở người nam, dừng ở nữ thể; nam nữ lấy sắc thân làm đàn tràng, thành tựu nghiệp báo thành Phật vọng tưởng của họ, trên thực tế là nghiệp báo sau khi chết thì đọa Tam ác đạo.

 

[69] Cổ Tử Văn viết, “Thâm nhập Tạng địa: ghi chép 10 vạn kilomet vùng Tây Tạng”, NXB khoa học xã hội Trung Quốc Bắc Kinh (Bắc Kinh), tháng 6.2002, cả quyển sách gồm 77 chương, nay xin trích tiết 6 trong đó, trang 35-43. Phật mẫu Cơ Mễ Nhã có một đoạn mô tả đặc sắc về nguồn gốc và tính chất của Phật giáo Tạng truyền, nay chép lại ở đây: “Phật giáo Tạng truyền là sự kết hợp tay ba của Phật giáo Ấn Độ (Hiển tông), Sinh thực phái (phái Tính Lực) của Ấn Độ giáo và văn hóa Bôn giáo…. Vô thượng Yoga phái Tân Mật chủ trương tức sinh thành Phật (thành Phật ngay đời này), phủ định lý luận luân hồi vạn thế thành Phật của Phật Thích Ca. Phái Tân Mật chủ trương ‘Lạc Không song vận’ để chứng minh khả năng tức sinh thành Phật. ‘Lạc Không song vận’ vốn dĩ chính là phương thức tu luyện của Ấn Độ giáo, do đó Tân Mật bản thân chính là thể pha trộn giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tân Mật đến Ô Tư Tạng, lại xuất hiện thêm rất nhiều chủ tôn, bò, ngựa, lợn, đại bang, hồ vân vân. Đây vốn dĩ là thần của Bôn giáo, ‘Lạc Không song vận’ và sùng bái sinh thực khí của Bôn giáo cũng ăn khớp với nhau…. Lý luận Vô thượng Yoga ban đầu phủ định chủ nghĩa cấm dục của Phật Thích Ca Mâu Ni, họ chủ trương lấy dục kìm chế dục, thỉnh cầu phương tiện hành sự, không chịu sự trói buộc của giới luật bên Hiển Thiền (Thiền tông Hiển giáo)… Đến Vô thượng Yoga bộ của Tân Mật Ấn Độ, thì hoàn thiện thêm thành lý luận ‘Lạc Không song vận’. ‘Lạc’ ở đây là nam nữ giao hoan gọi là ‘Đại Lạc’; ‘Không’ là kết quả của trải nghiệm dâm dục ‘tất thảy giai không’; ‘song’ là nói bắt buộc phải có một đôi nam nữ phối hợp; ‘vận’ là chỉ vận tác, vận hành. Hình thức tu trì của pháp Thản Đặc La Đại Du Già (Yoga) của Tân Mật quy định là ‘đại định nam nữ hòa hợp’, có nghĩa là nam nữ giao hợp cùng nhau nhập định. Hình thức đại định hòa hợp (quan hệ tình dục) này được các tăng nhân Ấn Độ đem đến Ô Tư Tạng. Bôn giáo ở Ô Tư Tạng không như Hồi giáo (Islamic) sẽ phản đối, mà họ bày tỏ sự dung nạp, bởi vì Bôn giáo chủ trương ‘nam nữ tương xúc âm dương thành đại luân’, tín ngưỡng nam nữ thần, sùng bái sinh thực khí (bộ phận sinh dục) của nam nữ. Cho nên Vô thượng Yoga đã bắt rễ ở cao nguyên này”.

 

[ 70] Nghi thức như thế này khá giống với “Sơ dạ quyền” (quyền làm tình đêm đầu tiên) thời cổ đại. Lưu Đạt Lâm viết, “Hình ảnh lịch sử tình dục thế giới”, NXB Đại học Trịnh Châu (Hà Nam), tháng 9.2005, Chương 4: Hủy diệt tình dục đối với người nữ/ Mục 2: Thử trinh tiết trước hôn nhân và Sơ dạ quyền. Link: http://hi.baidu.com/dxwj/blog/item/3e773d7fd104f80828388aaa.html

 

[71] Bài viết này trích lục từ tờ “Báo độc lập Anh quốc – The independent” ngày 10.2.1999 của phóng viên Paul Vallely về một tin phỏng vấn liên quan đến cô ấy: “I was a Tantric sex slave (Tôi từng là nô lệ tình dục của Mật giáo Tantra)”. Link bản dịch sang tiếng Trung: http://www.mxzjnet.org/bbs/viewthread.php?tid=2418&extra=page%3D1

 

[72] Là chỉ trở thành giáo đồ của Phật giáo Tạng truyền, không phải là tín đồ Phật giáo chính thống, bởi vì bản chất của Phật giáo Tạng truyền không phải là Phật giáo, nhưng người phương Tây không hiểu.

 

[73] Thông thường mà nói, “Sự bộ” là quan sát đối đãi rất nhiều sự việc bên ngoài, chủ yếu là hai việc hiển hiện thân và lời nói; “Hành bộ” là hành trì tương đẳng của “ngoại sự và nội định”, bên ngoài tu các việc thuộc Sự bộ Mật giáo và bên trong thì tu Tam ma địa du già định của Mật giáo’ “Du Già bộ” là hai loại “ngoại sự và nội định”, lấy định làm chính, ngoại sự ít hơn; “Vô thượng Yoga bộ” thì không chú trọng ngoại sự mà vẫn có thể sinh Vô thượng Yoga.

 

[74] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, Geshe Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, Trần Cầm Phú dịch sang tiếng Trung, “Thế giới Phật giáo Tạng truyền – triết học và thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn hóa Lập Tự (Đài Bắc), năm 2004, trang 100.

 

[75] Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 viết, Trịnh Chấn Hoàng dịch, “Đạo tu hành của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Huệ Cự thành phố Đài Bắc tài đoàn pháp nhân (Đài Bắc), năm 2001, trang 71.

 

[76] Du Già sĩ Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 14, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 19.

 

[77] Cách Tây Nhã Vượng Đạt Cát viết, Đan Tăng Thiện Huệ Pháp Nhật dịch, “Na Lạc không hành sinh viên thứ đệ luận tập”, Trung tâm phục vụ Từ Huệ Phật giáo xuất bản (Hương Cảng), năm 2000, trang 122.

 

[78] Du Già sĩ Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 12, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 243.

 

[79] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, Geshe Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, Trần Cầm Phú dịch sang tiếng Trung, “Thế giới Phật giáo Tạng truyền – triết học và thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn hóa Lập Tự (Đài Bắc), năm 2004, trang 110.

 

[80] “Phật thuyết Trường A Hàm kinh, phần bốn Thế kí kinh, phẩm Đao Lợi thiên, mục tám”: “Người Diêm Phù Đề nam nữ giao hợp, thân thân tiếp xúc nhau để thành âm dương; người Câu Da Ni, Phất Vu Đệ, Uất Đan Viết cũng có thân thân tiếp xúc nhau để thành âm dương; rồng, kim sí điểu cũng có thân thân tiếp xúc mà thành âm dương; A Tu Luân thân thân gần nhau, lấy khí thành âm dương; Tứ Thiên Vương, Đao Lợi thiên cũng giống như vậy; Diệm Ma thiên gần nhau để thành âm dương; Đâu Suất thiên cầm tay thành âm dương; Hóa Tự Tại thiên nhìn sâu mà thành âm dương; Tha Hóa Tự Tại thiên nhìn phớt qua mà thành âm dương; Từ đây trở lên chư thiên không có dâm dục.” Theo “Đại Chính Tạng” sách 1, “Kinh Trường A Hàm” quyển 20, trang 133, dưới 13-19.

 

[81] Liên sư truyền miệng cho Phật Mẫu Di Hỉ Tha Gia cất ở hang núi, Dương Nô Ninh Nga Ta và Sinh Ki Ninh Ba lấy ra khỏi hang, Ngải Lịch Bì Ma Cung Tang dịch sang tiếng Anh, La Khải An và Hoàng Nghị Anh dịch sang tiếng Hán, “Truyền dạy Không Hành – khẩu truyền của Liên sư cho Tha Gia Mã”, NXB Mật Thừa (Đài Bắc), năm 1994, trang 116.

 

[82] Như chú thích trên, trang 197-198.

 

[83] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, Geshe Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, Trần Cầm Phú dịch sang tiếng Trung, “Thế giới Phật giáo Tạng truyền – triết học và thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn hóa Lập Tự (Đài Bắc), năm 2004, trang 97.

 

[84] Y học hiện đại đã chứng minh Ý thức của con người cần phải dựa vào đại não mới tồn tại được, nếu như não bộ vì sự cố tai nạn mà bị hủy hoại, thì người đó tuy có thể sống được, nhưng lại mất đi Ý thức, chỉ là còn nhịp tim và động tác phản ứng, phải dựa vào người khác chăm sóc và trợ giúp mới có thể duy trì sự sống. Qua đó có thể thấy, Ý thức không phải là “vận hành liên tục lâu dài”.

 

[85] “Kim Cương Du Già mẫu”, trang 194.

 

[86] Trần Binh viết, “Mật tông Phật gia tu trì mạch luân và minh điểm”.

Link: http://www.360doc.com/content/09/1010/10/355483_7054281.shtml

 

[87] Nhóm Kiệt Thụy Mễ Hải Hoa biên soạn, Cận Văn Dĩnh dịch, “Vén màn bí mật của tâm trí”, NXB Chúng Sinh (Huyện Đài Bắc), năm 1996, trang 273, 280.

 

[88] Đạo sư Bình Thực viết, “A Hàm Chính Nghĩa” tập 1, NXB Chính Trí (Đài Bắc), tháng 6.2007, trang 319.

 

[89] Luận sư Nguyệt Xứng viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Nhập trung luận giảng kí”, NXB Huệ Cự (Đài Bắc), năm 2002, trang 71.

 

[90] Đại sư Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Nhập trung luận thiện hiển mật ý sớ”, NXB Pháp Nhĩ (Đài Bắc), năm 1991, trang 224.

 

[91] Lời tựa trong “Nghiên cứu về luận thư và luận sư lấy Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ làm chủ” của Thích Ấn Thuận có nói: “Sự hưng khởi của Phật giáo Ấn Độ, phát triển rồi lại suy bại, giống như là đời người, từ nhi đồng đến thiếu niên tráng kiện đến suy lão. Lúc nhi đồng, sung mãn sức sống, là điều đáng xưng tán!...Tuổi già nhiều kinh nghiệm, tri thức phong phú, có chứng tỏ là chín chắn không? Cũng có thể chứng tỏ là tiến sát đến suy vong! Cho nên, tôi không nói ‘càng cổ càng chân’, cũng không đồng tình với kiến giải ‘càng về sau càng viên mãn, càng cứu cánh’.”

Link: http://www.yinshun.org.tw/books/40/yinshun40-01.html

 

[92] “Đại Chính Tạng” sách 8, “Ma Ha Bát Nhã ba la mật đa kinh” quyển 8, “Tam thán phẩm, 30”, trang 279, dưới 15-27.

 

[93] “Đại Chính Tạng” sách 25, “Đại Trí Độ luận” quyển 44, “Cú nghĩa phẩm, 12”, trang 381, giữa 13-23.

 

[94] Việc chứng đắc Dục giới định, cần phải xả bỏ những sự thô nặng ở nhân gian thì mới phát khởi. Cảm giác mãnh liệt trong Lạc Không song vận sẽ lìa xa Dục giới định, ngăn cản sự phát khởi của Dục giới định.

 

[95] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 400.

 

[96] Đẳng chí trong Phật giáo, như “A Tì Đạt Ma Đại Tì Bà Sa luận” quyển 152 nói: “Đáp: Đẳng chí có hai, một là khiến tâm bình đẳng; hai là khiến đại chủng bình đẳng. Vô tưởng, Diệt tận định tuy đoạn tâm bình đẳng, khiến không còn liên tục, mà dẫn đại chủng bình đẳng khiến hiện ra ở trước mặt, cho nên gọi là Đẳng chí.” “Đại Chính Tạng” sách 27, “A Tì Đạt Ma Đại Tì Bà Sa luận” quyển 152, trang 775, giữa 24-27.

Ở hữu tâm (Ý thức) định, thân tâm bình đẳng an hòa, tâm đó lìa sự hôn trầm và điệu cử mà bình đẳng, gọi là Đẳng chí; Ở vô tâm (Ý thức) định, dựa vào đại chủng bình đẳng của thân mà gọi là Đẳng chí. Mật giáo lấy pháp dâm hợp song thân nam nữ làm chính tu của Phật pháp, nhầm coi việc nhất tâm bất loại lúc nam nữ đồng thời đạt đến cực khoái tình dục là Đẳng chí, nhầm coi hành dâm là chính tu hành của thiền định, những thứ này đều trái ngược với tu chứng “tứ thiền bát định” của ngoại đạo và Bồ Tát mà Phật nói, cũng trái ngược với “đạo Giải thoát” mà Phật nói, càng đi ngược với “đạo Phật Bồ Đề” mà Phật Đà tuyên thuyết. Do đó, về bản chất thì Mật tông chỉ mượn dùng các danh tướng (danh từ Phật giáo) mà thôi.

 

[97] “Đại Chính Tạng” sách 25, “Đại Trí Độ luận” quyển 57, “Bảo tháp hiệu lượng phẩm, 32”, trang 464, dưới 1-2.

 

[98] “Đại Chính Tạng” sách 25, “Đại Trí Độ luận” quyển 84, “Tam huệ phẩm, 70”, trang 649, giữa 18-23.

 

[99] Pháp sư Thánh Nghiêm, “Lịch sử Phật giáo Tây Tạng”, NXB Đông Sơ (Đài Bắc), năm 1969, trang 130-131.

 

[100] “Kim Cương Du Già mẫu”, trang 11.

 

[101] Nhà văn Trung Quốc Mã Kiến có một bộ tiểu thuyết tên là “Thắp sáng rêu lưỡi và sự trống rỗng của bạn”, viết câu chuyện về một “nữ Phật sống” bị “song thân pháp” cưỡng bức đến chết.

Link: http://blog.udn.com/hgz88888/4586213

Tuy chỉ là tiểu thuyết, nhưng không phải là sự hư cấu vô căn cứ; Hoặc có lẽ bởi vì sự kiện xã hội như thế quá chấn động, nên mới mượn hình thức tiểu thuyết để làm giảm bớt căng thẳng. Bài viết này chỉ chú thích thêm ở đây, để làm chứng cứ phụ.

 

[102] Giới Tam muội da là giới Mật do Mật tông bày đặt ra nằm ngoài giới Phật, quy định các Lạt Ma mỗi ngày đều bắt buộc phải dựa mượn thân thể nữ đệ tử để hợp tu song thân pháp trong thời gian dài, hàng ngày đều phải trú trong cảnh giới dâm lạc Lạc Không song vận thời gian dài; Người nào làm trái với quy định này là phạm giới; Người nào tuân thủ quy định này, thì được Mật tông gọi là “trì giới thanh tịnh”.

 

[103] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 290.

 

[104] Kim Cương Thượng sư Nặc Mỗ Khải Kham Bố Đạo Nhiên Ba La Bố Thương Tang Bố khẩu thuật, Chấn Hải Lô Dĩ Chiếu Dung Châu ghi chép, “Na Lạc lục pháp”, Thần Hy Văn Hóa (Đài Bắc), năm 1994, trang 290.

 

[105] Thố Đăng Da Ta truyền thụ, Thiện Huệ Pháp Nhật Hán dịch, “Cái lạc của chuyết hỏa”, Trung tâm phục vụ Từ Huệ Phật giáo (Hương Cảng), năm 2000, trang 39.

 

[106] Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 viết, Trịnh Chấn Hoàng dịch, “Đạo tu hành của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Huệ Cự thành phố Đài Bắc tài đoàn pháp nhân (Đài Bắc), năm 2001, trang 81-82.

 

[107] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 366-400. Về chủ trương của Phật giáo Tạng truyền đối với bốn loại quán đỉnh bí mật, các phái có sự khác nhau. Ở đây là dựa vào lời thuật của Tông Khách Ba trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”.

 

[108] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 403-404.

 

[109] Du Già sĩ Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập – Sự Ấn giáo thụ quyết vi” sách thứ 11, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 2004. Về song thân pháp và mật ngữ có giảng giải chi tiết, trích yếu như sau: 1. Trí tuệ của Không Hành Mẫu (Tự tính tuệ của phụ nữ) không phải là chỉ ngũ trí của chư Phật, mà là chỉ 9 loại tư thế phong tao của phụ nữ (trang 104-105, 185). 2. Minh cấm hành tu chưa như pháp, xem bảng phạm giới luật: Trong bảng thuyết minh, nếu chưa tu song thân pháp theo 14 giới căn bản và 8 giới pháp thô tội với Minh Phi thì là phạm giới, mà 14 giới căn bản và 8 mông mẫu của Mật tông cũng có giới thiệu chi tiết (trang 186-190). 3. “Kim Cương Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo” chương 9 (Sự nghiệp thủ ấn thân khác, cơ thể người nữ thực tế) chủng tính Minh Phi: 64 thức tham đạo luận/hạ môn đại lạc dẫn đạo sao bổn (trang 233-248). 4. Cách làm Sự nghiệp thủ ấn cụ thể và chi tiết: Chùy liên tương hợp hành tam quán,  cách làm Sự nghiệp thủ ấn trong “quán đỉnh trí tuệ” phát ra tiếng kêu hoan hỉ, và âm thanh đút chọc, cưỡi vắt; Mật xứ tức là cơ quan sinh dục nam nữ (trang 254-255). 5. Kiểm điểm về 14 giới điều căn bản8 giới mông mẫu của Mật thừa: Nội hàm thực tế là tam quán, mật ý do song vận Sự nghiệp thủ ấn trong “quán đỉnh trí tuệ” mà chế giới (trang 255-261). 6. Cúng dường Mật giáo hộ pháp, tất phải dùng đến rượu thịt: Để tùy thuận đại lực quỷ, dược xoa (dạ xoa) vân vân chưa chứng Không tính; Tu Vô thượng Yoga mà thực hành Sự nghiệp thủ ấn, lúc bình thường thì buộc phải ăn thịt, chấp nhận sự quán đỉnh của Vô thượng Yoga bộ, đều buộc phải uống nước bảo bình, trong bình có để ngũ thịt, ngũ cam lộ (trang 261-265). Lại nữa, Trần Kiện Dân trong “Mật tông quán đỉnh luận” nói: Mục đích chủ yếu của đạo Kim Cương thừa ở cứu cánh lợi tha; thủ đoạn của nó là ở ngay đời này sớm thành Phật. Mà tất thảy Kim Cương Trì A xà lê đại sự nghiệp, nguyên lý cơ bản của nó là từ chân không sinh ra diệu hữu; công lực cơ bản của nó là ở sự tương ứng của ngũ trí, ngũ đại. Biện pháp cụ thể này, thâm hợp duyên khởi chân thực lực dụng, thì không hơn quá đại sự nghiệp mà Phụ Phật, Mẫu Phật song vận mà thành. Cho nên cần thiết phải sử dụng đến Minh Ấn thực thể. Bốn pháp tức, tăng, hoài, tru trong độ sinh, đều có thể bố trí đàn thành trong liên cung của Mẫu Phật, rồi lấy kim cương của Phụ Phật mà thực hiện. Cái “kim cương” này chính là ngọn cờ tiêu tương ứng với ngũ đại, ngũ trí đó. Sau khi tiến lên làm bình quán, khi quán đỉnh bằng Kim Cương a xà lê, thì đã khai mở Minh cấm hành, duy chỉ có cụ thể và chi tiết thôi. Pháp quán đỉnh thứ ba cho phép này, tu tập thành chứng, thì tất thực có tác dụng của nó. Cho nên không chỉ buộc phải dùng Minh Ấn trong Tu đạo vị, tức sau khi chứng quả cũng cần thiết phải dùng Minh Ấn; Không chỉ cần thiết dùng Minh Ấn trên sự nghiệp sinh thân, tức ở trong Niết Bàn vô trú, thọ dụng sự trí hòa hợp một vị, tuy đã từ thực thể chuyển thành Minh Ấn không sắc, thế nhưng Minh Ấn không sắc này và Minh Ấn thực thể trước Niết Bàn thuộc cùng một thể. Ví dụ, đại tổ sư Ma Ba lúc sinh tiền có 9 vị Minh Ấn thực thể, ông ấy trước khi Niết Bàn, 9 vị Minh Ấn thực thể này lần lượt hóa thành ánh sáng nhập vào cơ thể của Ma Ba, sau đó cơ thể ông ấy cũng hóa thành ánh sáng cầu vồng, Phụ Phật và Mẫu Phật không sắc hiển hiện ra trong quang minh tuy đã không còn là thực thể, mà không sắc này, nên biết rằng đó chính là thực thể này trước đó đấy. Đây chính là cái Lý của sự nghiệp. Link: http://www.nuona.com/nuona/Article_Show.asp?ArticleID=67

 

[110] Du Già sĩ Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 12, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 245.

 

[111] Tông Khách Ba viết, pháp sư Pháp Tôn dịch, “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, NXB Diệu Cát Tường (Đài Bắc), năm 1986, trang 376. [Như “Đại Ấn không điểm” thứ 2 nói: “Đầu đẹp, mắt nhỏ dài, dung mạo diệu trang nghiêm, tuổi mười hai mười sáu, khó tìm thì hai mươi. Trên hai mươi tuổi là dư ấn, khiến Tất địa lìa xa. Lấy chị em gái hoặc con gái mình, hoặc lấy vợ cúng dường cho Sư trưởng”.] Nghĩa là nói: Những cô gái trên 20 tuổi chỉ có thể dùng trong thủ ấn khác ngoài Mật quán. Như Liên Hoa Sinh dùng gái 16 tuổi để tăng trưởng minh điểm, Tông Khách Ba tuyển dụng gái 15, 16 để làm Minh Phi, Cơ Mễ Nhã 14 tuổi đã trở thành Phật Mẫu rồi.

 

[112] Đóng vai diễn là một loại hành vi tình cảnh hư cấu và mô phỏng do “con người bày đặt”, vốn dĩ là có hiệu quả học tập và phản tỉnh nhất định, nhưng do vai diễn và vật diễn mà người nữ trong Tạng Mật đóng vai lại là thứ hư cấu và sai lầm, tuy giả mượn danh nghĩa và lý luận của “Phật pháp”, nhưng vĩnh viễn không thể đạt được, khiến cho những cô gái này rơi vào cạm bẫy đẹp đẽ, mặc cho người ta (người nam) sắp đặt, nhưng chỉ trở thành vật cúng (vật hi sinh) trong đàn tế của song thân pháp mà thôi. Ví dụ thực tế và nổi tiếng có rất nhiều, như Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã, Tang Tang, Phật sống Trát Tây, June Campbell. Link: http://fk2009.pixnet.net/blog/post/28587659

 

[113] “Không Hành Dũng Phụ tán”: Kim Cương cứng thẳng nhập thâm mật, câu sinh diệu hỉ vượt ba đời; Phật Mẫu Không Lạc nhờ chứng đạt, tham độc bản tịnh y tôn hiển!

Link: http://www.originalpurity.org/gurulin/b5files/f1784.html

 

[114] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, Geshe Thupten Jinpa dịch sang tiếng Anh, Trần Cầm Phú dịch sang tiếng Trung, “Thế giới Phật giáo Tạng truyền – triết học và thực tiễn của Phật giáo Tây Tạng”, NXB Văn hóa Lập Tự (Đài Bắc), năm 2004, trang 110.

 

[115] Trần Kiện Dân viết, “Khúc quăng trai toàn tập” sách thứ 2, NXB Viên Minh (Tân Điếm), năm 1994, trang 241.

 

[116] Quỹ Tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ngày 20.1.2011 viết: “Trong quá trình tu học Mật pháp, nếu là tăng nhân thụ giới, thì nhất định phải giới luật thanh tịnh, giống như Tát Già Ban Trí Đạt trong ‘Tam luật minh biện luận’ chỉ ra rằng: Thành tựu của tu mật chính là kết quả của giữ lời thề và trì giới, cho nên mới nói rằng ‘trì giới là cái gốc của thành tựu’.” Bài “Bác bỏ quảng cáo không đúng sự thật của Quỹ Giáo dục Chính Giác”,

link: http://www.tibet.org.tw/news_detail.php?news_id=1685

Chủ tịch Quỹ Tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ông Đạt Ngõa Tài Nhân ngày 25.1.2011 lại viết: “Chứng tỏ, Phật giáo Ấn Độ quả thực có song tu, thời nhà Đường, vì lễ giáo Nho gia mà bài trừ sự phiên dịch kinh điển Mật tục, nhờ có truyền thừa ở Tây Tạng mà kéo dài đến ngày nay, những kinh điển này là có chung trong Phật giáo, chứ không phải riêng Phật giáo Tây Tạng mới có…. Pháp môn tu hành của Phật giáo Tạng truyền không nhấn mạnh song tu, tăng nhân thụ giới càng tuyệt đối không cho phép.” Bài “Phật giáo Tạng truyền: Kinh điển Phật giáo truyền thừa không nhấn mạnh song tu”,

Link: http://www.tibet.org.tw/news_detail.php?news_id=1692

Những lời lẽ của Quỹ Tôn giáo Tây Tạng ông Đạt Ngõa Tài Nhân đều là những ngôn từ né tránh sự thực. Mọi người đều biết rằng, giới Tam muội da của Mật tông coi “nam nữ song tu” là đại pháp căn bản, là bí mật không được tuyên thuyết ra ngoài. Tổ sư Mật giáo Tông Khách Ba quy định, người tu hành Vô thượng Yoga Tạng truyền trong hai (lần) sáu giờ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, cả đời cho đến vô lượng đời tương lai đều không được rời khỏi pháp tu song thân một chút nào, nếu không sẽ là phạm giới. Khi người phát ngôn của Mật tông công khai tuyên bố “các Lạt Ma đều là những người giới hạnh thanh tịnh”, là “thanh tịnh giả” theo giới điều song thân pháp mà Mật tông tự bày ra. “Giới Tam muội da” của Phật giáo Tạng truyền không phải là tịnh giới mà Phật Đà chế định, mà là các Lạt Ma vì chuyên tu song thân pháp mà bày đặt ra để lừa mình lừa người đó.

 

[117] Địa ngục Kim Cương là thứ mà chỉ Phật giáo Tạng truyền mới có, trong Phật giáo không có địa ngục Kim Cương này.

 

[118] Chi tiết xin tham khảo “Cave in the Snow – Tuyết động” ghi chép phỏng vấn Đan Tân Ba Mặc của Vicki Mackenzie.

 

[119] Đại hội thiện nữ Phật giáo quốc tế lần thứ 12 (12th Sakyadhita International Conference on Buddhist Women) được tổ chức ngày 12.06 tại Băng Cốc, Thái Lan trong 7 ngày.

Link: http://mingkok.buddhistdoor.com/cht/news/d/20962

 

[120] “Đại Chính Tạng” sách 19, “Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hành Thủ Lăng Nghiêm kinh” quyển 6, trang 131, dưới 18 – trang 132, dưới 25.

 

[121] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 234 nói: “Trong tu trì của Mật tục, những khái niệm đã vượt qua thế tục, đối với sự phân biệt giới tính, giai cấp, thân phận cũng dừng hết. Hơn nữa, căn cứ vào sự truyền thụ về Không tính cứu cánh hoặc tam thân, nam tính hoặc nữ tính chỉ là lời nói thay cho năng lượng về mặt bản chất, chỉ là sự giải thích phương tiện ở tầng thứ Thế tục đế, còn về mặt gốc rễ thì không có phân biệt…. Một vị phàm phu làm thế nào phát tâm thoát lìa trần thế, đối diện với các loại cảnh ngộ khó và chướng ngại trong ngoài trong tu hành, cuối cùng giải thoát từ trong luân hồi và lợi ích cho vô số chúng sinh…. Trong những quá trình này, sự thị hiện, chỉ dẫn, điểm hóa của Không Hành Mẫu cho đến bậc thành tựu lĩnh ngộ được bản chất tam thân Không Hành Mẫu mà tự mình vốn có, có thể khác đường cùng lối về mà chỉ ra một ý chỉ căn bản nào đó – cũng có nghĩa là tính cộng thông Phật tính sáng suốt, bình đẳng vô phân biệt của mỗi chúng sinh.”

 

[122] Vu Quân Phương viết, “Trí tuệ là mẹ, từ bi là cha – Quán Âm và giới tính của ngài”, “Hương Quang Trang Nghiêm” kỳ 59, Tạp chí xã Hương Quang Trang Nghiêm (Đài Loan), tháng 9.1999, trang 60-62. Link: http://www.gaya.org.tw/magazine/v1/2005/59/main4.htm

Nguyên nhân giải thích trí tuệ được coi là đặc chất của người nữ trong bài viết là: “Trí tuệ là mẹ, từ bi là cha trong Phật giáo là bắt nguồn từ quan niệm của Ấn Độ và Tây Tạng đối với phụ hệ, vì ban đại truyền thống của Phật giáo – Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cương thừa, những người tín ngưỡng của họ ắt phải hiểu rằng duy chỉ có trí tuệ mới có thể liễu ngộ Thực tướng của tất thảy chư pháp, giống như nước và đất vậy, trí tuệ là nhân tố bắt buộc phải có trong khai ngộ, do đó mà được ví dụ là mẹ. Thế nhưng, người mẹ không thể nào cho con thân phận, phần này phải hoàn toàn thành tựu từ cha. Căn cứ theo phụ hệ, đứa con này mới tính là có thân phận, định vị, cho nên nhờ lợi tha mà sinh khởi từ bi và phương tiện, tức là đạo chủng Bồ Đề độc nhất vô nhị của Bồ Tát Đại thừa…. (1) Trong Đại thừa, trí tuệ không có tính quyết định; (2) Do Đại thừa khá nghiêng về tình cảm, và lấy đó làm đặc chất vốn có. Do đó mà đem đặc chất vô cùng quan trọng này trong truyền thống Đại thừa quy về cho người nam. Rất rõ ràng là, hai nhân tố này đều không thể nâng cao trí tuệ và địa vị của người nữ.” Sự lý giải như vậy là có vấn đề, nhưng không phải là phạm vi nghiên cứu của bài viết này nên tạm không thanh lọc làm rõ.

 

[123] Đức Cát Trác Mã viết, “Vai trò và địa vị của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền”, “Nghiên cứu Tây Tạng” kỳ 4, Viện khoa học xã hội Tây Tạng (Lhasa Tây Tạng), năm 2005, trang 45-46.

 

[124] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, “Sức mạnh của từ bi”, Công ty xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), tháng 5 năm 1998, trang 94.

 

[125] “Tantra - Tibetischer Buddhismus: Die Frauenfeindlichkeit im Tibetischen Buddhismus” trích lục từ “Dalai Lama–Fall eines Gottkönigs (Đạt Lai Lạt Ma – sự đọa lạc của bệ hạ Pháp vương)” của Colin Goldner. Trong đó có một đoạn như sau: “Việc này thường không nói ở bên ngoài, Đạt Lai Lạt Ma thậm chí chủ trương rằng, nếu đối phương là người chưa quy y hoặc chưa thụ quán đỉnh, thì đều không được dễ dàng khinh dị tiết lộ bí mật không truyền này của Tạng Mật cho họ. Thế nhưng, sử dụng đồng nữ và con gái trẻ, hợp tu song thân pháp với họ, quả thực là con đường tất yếu của đạo giải thoát của Phật giáo Tạng truyền…” 

Nói “hành giả Phật giáo Tạng truyền bắt buộc phải sử dụng đồng nữ, con gái trẻ, thực tu song thân pháp với họ”, ý là nói trong Phật giáo Tạng truyền, đây là một việc mà mọi người tâm soi chiếu không tuyên truyền, phụng hành không thay đổi.

Trích từ Marcus Hammerschmitt Homepage, “Ein ungeheures Lächeln (Mỉm cười không bình thường)”. Tham khảo “Dalai Lama– Der Fall eines Gottkönigs (Đạt Lai Lạt Ma - sự đọa lạc của bệ hạ Pháp vương)” sau trang 170. Link: http://cat13333.blogspot.com/2010/10/die-frauenfeindlichkeit-im-tibetischen_19.html

 

[126] Trong bài “Phục hưng nữ thần trong tìm gốc văn hóa phương Tây, từ giả thuyết Cái Cơ nói đến văn minh nữ thần”, Diệp Thư Hiến viết: [Hành vi mô phỏng mẹ và làm lại sinh mệnh trong nuôi dưỡng tử cung đất mẹ của nhân loại, thai nhi và sự ra đời, cũng chính là hành vi lặp lại vũ trụ sáng tạo ra nhân loại... Tiến vào mê cung hoặc hang động, tương tự như quay về cơ thể mẹ một cách thần bí. Trong thần thoại vĩnh sinh, “quay về mẫu thể” (regressus  ad  uterum) là chủ đề truyền bá rộng nhất, tức là quay trở lại cội nguồn sáng tạo hoặc tượng trưng cho tử cung cội nguồn của sinh mệnh. Tinh thần phân tích học cho rằng ở thế giới vô ý thức, thời gian nó quay lại tuần hoàn, vô ý thức có nguyện vọng quay về với nguyên thủy. Sự phục quy của Đạo gia nhằm vào lý tưởng trẻ thơ và thuật luyện kim, chính là tìm cách đem kết hợp trời đất, rồi nhiếp quy vào thân thể, sinh ra một trạng thái hỗn độn nguyên thủy (Hỗn độn như trứng gà), quay về trạng thái thuần chân là phôi thai hoặc trước khi có thế giới. Thánh nhân Đạo gia cho rằng loại hồi quy kiểu quay về phôi thai của sinh mạng cá thể này là quy luật vũ trụ “phản giả đạo chi động”.] “Lý luận và phê bình văn học” kỳ 4, Viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc (Bắc Kinh), năm 2022.

Link: http://www.21mishu.com/lunwen/shys/xfwhlw/201003/656350.html

 

[127] Dương Tú Huệ nói: “Trong quan điểm thời nay đời người lấy hưởng lạc làm mục đích của Phái Thuận Thế, có thể nói là hoàn toàn phủ định tôn giáo và đạo đức. Do đó, khi họ đang lựa chọn hành vi hoạt động, sẽ suy nghĩ đến việc hậu quả của hành vi này liệu có đem lại khoái lạc cảm quan hay không, chứ không nghĩ rằng hành vi này liệu có hợp với quy phạm đạo đức hay không, liệu có làm tổn hại đến người khác hay không, hoặc khoái lạc mà nó đem đến liệu có phải là khoái lạc tạm thời hay không…. Dưới tư duy của loại Duy thân quan này (deha-vada, hoặc dịch là Tác thân luận), duy có mình không có người, tất thảy chỉ là thân thể mà thôi, tư tưởng và hành vi của họ hoàn toàn kết hợp với thân thể hoặc ái dục của mình.” Xem bài “Luận về sự triển hiện của ý chí tự do trong nghiệp luận của kinh A Hàm”, “Luận văn hội thảo Nho Phật hội thông lần thứ 4”, khoa Triết học Đại học Hoa Phạm (Đài Bắc), tháng 5.2000, trang 301-316.

Link: http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-HFU/nx020883.html

Song thân pháp Tạng Mật từ Mật giáo Ấn Độ truyền đến, tư tưởng “dâm lạc thân thể” mà nó tham trước có quan hệ rất lớn với “Thuận Thế luận”. Chi tiết xem: Thạch Hải Quân viết, “Chính kiến về ái dục: Chủ nghĩa diễm dục trong văn hóa Ấn Độ”, Bách Thiện thư phòng (Đài Bắc), tháng 9.2009 in lần đầu, trang 15-102.

 

[128] “Đại từ điển Phật Quang”, link: http://www.fgs.org.tw/fgs_book/fgs_drser.aspx

 

[129] Trong bài “Nói chuyện văn hóa Tây Tạng” 14: “Bí mật của Hương Ba Lạp (Shambhala) (thượng)”, Da Luật Đại Thạch viết: [Quốc vương của vương triều Kalki giống như đại pháp sư của Ấn Độ (Maha Siddha), để tóc dài, đeo khuyên tai to và vòng cổ tay. Họ đều chỉ có một con trai, nhưng lại có rất nhiều con gái, phụ nữ họ làm Trí Tuệ Nữ trong nghi thức…. Giới tính trong vương quốc, tất cả những nhân vật hữu dụng đều là người nam, người nữ trừ khi sinh con được nhắc đến ra, chính là làm “Trí Tuệ Nữ” trong nghi thức. Cá nhân quốc vương có đến một trăm vạn Trí Tuệ Nữ, “trẻ như trăng mùng tám”.] (Theo Quỹ Giáo dục Chính Giác (Đài Bắc), tháng 3.2008, trang 71-72).

Tác giả bình chú: Cuốn sách này tuy không được đánh giá là trước tác học thuật, nhưng những gì nói trong sách lại có nhiều căn cứ. Tác giả cũng liệt kê chi tiết xuất xứ của mỗi luận văn trích dẫn sau mỗi đoạn văn. Do đó, cho dù không thể coi là chứng cứ trực tiếp, nhưng cũng có thể liệt ra để tham khảo, tạo ra biện luận học thuật trái chiều hai bên, lấy chân tướng khai quật một cách chuyên sâu để thanh lọc sự thật. Đó là vì kinh luận của Phật giáo Tạng truyền đa số là có thói quen “tưởng tượng làm giả”, trộn lẫn với chân nghĩa của Phật pháp, thế nhưng giới học giả thường không suy xét, lần nào cũng bị sự tô điểm của tôn giáo đó nó che khuất, nên không thể nào so sánh như thực được sự khác biệt và thật giả trong pháp nghĩa của hai bên Hiển-Mật. Mất lễ thì cầu nơi dân dã, thế nhưng các trước tác phi học thuật kiểu này không chịu sự gò bó của quy cách sáng tác, mà tường thuật trực tiếp những gì biết, những gì trông thấy, nên đã để lại rất nhiều tư liệu điền dã và phương hướng suy nghĩ rất đáng quý. Những luận thuật liên quan đến song thân pháp trong cuốn sách này của Da Luật Đại Thạch đều tập trung vào thuật lấy âm (thượng) (hạ), có thể tham khảo.

Chú thích của dịch giả: Thuật lấy âm là cách gọi tắt của thuật “lấy âm bổ dương”, thường thấy trong Đạo gia, tức là hút tinh khí người nữ trong quá trình quan hệ tình dục để tăng cường sinh lực cho phía nam. Hành giả Mật tông Tây Tạng do tập khí công lâu năm, có thể bế tinh hoặc hút ngược tinh vào trong cơ thể, nên khi áp dụng thuật này thì chỉ một thời gian sau người nữ hợp tu song thân với anh ta sẽ bị hút sạch tinh lực, sức khỏe cạn kiệt, xuống sắc nhanh chóng, sau cùng là sẽ bị phế bỏ, người xấu số thì có thể mất mạng.

 

[130] Đối xứng (hoặc tương hợp) với Linga, bộ phận tình dục nam nữ được tạo hình độc lập.

 

[131] Trong truyền thuyết có Mã Lang Phụ, Tỏa Cốt Bồ Tát do Quán Âm hóa thân, nhưng không phải là chính thống.

 

[132] Bài “Phật giáo nhân gian” của Đạo sư Bình Thực viết: “Tham thứ 25 dâm nữ Bà Tu Mật Đa trong Thập hành vị…, cũng có người thị hiện làm kỹ nữ cao cấp, ví dụ Bà Tu Mật Đa trong Thập hành vị, cô ấy là dâm nữ - một kỹ nữ cao cấp. Ai mà ái mộ sắc đẹp của cô ấy mà đi tìm đến cô ấy, đương nhiên là phải bỏ ra một khoản tiền lớn thì mới được gặp nàng, thế nhưng thường là hễ nhìn thấy nàng là khai ngộ rồi. Cho nên, Bà Tu Mật Đa cũng là một Bồ Tát có chứng ngộ rất cao, đương nhiên là thiện tri thức thật sự.” Theo “Báo điện tử Chính Giác”, kỳ 63, Hội Đồng tu Chính Giác Phật giáo, ngày 1.11.2010, trang 17-18.

 

[133] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 224.



Từ khóa: KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN


Bài trước: ĐẶC ĐIỂM TU HÀNH CHUNG CỦA CÁC GIÁO PHÁI MẬT TÔNG TÂY TẠNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HỌ SO VỚI PHẬT GIÁO – LẤY GIÁO NGHĨA PHÁI CÁCH LỖ LÀM VÍ DỤ

Bài sau: Phật giáo Tạng truyền – Luật im lặng

Trang chủ

Lượt xem trang: 2